Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 06/02/2025
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 9 3 5 4 4 5
Số người đang truy cập
8 4 2
 Góc thư giản Góc nhìn văn hóa
(ảnh sưu tầm)
Tổ chức Liên hiệp quốc kêu gọi vì sự an toàn của các bà mẹ trên toàn cầu nhân “Ngày của mẹ” năm 2010

 

Nhân "Ngày của mẹ" 2010 vừa qua (9/5/2010), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi thế giới ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của tổ chức này vì sự an toàn của các bà mẹ trên toàn cầu. Trong một loạt bài viết đăng trên các báo quốc tế, ông Ban Ki-moon nhấn mạnh mặc dù thế giới đã ghi nhận nhiều tiến bộ giúp các bà mẹ an toàn hơn nhưng hàng năm vẫn có hàng trăm nghìn bà mẹ tử vong khi sinh con, trong đó 99% là phụ nữ ở các nước đang phát triển.

Trong khi đó, nguy cơ tử vong của các bà mẹ khi sinh con có thể được loại trừ thông qua các xét nghiệm máu, truyền máu, tư vấn của bác sĩ, một số loại thuốc kháng sinh cơ bản và phòng mổ an toàn. Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định trong khi các bà mẹ là người xây tổ ấm, là người giữ lửa cho các gia đình và giữ cho xã hội toàn vẹn, thì thế giới vẫn chưa dành cho họ vị trí xứng đáng.

Ở các nước đang phát triển, tình trạng nhiều bà mẹ tử vong khi sinh con khá phổ biến. Sự phức tạp của quá trình mang thai và sinh con là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ tuổi từ 15-19 tuổi trên toàn cầu tử vong.

 

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon
(ảnh sưu tầm)

Tháng trước, Liên hợp quốc đã khởi động chương trình hành động chung toàn cầu phối hợp với các chính phủ, các nhà kinh doanh, các quỹ, các tổ chức xã hội dân sự cùng chung sức với Liên hợp quốc hành động vì sự an toàn của các bà mẹ nhằm đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ giảm 3/4 số ca tử vong của các bà mẹ trên thế giới vào năm 2015.

Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Thoraya Obaid cảnh báo mặc dù chiến dịch toàn cầu sử dụng thuốc tránh thai đã được phát động từ 50 năm trước và được coi là biện pháp tránh thai hữu hiệu nhất, song cho đến nay, hơn 200 triệu phụ nữ trên thế giới vẫn chưa tiếp cận được thuốc tránh thai.

Bà Obaid nhấn mạnh việc phổ biến các biện pháp phòng tránh thai đã đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và y tế, giảm 150.000 ca tử vong của các bà mẹ và 640.000 ca tử vong của trẻ sơ sinh trên thế giới mỗi năm.

Truyền thống tôn vinh mẹ có từ bao giờ?

Bắt đầu từ thời cổ xưa, vào hội mùa xuân hàng năm, người Hy Lạp có một ngày để cúng hiến cho các nữ thần. Đây cũng là dịp để họ tưởng công Rhea, vợ của thần Cronus, và là mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp.

Người La Mã thì thờ nữ thần Cybele, được thể hiện bằng lễ hội mùa xuân nổi tiếng . Còn các tín đồ cơ đốc cũng đón Ngày của Mẹ được tổ chức vào Chủ Nhật thứ tư của mùa chay để tưởng nhớ đến nữ đồng trinh Mary, mẹ của chúa Giê Xu…

 
Ngày của Mẹ chính thức bắt đầu từ đâu?

Lịch sử "Ngày của Mẹ" đã bắt đầu ở Hy Lạp cổ đại, khi lễ hội được tổ chức để tôn vinh Rhea, mẹ của các vị thần. Từ thời Trung cổ cho đến suốt kỷ nguyên Georgian vào thế kỷ 17 (thời kỳ các vua George ở Anh 1714-1830), ngày chủ nhật của mẹ (Mothering Sunday - ngày chủ nhật thứ 4 của mùa chay) là thời gian cho những thanh niên trẻ tuổi đang làm việc trở về nhà và đem cho mẹ những chiếc bánh "mothering cake". Món ăn khá phổ biến trong dịp này là "Furmety" (cháo bột mì nấu với đường, sữa, quế), những dạng chè ngũ cốc, ở Scotland, người ta còn làm "Carlings" hay bánh kếp chiên (Pancake). Sau này, "Mothering Sunday" ở Anh trở thành ngày lễ tôn giáo để tôn vinh Mother Church.

 Vào ngày này, những người thợ học việc, quản gia, người giúp việc cho các gia đình ở Anh được phép trở về nhà thăm mẹ. Họ thường mang theo quà - “bánh dành cho mẹ” - một loại bánh quả hay bánh bột nhào phết trái cây có tên “Simnel”, hoặc cháo bột ngũ cốc “Furmety” dùng cho bữa tối hôm đó của cả gia đình.
                 Phong tục tốt đẹp thất truyền ở Anh vào thế kỷ 19 và chỉ được phục hồi sau đại chiến II.   Người Mỹ và dân một số nước khác như Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc và Bỉ kỷ niệm Ngày của mẹ vào ngày Chủ nhật thứ hai của tháng Năm.Tại Tây Ban Nha, Ngày của mẹ rơi vào mùng 8 tháng 12, không chỉ tôn vinh những bà mẹ trong các gia đình mà cả mẹ Mary, mẹ của Jesus nữa.

 Người Pháp kỷ niệm Ngày của mẹ vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng Năm. Trong bữa tối của gia đình, những người con dâng tặng mẹ chiếc bánh mô phỏng hình bó hoa để bày tỏ lòng thành kính. Đến nay, Ngày của mẹ được kỷ niệm ở hơn 40 nước và nét văn hoá đẹp này bắt đầu du nhập vào các nước Á Đông.

Ngày của mẹ ở các nước trên thế giới

Ở hầu hết các nước trên thế giới, Ngày của mẹ hầu như đều chịu ảnh hưởng từ Mỹ. Tại nhiều quốc gia châu Phi, ngày này lại có xuất xứ bắt nguồn từ Anh, do ảnh hưởng thời gian bị thực dân Anh chiếm đóng. Khu vực các nước Đông Á chịu ảnh hưởng cách tổ chức kỷ niệm Ngày của mẹ của Mỹ. Các nước như Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc và Bỉ cùng tổ chức lễ kỷ niệm Ngày của mẹ như ở Mỹ.

Tại Mexico và Nam Mỹ, người ta chỉ gửi thiệp mừng lễ mẹ vào ngày 10-5 hàng năm. Tương tự tại Argentina, do quốc gia này vốn có rất nhiều lễ hội nên ngày này diễn ra cũng rất đơn giản. Trong ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 10 hàng năm, các bà mẹ Argentina được tặng hoa, quà và nghỉ ngơi thư giãn.

Tại Trung Quốc, những tù nhân tại nhà tù ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm được gặp gỡ mẹ trước dịp lễ của người sinh ra mình. Ở Hàng Châu (Chiết Giang), những em bé mẫu giáo đã được dạy rửa chân cho cha và mẹ của mình như một cách thể hiện lòng kính trọng trước ngày lễ của mẹ.

Ở Việt Nam, Ngày của mẹ thường được gắn với ngày 8-3, 20-10 hoặc lễ Vu lan (rằm tháng bảy âm lịch). Gần đây, với sự hòa nhập nền văn hóa chung của thế giới, Việt Nam đã có thêm ngày chủ nhật thứ hai của tháng năm là Ngày của mẹ theo nhiều nước phương Tây.

Nguồn: (webtretho)

 

 

Ngày 12/05/2010
Ban Biên tập Website
Theo TTXVN/Vietnam+
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích