Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 06/02/2025
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 9 3 5 3 0 9
Số người đang truy cập
9 0 0
 Góc thư giản Góc nhìn văn hóa
(ảnh sưu tầm)
Tản mạn về điển tích tam bành, lục tặc ngày xưa và đa tặc ngày nay

Bài viết về tam bành, lục tặc của tác giả Uyên Hạnh được đăng tải trên khoahoc.net đã được tôi sưu tầm và chuyển đến cho một số người bạn thân để biết thêm về điển tích này. Một người bạn sau khi đọc đã hồi âm và nói tôi nghiên cứu viết bổ sung “nhị tặc tan hoang” trong cuộc sống đời thường hiện nay. Ngày nay có nhiều loại tặc nên thường gọi là đa tặc, nhưng nhị tặc để gây tang hoang là loại tặc gì; tôi xin có đôi điều tản mạn.

 

Tam bành, lục tặc theo điển tích ngày xưa

Theo điển tích, tam bành là một học thuyết của Lão Tử cho rằng cái thần là tinh thần của con người; chúng ở vào 3 nơi, một ở óc, hai ở minh đường là quả tim và ba ở dạ dày. Theo sách Thái thượng tam thi trung kinh ghi lại: “Thượng thì tên Bành Cừ vốn ở đầu con người; Trung thì tên Bành Chất vốn ở bụng con người; Hạ thì tên Bành Kiên vốn ở chân con người. Ba vị thần này gọi là thần Tam Bành hay xúi dục con người làm bậy. Đến ngày Canh Thân, ba vị thần này lên tâu với Ngọc hoàng Thượng đế cho con người mau chết để khỏi phải chịu trách nhiệm theo dõi nữa. Người ta tin rằng sự giận dữ, nóng nảy của con người là do thần Tam Bành xúi dục, gây ra để cho con người dễ làm bậy”.

Chính vì sự giận dữ, nóng nảy, sân si này mà con người gây ra không biết bao nhiêu điều tai họa, xấu xa, nguy hại. Chúng chẳng những gây tai họa cho chính bản thân mình mà còn làm khổ lụy, tổn thương đến biết bao nhiêu người khác. Chính vì điển tích này nên mỗi khi con người nổi lên cơn giận dữ, nóng nảy không ai chịu được, người ta thường nói người đó bị nổi cơn Tam Bành.

Còn điển tích về lục tặc, người ta thường căn cứ vào học thuyết và giáo lý nhà Phật để giải thích. Theo ý nghĩa lục là sáu, tặc là giặc; đó là 6 loại giặc chi phối cuộc sống của con người. Sáu loại giặc gồm “sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp”. Sắc là các thứ sắc đẹp của người và vật. Thinh là những âm thanh có khả năng hấp dẫn, kích động lòng người. Hương là những loại mùi thơm quyến rũ. Vị là mùi của những loại phẩm vật thu hút. Xúc là sự tiếp xúc, giao nhau giữa căn và trần. Pháp là pháp trần, đây là những hạt giống gieo vào trong tâm thức do sự tiếp xúc giữa can và trần mà có. Với ý nghĩa như vậy nhưng chúng được gọi là sáu thứ giặc vì sáu thứ này làm cho người tu hành không được yên ổn. Lục tặc có một ma lực hấp dẫn, lôi cuốn làm cho 6 căn của con người là 6 giác quan gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý ở những người tu hành luôn luôn bị dao động, xáo trộn, bất an. Chính vì 6 căn bị đắm nhiễm ở nơi 6 trần nên đã tạo ra cho người tu hành một chướng ngại vật rất lớn trên bước đường tu hành giải thoát. Do đó học thuyết và giáo lý nhà Phật gọi chúng là lục tặc, là sáu thứ giặc.

Đa tặc ngày nay và nhị tặc tang hoang

Lục tặc là sáu thứ giặc theo điển tích được giải thích theo học thuyết và giáo lý của Phật giáo. Tuy vậy trong cuộc sống đời thường hiện nay có rất nhiều loại tặc cũng đã được thống kê, họ là những người ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp tài sản hay một cái gì đó hoặc thực hiện những hành vi trái với lương tâm con người và quy định của pháp luật. Thực tế hiện nay có nhiều loại tặc đã và đang phát triển nhưng chưa được thống kê hết ngoài những loại tặc đã biết như không tặc, hải tặc, sơn tặc, lâm tặc, tin tặc, cát tặc, vàng tặc, đinh tặc, cẩu tặc, sưa tặc... Chúng nên được gọi chung là đa tặc cho dễ dàng việc bổ sung danh sách sau này. Những loại đa tặc ngày nay thường không theo một học thuyết hay giáo lý nào cả mà tự phát sinh trong xã hội, chúng có thể xem là các thứ giặc hay không tùy theo quan điểm của mỗi người. Người xưa thường nói “Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc” nhưng xã hội đang trên đà phát triển ngày nay đâu còn bần cùng nhiều nhưng mà vẫn có rất nhiều đạo tặc. Quá trình phát triển của xã hội hiện đại có lẽ còn phát sinh thêm nhiều loại tặc khác nữa.

Có một loại tặc thường có sự cấu kết với nhau chặt chẽ để thực hiện những vấn đề trộm cắp đồi bại, tinh vi được gọi là nhị tặc. Nhị là hai nên phải có hai người cùng phối hợp một cách ăn ý như “cặp đôi hoàn hảo” để thực hiện các thủ đoạn trộm cắp, tham ô tài sản, ngân sách, kinh phí của công. Nhị tặc thường có hai người, một người có quyền và một người giữ tiền. Đã gọi tặc là gọi những người có hành vi trộm cắp, cướp bóc, phá hoại như trộm gỗ trong rừng là lâm tặc, trộm vàng sa khoáng là vàng tặc, trộm cát là cát tặc, trộm chó là cẩu tặc, trộm cây sưa là sưa tặc; cướp biển là hải tặc, cướp máy bay là không tặc, phá hoại công nghệ thông tin là tin tặc, rải đinh để làm hỏng xe là đinh tặc... Còn đối với người có quyền và người giữ tiền cấu kết thành nhị tặc để thực hiện những hành vi trộm cắp, tham ô của công thì cũng có thể gọi là quyền tặc và tiền tặc. Có thể nói quyền tặc và tiền tặc là loại nhị tặc, nếu chúng phối hợp với nhau để trộm cắp một cách tinh vi, trắng trợn thì hậu quả dẫn đến tang hoang là điều chắc chắn vì của công bị đục khoét, moi móc, thất thoát để chạy êm ru vào túi cá nhân của cả hai loại tặc này. Vì vậy, đã gọi là nhị tặc thì hai loại tặc thường có mối quan hệ gắn bó với nhau như vợ chồng, như anh em; người có quyền sẽ không còn quyền lực đối với người đã đưa tiền và người đã đưa tiền sẽ trở thành người có quyền lực đối với người có quyền. Tôi đã tìm ra được sự tản mạn về “nhị tặc tang hoang” như người bạn tôi đề nghị nghiên cứu để viết bổ sung về tản mạn này.

Hiện nay thực trạng tham ô, tham nhũng xảy ra khá phổ biến trong nhiều ngành ở nhiều địa phương đã gây nên những nỗi đau đớn và bức xúc cho toàn xã hội. Cả nước đã và đang thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện việc tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết trung ương 4 để chấn chỉnh các vấn đề có liên quan, nhạy cảm của đất nước; trong đó có vấn đề tham nhũng. Xin khiêm tốn có một vài tản mạn về loại nhị tặc tang hoang đang còn tiềm ẩn, đục khoét của công tại một số cơ quan, đơn vị...

Ngày 04/05/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích