Hội thi kiến thức phòng chống sốt rét cho đồng bào dân tộc huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
Truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét cho cộng đồng dân tộc thiểu số sống trong vùng sâu, vùng xa được coi là một trong những biện pháp phòng chống sốt rét quan trọng nhằm giúp người dân có kiến thức đúng và thay đổi hành vi tự bảo vệ cho bản thân cũng như gia đình khi đang sống trong vùng sốt rét lưu hành. Trong những năm vừa qua tình hình sốt rét của cả nước nói chung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ, trong đó Truyền thông giáo dục PCSR đóng một vai trò hết sức quan trọng và góp phần không nhỏ làm giảm mắc, giảm chết, không để dịch xảy ra. Tuy nhiên nguy cơ sốt rét quay trở lại còn rất lớn, đặc biệt người dân sống ở sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới vẫn thường xuyên đối mặt với nguy cơ mắc và chết do sốt rét. Nhằm duy trì những thành quả đã đạt được và nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành PCSR của người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành; ngày 26/62011 Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn phối hợp với Trung tâm Sốt rét-KST-CT Khánh Hòa, Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh tổ chức Hội thi kiến thức PCSR cho người dân huyện Khánh Vĩnh,tỉnh Khánh Hòa.
| Ông Mấu Văn Phi – Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu chào mừng Hội thi. | Đến dự Hội thi có TS. Hồ Văn Hoàng, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn; BS.CK II Lê Trung Hải, Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Y của Sở Y tế Khánh Hòa; BS CKI Đào Hường, Phó Giám đốc Trung tâm Sốt rét-KST-CT tỉnh Khánh Hòa; ThS. Trần Văn Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh. Về phía địa phương là sự có mặt của ông Mấu Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, đại diện huyện Ủy, UBND, Trạm Y tế các xã Liên Sang, Giang Ly, Khánh Thượng và Sơn Thái.
Đối tượng dự thi là 6 cặp vợ chồng ngừơi dân tộc tuổi từ 18-25 (mỗi xã 3 cặp vợ chồng). Nội dung thi gồm 3 phần chính: Ø Phần thi chào hỏi và tự giới thiệu: Các đội cử ra một thành viên giới thiệu về các thành viên trong đội, các thành viên cũng có thể tự giới thiệu thêm về nghề nghiệp, gia đình, sở thích, kinh nghiệm cuộc sống của mình. Trên cơ sở đó Ban giám khảo chấm điểm về nội dung chào hỏi, trang phục của thí sinh, tính văn hóa, tính hấp dẫn của lời chào hỏi và tự giới thiệu. Số điểm của mỗi đội dự thi sẽ được tính trên tổng số điểm của Ban giám khảo. | Các thành viên của 4 Đội dự thi tham dự phần thi kiến thức. |
Ø Phần thi năng khiếu: Các đội trình bày bài hát, múa, đọc tấu hài, tiểu phẩm, hò, những lọai hình nghệ thuật dân gian hay những hình thức nghệ thuật đặc biệt khác; ưu tiên những lọai hình nghệ thuật của người dân tộc thiểu số. Ban giám khảo sẽ trực tiếp cho điểm dựa trên nội dung, trang phục của thí sinh, tính văn hóa và tính nghệ thuật. | Tiết mục ca múa chào mừng Hội thi của Trung tâm Y tế Khánh Vĩnh. |
Ø Phần thi kiến thức về bệnh sốt rét và cách phòng chống: Đây là phần thi chủ yếu của Hội thi gồm có 15 câu hỏi (10 câu hỏi đóng, 05 câu hỏi mở) về nguyên nhân, đường lan truyền, tác hại và cách phòng chống bệnh sốt rét theo hai hình thức: 1. Phần thi chọn câu trả lời đúng nhất (phần câu hỏi đóng): người dẫn chương trình (MC) đọc câu hỏi và các phương án trả lời (có màn hình hiển thị để thí sinh theo dõi nội dung câu hỏi và phương án trả lời). Các thí sinh sẽ có 5 giây suy nghĩ để chọn câu trả lời đúng nhất trong các phương án MC đưa ra (5 giây là 5 tiếng nhạc chuông). Khi MC mời các Đội đưa ra câu trả lời, đại diện Đội cầm thẻ có chữ cái A,B,C hoặc D (thẻ mà Đội cho rằng là phương án trả lời đúng) để MC chiếu theo đáp án quyết định Đội nào đúng hay sai, mỗi câu hỏi đúng được tính 10 điểm. 2. Câu hỏi mở (trả lời theo sự hiểu biết): người dẫn chương trình đọc nội dung câu hỏi, đội nào có tín hiệu chuông và đèn trước sẽ giành được quyền trả lời, nếu đội thứ nhất trả lời sai thì đội thứ hai có quyền trả lời tiếp. Phần này đại diện của Ban Giám khảo sẽ dựa vào nội dung trả lời của các Đội dự thi. Kết thúc các phần thi đội nào có tổng số điểm trung bình cao nhất sẽ đọat giải. | Một số tiết mục tham gia Hội thi. |
Ø Kết quả Hội thi: Sau phần khai mạc của TS. Hồ Văn Hoàn, Phó Viện trưởng-Trưởng Ban tổ chức Hội thi và phát biểu của ông Mấu Văn Phi Phó chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh là chương trình văn nghệ chào mừng của Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh. Đội xã Liên Sang đạt 209 điểm đoạt Giải nhất, xã Giang Ly đạt 205 điểm đoạt Giải nhì, xả Sơn Thái 195 điểm đoạt Giải ba và xã Khánh Thượng đạt 184 điểm đoạt Giải khuyến khích. | Lãnh đạo các đơn vị và Ban giám khảo trao giải thưởng cho các Đội dự thi. |
| Sự tham gia và cổ vũ nhiệt tình của người dân. | Phần thi chào hỏi và giới thiệu, thí sinh cả hai đội trong trang phục truyền thống đã trình bày các thông tin liên quan đến nơi mình đang sống, như kinh tế-xã hội, địa dư, công tác phòng chống sốt rét tại địa phương, ngoài ra các thí sinh còn trình bày một cách dí dỏm về bản thân và sở thích cá nhân. Phần thi năng khiếu hai đội đã cống hiến cho khán giả những Tiểu phẩm mang tính tuyên truyền về nguyên nhân, cách phòng chống sốt rét thật thú vị và những ca khúc vui nhộn, trẻ trung. Phần thi Kiến thức diễn ra một cách sôi nổi, gay cấn trước sự cỗ vũ nhiệt tình của người dân. Xen kẽ giữa các phần thi là những câu hỏi dành cho khán giả được trả lời chính xác chứng tỏ hiệu qủa của biện pháp truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét mà ngành y tế địa phương đã thực hiện trong thời gian qua. Những giọng ca, giai điệu rộn ràng góp vui đã làm Hội thi càng thêm phần sôi động. Phần kết của Hội thi, Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh đã trình bày tiểu phẩm hài nhằm tuyên truyền kiến thức cho người dân nhằm thay thổi những suy nghĩ không đúng về nguyên nhân, tác hại và cách phòng chống bệnh sốt rét cho người dân.
| TS. Hồ Văn Hoàng, Phó Viện trưởng phát biểu tổng kết Hội thi | Trong lời phát biểu tổng kết Hội thi TS. Hồ Văn Hoàng đã đánh giá cao sự tham gia nhiệt tình của hai đội, sự cổ vũ không biết mệt mỏi của người dân tham dự và gửi lời cám ơn đến UBND huyện, Trung tâm Sốt rét-KST-CT Khánh Hòa, Trung tâm y tế huyện Khánh Vĩnh, UBND xã Khánh Trung, UBND các xã Liên Sang, Giang Ly, Khánh Thượng, Sơn Thái đã phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Hội thi thành công tốt đẹp. Mô hình Hội thi sẽ tiếp tục được Lãnh đạo Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn lấy làm phương pháp truyền thông giáo dục chủ yếu cho các đồng bào dân tộc sống tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới ở một số tỉnh khu vực miền Trung – Tây nguyên trong thời gian đến.
|