Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 06/02/2025
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 9 3 5 1 7 2
Số người đang truy cập
8 7 9
 Góc thư giản Góc nhìn văn hóa
Phương tiện phòng hộ cá nhân (ảnh internet)
Cách sử dụng áo choàng và tạp dề phòng vệ

Khi tiếp xúc điều trị, chăm sóc bệnh nhân hay thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; cán bộ y tế hoặc người nhà bệnh nhân thường sử dụng áo choàng và tạp dề để phòng vệ. Cách sử dụng phương tiện này như thế nào để bảo đảm an toàn phòng bệnh, phòng ngừa các yếu tố nguy hại ảnh hưởng.

 

Đặc điểm của áo choàng và tạp dề

Áo choàng và tạp dề là một trang bị quan trọng trong các phương tiện phòng hộ cá nhân được sử dụng để ngăn chặn quần áo của nhân viên y tế hoặc người nhà chăm sóc bệnh nhân tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ khể khác của người bệnh để tránh phơi nhiễm vi khuẩn. Ngoài việc sử dụng găng tay, cần sử dụng áo choàng và tạp dề phòng hộ nếu có nguy cơ các chất dịch hoặc máu của bệnh nhân bắn tóe lên người của nhân viên y tế hay người chăm sóc bệnh nhân.

Cần có sẵn áo choàng và tạp dề tại tất cả các khu vực chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt là các lối vào khu vực bệnh nhân đang được cách ly hoặc điều trị theo nhóm bệnh có cùng một chẩn đoán bệnh. Tạp dề nhựa cần được khoác thêm vào áo choàng nếu vật liệu của áo choàng không có khả năng chống thấm các dung dịch hoặc các thao tác, thủ thuật có thể dẫn đến việc bắn chất dịch hay máu của bệnh nhân vào người của nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân. Có một số loại áo choàng được sử dụng một lần và những loại áo choàng được tái sử dụng. Áo choàng tái sử dụng phải được giặt sau mỗi lần sử dụng. Áo choàng và tạp dề cần lưu trữ cùng với các dụng cụ, phương tiện phòng hộ cá nhân khác.

Lựa chọn áo choàng và tạp dề

Các loại áo choàng và tạp dề sử dụng phải bảo đảm thích hợp cho các thao tác, thủ thuật sẽ thực hiện và những nguy cơ mà nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân có thể gặp phải khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch đường hô hấp, máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bệnh khi thực hiện với mỗi thao tác, mỗi thủ thuật.

Để tiên lượng được vấn đề này, cần xem xét kỹ lượng dịch tiết mà các nhân viên y tế, người nhà chăm sóc bệnh nhân có thể tiếp xúc khi tiến hành các thao tác, các thủ thuật; các công việc có liên quan đến thao tác, thủ thuật khi chăm sóc bệnh nhân có thể làm hư hỏng áo choàng và tạp dề đối với một số công việc khá nặng nhọc như khi làm vệ sinh có thể sử dụng tạp dề cao su mặc vào ngoài áo choàng. Ngoài ra, kích thước của áo choàng và tạp dề phải bảo đảm phủ kín hết cơ thể người mặc và các phần cơ thể của quần áo vì có thể có khả năng bị phơi nhiễm mầm bệnh.

Cách sử dụng áo choàng và tạp dề

Áo choàng và tạp dề cần được thay và loại bỏ tại các cơ sở xử lý chất thải y tế thích hợp hoặc tại các cơ sở giặt là y tế phù hợp ngay sau khi tiếp xúc với một bệnh nhân hoặc một bề mặt có khả năng nhiễm bẩn trước khi tiếp xúc với một bệnh nhân hay môi trường khác. Nhân viên y tế hoặc người chăm sóc bệnh nhân có thể sử dụng cùng một chiếc áo choàng khi chăm sóc cho nhiều bệnh nhân nếu những bệnh nhân này có cùng một chẩn đoán bệnh và nằm trong cùng một khu vực điều trị khi áo choàng không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

Thao tác sử dụng áo choàng và găng tay

Nhân viên y tế và người chăm sóc bệnh nhân cần thực hiện một chuỗi các thao tác theo các thứ tự như: vệ sinh tay, mặc áo choàng, đeo găng tay bảo đảm cổ tay áo che phủ hoàn toàn; thực hiện các thao tác, thủ thuật; tháo bỏ áo choàng và găng tay ngay lập tức sau khi xong công việc thao tác, thủ thuật.

Đối với loại áo choàng và găng tay sử dụng một lần, cần cởi bỏ áo choàng và găng tay, lộn trái và cuộn lại để bỏ vào nơi an toàn; sau đó vệ sinh tay.

Đối với loại áo choàng và găng tay có thể tái sử dụng lại, phải tháo găng tay, vệ sinh tay, cởi bỏ áo choàng và cho vào túi lưu giữ để đưa đi giặt; sau đó cũng phải vệ sinh tay.
 

Áo choàng và phương tiện phòng hộ được sử dụng khi cấp cứu, điều trị bệnh nhân
(ảnh internet)

Cách sử dụng tất cả các phương tiện phòng hộ cá nhân

Ngoài áo choàng và tạp dề, các phương tiện phòng hộ cá nhân còn có găng tay, khẩu trang y tế, kính đeo mắt và lẽ dĩ nhiên có cả vần đề vệ sinh tay. Khi cần sử dụng tất cả các phương tiện phòng hộ cá nhân, phải thực hiện đúng quy trình sử dụng và cởi bỏ các dụng cụ bảo hộ cá nhân đúng cách.

Quy trình sử dụng được quy định: cần xác định các mối nguy hiểm và chủ động quản lý được các mối nguy cơ có khả năng xảy ra, thu thập để có đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết; dự kiến nơi mang các phương tiện phòng hộ cá nhân và nơi sẽ cởi bỏ các phương tiện phòng bộ cá nhân; điều kiện tiếp xúc với các người thân; có gương soi để kiểm tra; hiểu biết cách xử lý chất thải y tế. Sau đó mặc áo choàng, đeo khẩu trang y tế, đeo dụng cụ bảo vệ mắt như kính đeo mắt, mặt nạ, kính bảo hộ để phòng tránh các giọt bắn li ti; dùng mũ để che tóc và đội mũ sau khi đã đeo dụng cụ bảo vệ mắt. Cuối cùng đeo găng tay phủ kín lên cổ tay áo choàng.

Khi cởi bỏ các dụng cụ bảo hộ cá nhân cũng phải bảo đảm quy trình. Việc cởi bỏ các phương tiện phòng hộ cá nhân phải tránh gây nhiễm khuẩn cho bản thân, người khác và môi trường. Chú ý trước tiên là cởi bỏ các dụng cụ bảo hộ bị nhiễm khuẩn nhiều nhất như tháo bỏ găng tay và cởi bỏ áo choàng; găng tay và áo choàng phải được lộn trái, cuộn lại; bỏ găng tay và áo choàng vào đúng chỗ chất thải y tế quy định một cách an toàn. Tiếp theo phải vệ sinh tay, cởi mũ, cởi dụng cụ bảo vệ mắt từ phía sau, đặt dụng cụ bảo vệ mắt vào hộp đựng riêng để xử lý. Cuối cùng cởi bỏ khẩu trang từ phía sau và nhất thiết là phải vệ sinh tay lại lần thứ hai.
 

Phòng chống dịch cũng sử dụng áo choàng và các phương tiện bảo vệ khác
(ảnh internet)

 

Khuyến nghị

Hiện nay việc nhiễm khuẩn bệnh viện là vấn đề đang được các cơ sở khám chữa bệnh và ngành y tế đặc biệt quan tâm. Các phương tiện phòng hộ cá nhân đã được các cơ sở y tế trang bị khá đầy đủ, nếu có nhận thức đúng đắn và nêu cao ý thức sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân một cách phù hợp, bảo đảm đúng quy trình sẽ giúp cho nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân phòng tránh bị phơi nhiễm đối với một số loại bệnh truyền nhiễm nguy hại có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của chính bản thân mình. Lý thuyết thì thật đơn giản, điều cốt lõi ở đây là nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân cần thực hành đúng các quy trình đã quy định thì mới có khả năng phòng vệ hiệu quả.

Ngày 29/08/2012
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích