Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 06/02/2025
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 9 2 9 9 0 8
Số người đang truy cập
1 2 6 2
 Góc thư giản Góc nhìn văn hóa
(ảnh minh họa)
(Nguồn www.webphunu.net)
Bơi giỏi để không đuối nước và biết sơ cấp cứu để cứu người khác

Theo tin của các cơ quan báo chí, em Lê Văn Được, 15 tuổi, học sinh lớp 9 ở Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An vừa qua đã dũng cảm cứu sống 5 bạn gái nhỏ tuổi hơn bị đuối nước ở dòng sông Gang. Sở dĩ em học sinh làm được việc này vì người cha đã tập bơi từ lúc em còn học lớp 3 và dạy cách cứu người chết đuối khi đã lớn lên. Mặc dù ở tuổi thiếu niên nhưng em học sinh đã bơi giỏi và biết cách sơ cấp cứu cơ bản có thể cứu sống người khác bị đuối nước.

Một trong các nguyên nhân gây đuối nước trẻ em

Nhiều cuộc khảo sát ở Việt Nam ghi nhận hầu hết trẻ em bị đuối nước là do không biết bơi và trên thực tế cũng cho thấy rất nhiều trẻ em tại nước ta không biết bơi. Trong môi trường sống có nhiều thủy vực, phần lớn các em thường hay chơi đùa ở gần hay ở trong ao hồ, sông suối và đây là nguy cơ cao dẫn đến tai nạn đuối nước. Cũng trong những cuộc khảo sát, đánh giá này; phần nhiều các em học sinh cho biết cha mẹ của các em biết bơi nhưng họ đã không dạy cho các em kỹ năng bơi vì hai nguyên nhân chính là phụ huynh quá bận rộn với công việc lao động hàng ngày nên không có thời gian dạy bảo và sợ con em mình có thể bị đuối nước khi biết bơi vì sẽ tự đi bơi ở ao hồ, sông suối. Quan niệm thứ hai này trái ngược lại với bằng chứng của nhiều nước trên thế giới cho thấy tỷ lệ đuối nước giảm khi trẻ em biết bơi nhiều. Điều này cũng đã khẳng định trường hợp vừa qua của em học sinh lớp 9 ở tại Nghệ An đã cứu sống 5 bạn gái nhỏ tuổi hơn bị đuối nước do được người cha tập bơi từ khi học lớp 3 nên có khả năng bơi giỏi; đồng thời cũng được người cha chỉ dạy các kỹ thuật sơ cấp cứu đuối nước cơ bản nên đã có khả năng xử trí tốt để cứu người gặp nạn.

Phương pháp sơ cấp cứu đuối nước trẻ em

Nguyên tắc chung là người cứu phải quan sát hiện trường để loại trừ mối nguy hiểm đối với mình; đồng thời gọi người khác giúp đỡ. Cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi tác nhân gây đuối nước càng sớm càng tốt như đưa lên bờ hoặc nâng đầu trẻ ra khỏi nước. Sau đó tiến hành sơ cấp cứu khẩn trương theo kỹ năng được nhân vien y tế tập huấn, hướng dẫn.

Tách trẻ ra khỏi nước

Tách trẻ ra khỏi tác nhân gây đuối nước rất quan trọng và cần phải tiến hành thật nhanh chóng mới tránh được những hậu quả do tai nạn đuối nước gây nên. Trường hợp trẻ bị đuối nước trên cạn hoặc chỗ nước cạn cần khẩn cấp làm thông thoáng đường thở của trẻ bằng cách nâng mặt trẻ ra khỏi nước, đưa đến chỗ an toàn. Trường hợp trẻ bị đuối nước ở chỗ nước sâu, tuyệt đối không được nhảy xuống cứu khi không biết bơi giỏi vì có thể mình sẽ trở thành nạn nhân sau đó.

Nếu trẻ lớn bị rơi xuống nước ở gần bờ nhưng chưa bị chìm, có thể quăng phao có buộc dây, dây thừng hoặc sào để trẻ bám vào và kéo trẻ vào bờ một cách an toàn. Nếu trẻ đang bị chìm ở chỗ nước sâu, xa bờ; cần nhanh chóng xuống nước để vớt trẻ đưa vào bờ. Việc thực hiện này phải thật khẩn trương mới có hy vọng cứu sống trẻ. Nên biết rằng nếu trẻ được cứu vớt trong vòng một phút khi mới bị ngạt thở thì có thể 95% trường hợp được cứu sống; khi trẻ đã chìm xuống nước sau từ 5 đến 6 phút thì tỷ lệ sống sót chỉ còn 1%. Điều cần lưu ý là nếu bơi xuống nước để cứu vớt trẻ nên nhớ rằng người bị đuối nước thường hốt hoảng, dẫy dụa nên khi gặp được người cứu sẽ túm chặt lấy và người cứu cũng bị chìm xuống theo. Vì vậy người cứu một mặt phải khẩn trương tìm con đường ngắn nhất đến chỗ trẻ bị nạn, mặt khác cố gắng không để trẻ túm lấy bằng cách bơi vòng ra phía sau cách trẻ khoảng 2 đến 3 mét, lặn xuống và lao tới dùng tay phải giữ chân trái của trẻ ở phía sau dưới khoeo chân; còn tay trái đẩy đầu gối trẻ, xoay lưng trẻ về phía mình.

Sau đó, kéo trẻ trên mặt nước. Để trẻ không túm lấy khi kéo trẻ trên mặt nước cần áp dụng các kỹ năng cần thiết sau đây:

- Xoay lưng trẻ về phía người cứu, hai tay người cứu xốc nách trẻ, giữ chặt vai trẻ và bơi bằng hai chân.

- Để lưng trẻ về phía người cứu, hai tay người cứu giữ chặt hai bên hàm dưới trẻ với ngón tay trỏ và ngón tay giữa đặt dưới hàm, ngón tay cái xiết chặt vào mang tai trẻ. Giữ cho mũi, miệng trẻ nổi trên mặt nước; người cứu bơi ngữa bằng hai chân, trẻ để tư thế nằm ngửa.

- Để lưng trẻ về phía người cứu, dùng một tay túm lấy tóc trẻ để kéo; giữ cho mũi và miệng trẻ nhô lên khỏi mặt nước, dùng tay còn lại và hai chân để bơi nghiêng.

- Nếu trẻ giẫy giụa, người cứu có thể bị túm lấy nên phải áp dụng biện pháp xoay lưng trẻ về phía người cứu và luồn một tay vào nách trẻ từ phía sau lưng, đồng thời nắm lấy tay bên kia của trẻ; dùng tay còn lại và hai chân để bơi nghiêng.

- Nếu trẻ còn có khả năng bơi được một chút, bảo trẻ bám vào vai người cứu và người cứu bơi sấp đưa trẻ vào bờ.

Sơ cấp cứu sau khi đưa trẻ lên bờ an toàn

Khi đã đưa trẻ bị đuối nước lên bờ an toàn, nếu trẻ còn tỉnh táo thì đặt trẻ nằm đầu thấp, ngiêng sang một bên, kiểm tra và lấy dị vật trong miệng nếu có. Sau đó ủ ấm cho trẻ, trấn an tinh thần và chuyển đến cơ sở y tế nơi gần nhất để theo dõi.

Nếu trẻ bị bất tỉnh, thở yếu hoặc ngưng thở, ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực đúng kỹ thuật đã được nhân viên y tế tập huấn, hướng dẫn và cần kiên trì thực hiện kỹ năng này trong khi sơ cấp cứu đuối nước. Sau khi trẻ hồi tỉnh cần ủ ấm và chuyển ngay đến cơ sở y tế nơi gần nhất để tiếp tục theo dõi và điều trị. Người cấp cứu đuối nước cần biết cụ thể phương pháp hô hấp nhân tạo, hỗ trợ tuần hoàn và ép tim ngoài lồng ngực để có thể hồi sinh ngay lập tức tại hiện trường khi trẻ bị đuối nước mới có hy vọng cứu sống được nạn nhân trong tình trạng nguy kịch.

Khuyến nghị

Mặc dù tình hình tử vong do tai nạn đuối nước trẻ em đã xảy ra nhiều trường hợp tại nhiều địa phương khác nhau trên cả nước thời gian qua được cơ quan thông tin báo chí đưa tin và có những cảnh báo phòng ngừa nhưng hầu như thảm họa này không giảm thiểu mà lại có xu hướng tăng lên. Muốn không để trẻ em tiếp tục bị đuối nước gây tử vong, có lẽ biện pháp hữu hiệu nhất là giúp trẻ tự bảo vệ bằng cách phải tập luyện cho trẻ kỹ năng bơi lội và bơi thật giỏi để chủ động ứng phó với tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu khi môi trường sống chung quanh không bảo đảm an toàn. Hiện nay ở một số trường tiểu học và trung học cơ sở đã có chương trình đào tạo, huấn luyện cho các em học sinh kỹ năng bơi lội; đây là một vấn đề khá cấp bách và cần thiết, nhất là những khu vực có nhiều ao hồ, sông suối để hỗ trợ trẻ em tự bảo vệ, thoát hiểm khi gặp tai nạn có thể gây đuối nước. Ngoài kỹ năng bơi giỏi, kỹ thuật sơ cấp cứu đuối nước cũng cần được tập huấn, hướng dẫn cho trẻ lớn để có thể giúp đỡ, hỗ trợ các nạn nhân khác bị gặp nạn. Thực tế cho thấy một học sinh ở Nghệ An 15 tuổi, học lớp 9, có được kỹ năng bơi giỏi và biết sơ cấp cứu đuối nước do người cha dạy bảo, hướng dẫn nên dũng cảm cứu sống 5 học sinh nhỏ tuổi hơn bị tai nạn đuối nước đã khẳng định được vấn đề này. Tôi là một hướng đạo sinh, tham gia phong trào hướng đạo từ khi còn là ấu sinh, thiếu sinh... và đã được đào tạo kỹ năng bơi lội lúc còn rất trẻ cùng với kỹ thuật sơ cấp cứu thông thường nên có thể giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào trong tuổi thanh thiếu niên của mình. Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên, thanh niên Chữ thập đỏ... hiện nay là một lực lượng xung kích và khá hùng hậu cần được huấn luyện để có kỹ năng bơi giỏi phòng ngừa tai nạn đuối nước và biết kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản để người khác khi bị gặp nạn. Tất cả mọi trẻ em đều biết bơi và bơi giỏi là một giải pháp tự bảo vệ hiệu quả, ngăn ngừa tai nạn đuối nước gây tử vong tiếp tục xảy ra đối với trẻ như một số quốc gia trên thế giới đã khẳng định.

Ngày 26/06/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích