10 sự kiện về hoạt động thể lực
Bất hoạt về thể lực là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ tư gây ra tử vong trên toàn cầu, gia tăng mức độ bất hoạt thể lực được nhìn thấy trên toàn thế giới, ước tính 1 trong 3 người lớn không hoạt động thể lực đầy đủ. Tuy nhiên, với một môi trường hỗ trợ, sự gia tăng mức độ hoạt động thể lực mang lại lợi ích sức khỏe cho các nhóm tuổi. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cung cấp các khuyến cáo về số lượng tối ưu cho các hoạt động thể lực và thực hiện một số hoạt động thể lực là tốt hơn so với không hoạt động gì. Người không hoạt động thể lực nên bắt đầu với một lượng nhỏ hoạt động thể lực và tăng dần trong một khoảng thời gian về tần suất và cường độ. 1. Bất hoạt về thể lực là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ tư gây tử vong trên toàn cầu Trên toàn cầu 6% các ca tử vong được cho là do bất hoạt về thể lực, nguyên nhân này đứng sau cao huyết áp (13%), hút thuốc lá (9%) và tương đương với lượng đường cao trong máu (6%). Hơn nữa, bất hoạt thể lực là nguyên nhân chính cho khoảng 21-25% ung thư vú và đại tràng, 27%bị bệnh tiểu đường và 30% gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ. 2. Hoạt động thể lực thường xuyên giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh Người hoạt động thể lực cải thiện sức khỏe cơ bắp và tình trạng hô hấp-tim mạch cải thiện xương và chức năng sức khỏe; có tỷ lệ thấp hơn bệnh động mạch vành (coronary heart disease), huyết áp cao (high blood pressure), đột quỵ (stroke), tiểu đường (diabetes), ung thư đại tràng, ung thư vú (colon and breast cancer) và chứng trầm cảm(depression); nguy cơ bị ngã thấp hơn và nguy cơ bị vỡ xương hông hay gãy xương cột sống; có nhiều khả năng duy trì được cân nặng. 3. Hoạt động thể lực không nên nhầm lẫn với thể thao Hoạt động thể lực là bất kỳ sự vận động nào của cơ thể được tạo ra bởi cơ xương có sử dụng năng lượng bao gồm thể thao, tập thể dục và các hoạt động khác như chơi, đi bộ, làm việc nhà, làm vườn và khiêu vũ. 4. Cường độ hoạt động thể lực vừa phải và mạnh mẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe Cường độ của các hình thức hoạt động thể lực khác nhau giữa các đối tượng, tùy thuộc vào mức độ tương đối của một cá nhân tập thể dục, ví dụ về hoạt động thể lực vừa phải (moderate physical activity) có thể bao gồm đi bộ nhanh, khiêu vũ hay công việc gia đình, ví dụ về các hoạt động thể lực mạnh mẽ (vigorous physical activity) có thể là chạy, đi xe đạp nhanh, bơi lội nhanh hoặc di chuyển những vật nặng 5. Người trong độ tuổi từ 5 đến 17 Người trong độ tuổi từ 5 đến17 nên thực hiện ít nhất trong vòng 60 phút hàng ngày với các hoạt động thể lực có cường độ trung bình đến mạnh mẽ, thời lượng hoạt động thể lực nhiều hơn 60 phút mang thêm lợi ích sức khỏe. 6. Người trong độ tuổi từ 18 đến 64 Người lớn tuổi từ 18 đến 64 nên thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể lực với cường độ cao vừa phải trong suốt cả tuần hoặc ít nhất 75 phút hoạt động mạnh mẽ trong suốt cả tuần hoặc một sự kết hợp ngang nhau giữa hoạt động thể lực vừa phải và mạnh mẽ. Để có lợi cho sức khỏe tim mạch và hô hấp tất cả các hoạt động phải được thực hiện ít nhất 10 phút trong mỗi lần hoạt động. 7. Người trong độ tuổi từ 65 trở lên Các khuyến cáo chủ yếu cho người lớn và người già là giống nhau, ngoài ra người lớn tuổi với tính cử động kém nên thực hiện hoạt động thể lực để tăng cường sự cân bằng và ngăn ngừa té ngã từ 3 ngày hoặc nhiều ngày trong tuần. Khi người lớn tuổi không thể thực hiện được các khuyến cáo về thời lượng hoạt động thể lực do điều kiện sức khỏe thì họ cũng nên hoạt động thể lực tùy theo khả năng và điều kiện cho phép. 8. Những khuyến nghị này là thích hợp với tất cả người lớn khỏe mạnh Trừ khi có tình trạng bệnh lý đặc biệt chống chỉ định thì các khuyến nghị này áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt về mặt giới tính, chủng tộc, sắc tộc hay mức thu nhập. Những khuyến nghị này cũng áp dụng cho các cá nhân có bệnh lý mãn tính không lây nhiễm, không có liên quan đến tính cử động, chẳng hạn như cao huyết áp hoặc tiểu đường, những khuyến nghị này cũng có thể có giá trị cho người lớn bị khuyết tật. 9. Thực hiện một số hoạt động thể lực là tốt hơn so với không làm gì Người không hoạt động thể lực nên bắt đầu với một thời lượng nhỏ hoạt động thể lực và tăng dần theo thời gian về tần suất và cường độ. Người lớn không hoạt động, người lớn tuổi và những người có bệnh giới hạn về cử động sẽ có thêm lợi ích sức khỏe khi họ trở nên tích cực hơn. Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và người có biến cố về tim mạch có thể cần phải đặc biệt cẩn thận và tìm kiếm sự tư vấn về y tế trước khi phấn đấu để đạt được các mức khuyến nghị về hoạt động thể lực. 10. Cộng đồng và môi trường hỗ trợ có thể giúp đỡ con người có nhiều hoạt động thể lực hơn Chính sách về đô thị và môi trường có thể có tiềm năng rất lớn làm tăng mức độ hoạt động thể lực trong quần thể dân cư, ví dụ về các chính sách này bao gồm việc đảm bảo đi bộ, đi xe đạp và các hình thức khác của phương tiện giao thông chủ động có thể tiếp cận và an toàn cho tất cả; chính sách lao động và nơi làm việc khuyến khích các hoạt động thể lực; các trường học có các khoảng trống an toàn và cơ sở vật chất tiện nghi cho sinh viên dành nhiều thời gian rãnh rỗi một cách tích cực; thể thao và các phương tiện giải trí cung cấp nhiều cơ hội cho tất cả mọi người hoạt động thể lực.
|