Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 06/02/2025
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 9 2 9 8 1 2
Số người đang truy cập
1 2 6 3
 Góc thư giản Góc nhìn văn hóa
Trẻ đi lên xuống các bậc cầu thang cao có thể bị ngã gây chấn thương (ảnh internet)
Các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ tại gia đình

Thực tế trẻ nhỏ thời gian qua sống tại một số gia đình không được bảo vệ an toàn do phải đối mặt với những nguy cơ bị tai nạn vì sự sắp xếp nhà cửa, đồ đạt không hợp lý và thiếu sự giám sát, trông nom của cha mẹ hoặc người giữ trẻ. Có trường hợp thương tích nặng dẫn đến tử vong. Vì vậy trẻ nhỏ phải được sống trong một ngôi nhà an toàn để phòng ngừa các tai nạn thương tích có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trong sinh hoạt hàng ngày tại gia đình, trẻ nhỏ có thể thường xuyên tiếp xúc với các nguy cơ có thể gây nên tai nạn thương tích do nhà cửa lộn xộn, sắp xếp thiếu ngăn nắp, không hợp lý; đồ đạt để bừa bài, thiếu khoa học. Các tác tai nạn thương tích gây ra được ghi nhận thường do các tác nhân như nhiệt, điện, vật sắc nhọn, hóa chất, độ cao, các đồ vật treo, ao hồ, súc vật nuôi, các vật nhỏ gây ngạt tắc đường thở; đồ chơi, trò chơi nguy hiểm; ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc...

Nhiệt gây tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ do trẻ tiếp xúc với các vật nóng như thức ăn nóng, phích nước sôi; các thiết bị nấu ăn không bảo đảm an toàn do không được che chắn, bảo vệ; các vật gây cháy như bao diêm quẹt, bật lửa để không đúng chỗ để trẻ nhỏ có thể với tay tới được.

Điện thường gây tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ do các thiết bị điện như ổ cắm điện lắp đặt không đúng quy cách, vị trí; không có thiết bị bảo vệ an toàn; đường dây dẫn điện bị hở; các đồ dùng sử dụng bằng điện bị rò rỉ điện.

Vật sắc nhọn như mảnh vỡ thủy tinh, dao, kéo, kim khâu... để trong tầm tay với đến của trẻ cũng có thể gây nên tai nạn thương tích cho trẻ.

Hóa chất như các chất tẩy rửa; hóa chất độc của thuốc trừ sâu nông nghiệp, thuốc diệt muỗi, diệt ruồi, diệt kiến, diệt chuột; thuốc điều trị... để ở nơi không đúng chỗ, nằm trong tầm tay với của trẻ nhỏ là nguy cơ làm cho trẻ bị tai nạn ngộ độc.

Độ cao cũng có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ như trẻ đi lên xuống ở các bậc thềm cao, cầu thang không có tay vịn, gác xép không có thành chắn; các cây cao ở vườn chung quanh nhà không có rào chắn hoặc không có người trông giữ trẻ nên trẻ dễ bị ngã và chấn thương.

Đồ vật treo hoặc dụng cụ gác trên kệ ở chỗ cao có cơ nguy cơ rơi xuống đất mỗi khi có tác động mạnh và có thể gây tai nạn thương tích không lường trước cho trẻ nhỏ.

Ao hồ, hố vôi ở chung quanh nhà không được che chắn cẩn thận; giếng nước, bể nước không có nắp đậy... là nguy cơ gây nên tai nạn đuối nước khi trẻ nhỏ bị ngã xuống.

Súc vật nuôi trong nhà như chó, mèo... có thể cào cắn gây thương tích cho trẻ khi trẻ chơi đùa, nghịch ngợm với chúng. Cũng có những trường hợp trẻ nhỏ bị trâu, bò húc gây tai nạn chấn thương cho trẻ.

Vật nhỏ như cúc áo, nút chai, túi nylon, hạt trái cây... vứt bừa bãi, để nơi không đúng chỗ có thể gây tai nạn ngạt tắc đường thở khi trẻ bỏ vào miệng và chơi đùa bị hóc nghẹn.

Đồ chơi, trò chơi nguy hiểm như kiếm, súng, chạy nhảy qua mức... cũng gây nên những tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ.

Các thức ăn không bảo đảm an toàn vệ sinh như bị ôi thiu, có chất gây độc có thể làm cho trẻ bị tai nạn ngộ độc do nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

Như vậy những tác nhân gây tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ ở chính ngay trong nhà hoặc chung quanh ngôi nhà chúng đang sinh sống thường xuyên có nguy cơ rình rập, tiềm ẩn; chỉ cần một chút sơ hở, chủ quan là thảm họa có thể ấp đến bất ngờ cho trẻ. Vì vậy điều quan trọng nhất là trẻ nhỏ phải luôn luôn có sự giám sát, trông nom chu đáo, cẩn thận của cha mẹ hoặc người trông giữ trẻ; không được lơ là một phút chốc nào trong trách nhiệm và tình thương yêu trẻ thơ thật sự của mình.

Muốn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ tại gia đình, tất cả mọi người cần có ý thức trách nhiệm để xây dựng “ngôi nhà an toàn” với mục tiêu là các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ phải biết được các mối hiểm họa ở trong nhà, ở chung quanh nhà có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ; đồng thời biết cách loại bỏ những mối hiểm họa này một cách cụ thể, tích cực, có trách nhiệm để góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất các loại tai nạn thương tích của trẻ nhỏ tại gia đình và cộng đồng do các tác nhân trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày gây ra.

Ngày 26/06/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích