Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 06/02/2025
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 9 3 5 2 0 4
Số người đang truy cập
8 5 4
 Góc thư giản Góc nhìn văn hóa
(ảnh sưu tầm chỉ mang tính minh họa)
Làm gì để giảm các ảnh hưởng đối với sức khỏe do béo phì và tăng cân ?

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với nguy cơ của các bệnh nhiễm trùng và tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nhiều vùng (30-50% ở trẻ dưới 5 tuổi); cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng, lối sống thiếu lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không cân đối đang gia tăng béo phì và tăng cân ở người lớn cũng như trẻ em.

 

Hiện nay và trong tương lai gần chúng ta phải đối mặt với một vấn đề y tế kép bùng nổ: suy dinh dưỡng- béo phì ngay trong cùng một gia đình, một cộng đồng.Tìm hiểu béo phì, tăng cân ngay bây giờ là cần thiết để có các giải pháp can thiệp kịp thời.

Thế nào là béo phì và tăng cân ?

Tăng cân và béo phì được định nghĩa như là sự bất bình thường hay vượt quá mức sự tích tụ mỡ gây ra sự giảm sút về sức khoẻ. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số đơn giản của chiều cao so với cân nặng mà được sử dụng phổ biến để phân loại béo phì và tăng cân ở người lớn. Nó được định nghĩa như là trọng lượng( kg) của một người chia cho bình phương chiều cao của người đó bằng mét ( kg/m2).

Định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới:

-BMI >=25 là tăng cân

-BMI>= 30 là béo phì

BMI cung cấp một sự đo lường béo phì hay tăng cân ở mứcquần thể là hữu ích nhất bởi vì nó là tương tự cho cả hai giới và các lứa tuổi ở người lớn. Tuy nhiên, nó phải được cân nhắc như là một hướng dẫn thô bởi vì nó không phù hợp với mức độ béo giống nhau ở các cá thể khác nhau.

 

(ảnh sưu tầm chỉ mang tính minh họa)

Bức tranh về tăng cân và béo phì.

Tăng cân vàbéo phì là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ 5 dẫn đến chết người.Ít nhất có 2,8 triệu người lớnchết mỗi năm như là hậu quả của tăng cân và béo phì. Thêm vào đó, 44% bùng phát bệnh đái tháo đường, 23% thiếu máu cơ tim, và từ 7% đến 41%sự bùng phát một số loạiung thư gây ra do béo phì và tăng cân. Một số ước tính của Tổ chức Y tế thế giới trên toàn cầu từ năm 2008: Hơn 1,4 triệu người lớn, 20 tuổi hay lớn hơn là tăng cân; trong số những người tăng cân, trên 200 triệu đàn ông và gần 300 triệu phụ nữ béo phì. Tóm lại, hơn 10% người lớn trên toàn cầu bị béo phì. Năm 2011, có hơn 40 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tăng cân. Béo phì và tăng cân được nói đến như là một vấn đề ở các quốc gia có thu nhập cao, tuy nhiên nay nó đang gia tăng ở các quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình,đặc biệt ở các vùng đô thị. Nhiều hơn 30 triệu trẻ emtăng cân ở các nước đang phát triển và 10 triệuở các quốc gia phát triển. Tăng cân và béo phì có liên quan đến tử vong ở trên thế giới so với nhẹ cân. Ví dụ, 65% dân số của thế giới sống ở các quốc gia nơi có tình trạng béo phì và tăng cân giết chết nhiều người hơn tình trạng nhẹ cân( điều này bao gồm tất cả quốc gia thu nhập cao và quốc gia thu nhập trung bình nhất)

Nguyên nhân gì gây ra béo phì và tăng cân?

Nguyên nhân căn bản của tình trạng béo phì và tăng cân là do một sự mất cân bằng năng lượng giữa số calori thu vào vào và số calori sử dụng. Trên toàn cầu, có một sự gia tăng các thực phẩm giàu năng lượng mà nó cao ở trong mỡ, và một sự gia tăng bất hoạt thể lực do sự gia tăng mang tính tự nhiên của một số loại hình công việc, thay đổi mô hình vận chuyển, và sự gia tăng tình trạng đô thị hóa. Những thay đổi trong phương thức ăn uống và các hoạt động thể lực thường là do thay đổi về môi trường và xã hội có liên quan đến sự phát triển và thiếu các chính sách hỗ trợ trong các lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, giao thông vận tải, kế hoạch hóa đô thị, môi trường, chế biến thực phẩm, phân phối, thị trường , và giáo dục.

Hậu quả phổ biến vể tăng cân và béo phì là gì ?

Gia tăng BMI là một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh không lây nhiễm như là: Bệnh tim mạch ( chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ), đó là nguyên nhân dẫn đầu chotử vong vào năm 2008; đái tháo đường; rối loạn cơ xương khớp ( đăc biệt viêm xương khớp mạn tính- một bệnh thoái hóa dẫn đến tàn tật cao ở khớp); và một số ung thư (ung thư tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng).

Nguy cơ gia tăng các bệnh không lây nhiễm khi BMI gia tăng

Trẻ em béo phì có nguy cơ béo phì cao hơn, chết trẻ, và tàn tật khi trở thành người lớn. Thêm vào đó sự gia tăng các nguy cơ trong tương lai, trẻ em béo phì bị thở khó, gia tăng nguy cơ gãy xương, cao huyết áp, tạo ra các bệnh tim mạch sớm, đề kháng với insulin, và các rối loạn tâm lý.

Đối mặt với một sự bùng phát bệnh gấp đôi

Nhiều quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình hiện nay đang đối mặt với một sự bùng phát bệnh gấp đôi. Trong khi phải tiếp tục giải quyết các vấn đề của bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng , các quốc gia này cũng phải đối mặt với một sự gia tăng nhanh chóng các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh không lây nhiễm như là béo phì và tăng cân, đặc biệt ở các vùng đô thị. Không phải là không phổ biến để tìm thấy suy dinh dưỡng và béo phì tồn tại bên cạnh nhau trong cùng một quốc gia, cùng một cộng đồng, và cùng một gia đình. Trẻ em ở các quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình là nhóm dễ bị tổn thưong hơn do tình tạng dinh dưỡng cho trẻ em , trẻ nhỏ và trước sinh không đầy đủ. Cùng thời gian này, trẻ em cũng bị phơi nhiễm với thực phẩm nghèo vi chất dinh dưỡng, nhiều năng lượng, muối cao, đường cao, mỡ cao, điều này có khuynh hướng thấp hơn về giá cả nhưng cũng thấp hơn lượng vi chất.Mô hình chế độ ăn này cùng với mức hoạt động thể lực thấp hơn dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng trẻ bị béo phì trong khi tình trạng loạn dưỡng vẫn chưa giải quyết được.

 

(ảnh sưu tầm chỉ mang tính minh họa) 

Làm thế nào để giảm tăng cân và béo phì ?

Tăng cân và béo phì, cũng như các bệnh không lây nhiễm có liên quan, phần lớn có thể phòng ngừa được. Cộng đồng và môi trường sống hỗ trợ là nền tảng căn bản cho sự lựa chọn hình thể con người, tạo ra sự chon lựa thực phẩm có lợi cho sức khoẻ hơn và các hoạt động thể lực đều đặn là cách chon lựa dễ nhất (dễ tiếp cận, sẵn có, và giá cả phải chăng), và do đó ngăn ngừa được béophì. Ở mức cá thể, mọi người cần: hạn chế thu nhận năng lượng từ mỡ và đường; gia tăng việc sử dụng thực vật và trái cây, cũng như cây họ đậu và ngũ cốc; tham gia hoạt động thể lực đều đặn ( 60 phút mỗi ngày đối với trẻ em và 150 phút mỗi tuần đối với người lớn). Trách nhiệm cá nhân có thể chỉ có ảnh hưởng đầy đủ của nó nơi mà người ta có cách tiếp cận mộtlối sống lành mạnh. Do đó, ở mức xã hội điều quan trọng là: Hỗ trợ các cá thể thực hiện các khuyến cáo ở trên thông qua các cam kết chính trị bền vững và hợp tác với nhiều lĩnh vực tư nhân và công cộng; duy trì một chế độ hoạt động thể lực đều đặn và một chế độ ăn lành mạnh sẵn có để chon lựa và giá cả phải chăng, và dễ dàng tiếp cận với tất cả- đặc biệt là ở các cá thể nghèo nhất. Công nghiệp thực phẩm có thể giữ một vai trò quan trọngtrong việc thúc đẩy một chế độ ăn có lưọi cho sức khoẻ bằng cách: giảm lượng mỡ, đường và nồng độ muối trong thực phẩm chế biến; nâng cao trách nhiệm thị trường đặc biệt đối với trẻ em và tuổi mới lớn; đảm bảo sẵn có việc chon lựa thực phẩm có lợi cho sức khoẻ và hỗ trợ hoạt động thể lực đều đặn tại nơi làm việc.

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới

Được chấp nhận bởiĐại hội đồng Y tế thế giới vào năm 2004, chiến lược toàn cầu về chế độ ăn, hoạt động thể lực và sức khoẻ của Tổ chức Y tế thế giới mô tả các hành động cần thiết để hỗ trợ một chế độ ăn có lợi cho sức khoẻ và hoạt động thể lực đều đặn. Chiến lược cũng đòi hỏi các đối tác thực hiện các hành động ở mức địa phương, vùngvà toàn cầu để cải thiện chế độ ăn và hoạt động thể lực ở mức quần thể. Tổ chức y tế thế giới đã phát triển kế hoạch hành động phòng chống các bệnh không lây nhiễm trên toàn cầu giai đoạn 2008-2013 để giúp đỡ hàng triệu người có ảnh hưởng nghiêm trọngvới các bệnh kéo dài suốt đời và ngăn ngừa các biến chứng thứ phát. Kế hoạch hành động này dựa trên Hiệp định khung về kiểm soát thuốc lá của WHO và chiến lược toàn cầu về chế độ ăn, hoạt động thể lực, và sức khoẻ của WHO. Kế hoach hành động cung cấp một lộ trình nhằm thiết lập và tăng cường sáng kiến cho công tác giám sát, ngăn ngừa và xử lý các bệnh không lây nhiễm.

Tuyên bố chính trị ởcuộc gặp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc về ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm vào tháng 7 năm 2011, ghi nhận tầm quan trọng đặc biệt của việc làm giảm mức độ phơi nhiễm của các cá thể và các cộng đồng đối với chế độ ăn không có lợi cho sức khoẻ và ít hoạt động thể lực. Tuyên bố chính trị cam kết thúc đẩy việc thực hiện chiến lược toàn cầu về chế độ ăn, hoạt động thể lực, và sức khoẻ của WHO bao gồm ở các nơi thích hợp thông qua giới thiệu các chính sách và hành động nhằm tăng cường chế độ ăn có lợi cho sức khoẻ,và gia tăng các hoạt động thể lực trong toàn bộ quần thể.

 

Ngày 07/05/2013
Ths Bs Lê Thạnh
Trưởng khoa sốt rét-KST-CT Quảng Trị
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích