|
Béo phì là một vấn đề ngày càng tăng trên toàn thế giới. |
Bức tranh về tình trạng béo phì, thừa cân trên thế giới và các giải pháp phòng chống
Theo WHO, thừa cân và béo phì là nguy cơ đứng hàng thứ 6 về số trường hợp tử vong trên toàn cầu, có ít nhất 3,4 triệu người lớn tử vong mỗi năm do hậu quả của tình trạng thừa cân hoặc béo phì, ngoài ra 44% gánh nặng do bệnh tiểu đường, 23% gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ và 7% đến 41% gánh nặng về một số bệnh ung thư là do thừa cân và béo phì. Nghiên cứu: Tỷ lệ béo phì và thừa cân đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới (Study: Obesity and Overweight Rates Climbing Worldwide) Ngày 28/5/2014. WASHINGTON - Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa của Anh cho biết tỷ lệ béo phì ở cả người lớn và trẻ em trên toàn thế giới đang gia tăng với mức tăng lớn nhất về cân nặng ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo, số lượng người thừa cân gia tăng từ 857 triệu trên toàn cầu vào năm 1980 lên hơn 2 tỷ người vào năm ngoái, 62% của các cá nhân béo phì trên thế giới sống ở các nước đang phát triển. Những phát hiện từ một phân tích dữ liệu thu thập từ 188 quốc gia được công bố trên Tạp chí y khoa Anh quốcThe Lancet. Các nhà điều tra phát hiện ra tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng 28% trong 33 năm qua với sự gia tăng lớn nhất ở trẻ em, 47% của tất cả người trẻ tuổi và thanh thiếu niên trên toàn thế giới hiện nay được coi là thừa cân hoặc béo phì. Ở các nước phát triển, những người đàn ông có tỷ lệ béo phì cao hơn so với phụ nữ, mặc dù có bằng chứng cho thấy tốc độ tăng cân ở Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác đã bắt đầu chậm lại trong tám năm qua. "Ngày nay, thực phẩm đã được chuẩn bị cho chúng ta, hãy nhớ rằng trong quá khứ, phải mất một số thời gian để nấu một món ăn", Ali Mokdad-người giảng dạy vể đo lường và đánh giá sức khỏe (health metrics and evaluation) tại Đại học Washington và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Bây giờ một đứa trẻ 7 hoặc 10 tuổicó thể bật một cái gì đó trong lò vi sóng, lò vi sóng là an toàn và có sẵn". Các tác giả phát hiện ra rằng tỷ lệ cao nhất của bệnh béo phì ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Ai Cập, Pakistan và Indonesia. Những nơi có tỷ lệ cao nhất của những người thừa cân bao gồm quốc đảo Tonga, nơi có đến 50% dân số có một vấn đề về cân nặng, cùng với Libya, Qatar, Micronesia và Samoa, nơi có hơn 50% phụ nữ dư thừa về cân nặng. Makdad nói các chi phí chăm sóc sức khỏe của bệnh béo phì, đặc biệt ở các nước đang phát triển là rất lớn: "Điều đó gây ra một sự thiệt hại về khuyết tật và bệnh tật và với một dân số già hóa sống lâu hơn thì không một quốc gia nào trên thế giới có thể đủ khả năng để dành tất cả tiền của vào điều trị, chúng ta nên tìm kiếm một sự cân bằng giữa điều trị và phòng ngừa". Nếu không có biện pháp can thiệp có mục tiêu, các chương trình kiểm soát béo phì và những nỗ lực duy trì của các chính phủ quốc gia thì các chuyên gia cho rằng các quốc gia sẽ không đáp ứng mục tiêu ngăn chặn sự gia tăng tỷ lệ béo phì vào năm 2025 của Liên Hợp Quốc. Bức tranh về tình trạng béo phì và thừa cân trên thế giới và các giải pháp phòng chống (Obesity and overweight) Thế nào là thừa cân và béo phì? (What are overweight and obesity?) Thừa cân và béo phì được định nghĩa là sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức có thể làm giảm sức khỏe, chỉ số khối cơ thể (Body mass index_BMI) là một chỉ số đơn giản của cân nặng theo chiều cao thường được sử dụng để phân loại thừa cân và béo phì ở người lớn, nó được định nghĩa khi trọng lượng của một người tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao của người đó theo mét (kg/m2). Theo định nghĩa của WHO chỉ số BMI ≥ 25 là thừa cân, chỉ số BMI ≥ 30 là béo phì. BMI cung cấp sự đo lường về thừa cân và béo phì ở mức quần thể hữu ích nhất vì nó là như nhau cho cả hai giới và cho mọi lứa tuổi ở người lớn, tuy nhiên cần được coi là một hướng dẫn sơ bộ bởi vì nó có thể không tương ứng với cùng một mức độ béo trong cá nhân khác nhau. Thực trạng về thừa cân và béo phì (Facts about overweight and obesity) Thừa cân và béo phì là nguy cơ đứng hàng thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu, ít nhất 3,4 triệu người lớn tử vong mỗi năm do hậu quả của tình trạng thừa cân hoặc béo phì, ngoài ra 44 % gánh nặng do bệnh tiểu đường, 23% gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ và từ 7% - 41% gánh nặng về một số bệnh ung thư là do thừa cân và béo phì. Một số ước tính toàn cầu của WHO từ năm 2008 là hơn 1,4 tỷ người lớn 20 tuổi trở lên bị thừa cân; trong số những người lớn thừa cân, có hơn 200 triệu đàn ông và gần 300 triệu phụ nữ bị béo phì; tổng thể có hơn 10% dân số là người lớn trên thế giới bịbéo phì. Trong năm 2011, hơn 40 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân. Từng được coi là một vấn đề ở cácquốc gia có thu nhập cao, thì hiện nay thừa cân và béo phì đang gia tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở đô thị, hơn 30 triệu trẻ em thừa cân đang sống ở các nước đang phát triển và 10 triệu ở các nước phát triển. Thừa cân và béo phì có liên quan đến tử vong trên toàn thế giới nhiều hơn là do thiếu cân, chẳng hạn 65% dân số thế giới sống ở các nước nơi có thừa cân và béo phì gây tử vong nhiều hơn thiếu cân (bao gồm tất cả các nước có thu nhập cao và hầu hết ở các nước có thu nhập trung bình). Nguyên nhân gây ra béo phì và thừa cân? (What causes obesity and overweight?) Nguyên nhân cơ bản của béo phì và thừa cân là một sự mất cân bằng năng lượng giữa lượng calo thu vào và chi tiêu, trên toàn cầu đã có một sự gia tăng việc thu nhận các loại thực phẩm giàu năng lượng có nhiều chất béo và một sự gia tăng bất hoạt thể lựcdo tính chất ngày càng ít vận động của nhiều hình thức làm việc, thay đổi phương thức vận chuyển và gia tăng đô thị hóa. Thay đổi mô hình về chế độ ăn và hoạt động thể lực thường là kết quả của sự thay đổi môi trường và xã hội liên quan đến sự phát triển và thiếu các chính sách hỗ trợ trong các lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, giao thông, quy hoạch đô thị, môi trường, chế biến thực phẩm, phân phối, tiếp thị và giáo dục. Hậu quả phổ biến về sức khỏe do tình trạng thừa cân và béo phì là gì? (What are common health consequences of overweight and obesity?) Tăng chỉ số BMI là một yếu tố nguy cơ chính cho các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch (chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ) là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong năm 2008; bệnh tiểu đường; rối loạn cơ xương (đặc biệt là viêm xương khớp mãn tính-một bệnh thoái hóa cao của các khớp); một số bệnh ung thư (nội mạc tử cung, ung thư vú, và ruột kết). Nguy cơ các bệnh không lây nhiễm gia tăng cùng với sự gia tăng chỉ số BMI, béo phì trong thời thơ ấu có liên quan đến một khả năng bị béo phì cao hơn, tử vong sớm hơn và tàn tật khi ở tuổi trưởng thành nhưng ngoài việc tăng nguy cơ trong tương lai thì trẻ em béo phì sẽ khó thở, tăng nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, có các chỉ dấu sớm của bệnh tim mạch, kháng insulin và các hiệu ứng tâm lý. Đối mặt với gánh nặng kép về bệnh tật (Facing a double burden of disease) Nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang phải đối mặt với một "gánh nặng kép" (double burden) về bệnh tật, trong khi những quốc gia này tiếp tục để đối phó với các vấn đề của bệnh truyền nhiễm và thiếu dinh dưỡng thì họ đang trải qua một sự bùng nổ nhanh chóng về các yếu tố nguy cơ với các bệnh không lây nhiễm như béo phì và thừa cân, đặc biệt là ở đô thị. Không phải là hiếm để tìm thấy suy dinh dưỡng và béo phì tồn tại bên cạnh nhau (side-by-side) trong cùng một nước, trong cùng một cộng đồng và trong cùng một gia đình. Trẻ em ở các nước có thu nhập thấp và trung bình dễ bị tổn thương do sự chăm sóc trước sinh và dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ em nhỏ tuổi không đầy đủ, đồng thời chúng cũng bị phơi nhiễm với các thực phẩm nghèo vi chất dinh dưỡng nhưng giàu chất béo, hàm lượng đường cao, nhiều muối, nhiều năng lượng, các thực phẩm này không chỉ có xu hướng thấp hơn về chi phí mà còn thấp hơn về chất lượng dinh dưỡng. Các mô hình chế độ ăn uống này kết hợp với mức hoạt động thể lực thấp hơn dẫn đến sự tăng mạnh tỷ lệbéo phì ở trẻ em trong khi các vấn đề về suy dinh dưỡng vẫn chưa được giải quyết. Làm thế nào để có thể làm giảm tình trạng thừa cân và béo phì? (How can overweight and obesity be reduced?) Thừa cân và béo phì cũng như các bệnh không lây nhiễm có liên quan đến chúng là có thể phòng ngừa được, cộng đồng và yếu tố môi trường hỗ trợ là nền tảng trong việc hình thành sự lựa chọn của người dân, tạo sự lựa chọn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe hơn và hoạt động thể chất thường xuyên là sự lựa chọn dễ dàng nhất (có thể tiếp cận, có sẵn và giá cả phải chăng) và do đó ngăn ngừa được béo phì. Ở cấp độ cá nhân, mọi người có thể hạn chế việc tiêu thụ năng lượng từ tổng số chất béo và đường; tăng tiêu thụ trái cây, rau quả cũng như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt; tham gia vào các hoạt động thể lực thường xuyên (60 phút mỗi ngày cho trẻ em và 150 phút mỗi tuần cho người lớn). Trách nhiệm cá nhân chỉ có thể có hiệu quả đầy đủ của nó, ở nơi mà mọi người có thể tiếp cận với một lối sống lành mạnh; do đó ở cấp độ xã hội điều quan trọng là hỗ trợ các cá nhân làm theo các khuyến nghị trên, thông qua cam kết chính trị bền vững và sự hợp tác của các bên công cộng và tư nhân có liên quan; thực hiện các hoạt động thể lực thường xuyên và lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh có sẵn , giá cả phải chăng và dễ dàng tiếp cận với tất cả mọi người, đặc biệt là các cá nhân nghèo nhất. Ngành công nghiệp thực phẩm (food industry) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chế độ ăn lành mạnh bằng cách giảm hàm lượng chất béo, đường và muối trong các thực phẩm chế biến (reducing the fat, sugar and salt content of processed foods); đảm bảo rằng lựa chọn các thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng là có sẵn và giá cả phải chăng cho tất cả người tiêu dùng (ensuring that healthy and nutritious choices are available and affordable to all consumers); thực hành tiếp thị có trách nhiệm đặc biệt là những thực phẩm nhằm vào trẻ em và thanh thiếu niên (practicing responsible marketing especially those aimed at children and teenagers); đảm bảo sự sẵn có của sự lựa chọn thực phẩm lành mạnh và hỗ trợ thực hành hoạt động thể lực thường xuyên tại nơi làm việc (ensuring the availability of healthy food choices and supporting regular physical activity practice in the workplace). Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response) Được thông qua bởi Đại Hội đồng y tế thế giới vào năm 2004, Chiến lược toàn cầu của WHO về chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và sức khỏe (Global Strategy on Diet, Physical Activity andHealth) mô tả các hành động cần thiết nhằm hỗ trợ chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể lực thường xuyên. Chiến lược kêu gọi tất cả các bên liên quan phải hành động ở cấp độ địa phương, khu vực và toàn cầu để cải thiện mô hình về chế độ ăn uống và hoạt động thể lực ở mức độ quần thể. WHO đã phát triển Kế hoạch hành động về chiến lược toàn cầu trong phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2008-2013 (2008-2013 Action plan for the global strategy for the prevention and control of noncommunicable diseases) nhằm giúp hàng triệu người bị ảnh hưởng đối phó với những căn bệnh kéo dài suốt đời và ngăn ngừa các biến chứng thứ cấp. Kế hoạch hành động này nhằm mục đích xây dựng dựa trên Công ước khung (Framework Convention on Tobacco Control) của WHO về kiểm soát thuốc lá và Chiến lược toàn cầu của WHO về chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và sức khỏe (Global Strategy on Diet, Physical Activity and Health). Kế hoạch hành động đưa ra lộ trình để thiết lập và tăng cường các sáng kiến cho công tác giám sát, phòng chống và quản lý NCDs. Tuyên bố Chính trị tại cuộc gặp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm vào tháng 9/2011, ghi nhận tầm quan trọng trong việc làm giảm mức độ phơi nhiễm của các cá nhân và các quần thể với chế độ ăn uống không lành mạnh và bất hoạt thể lực. Tuyên bố chính trị cam kết thúc đẩy việc thực hiện Chiến lược toàn cầu của WHO về chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và sức khỏe, bao gồm, ở nơi nào thích hợp, thông qua việc giới thiệu các chính sách và hành động nhằm thúc đẩy chế độ ăn lành mạnh và tăng cườnghoạt động thể lực trong toàn bộ quần thể. Nguy cơ thừa cân và béo phì từ thực phẩm không lành mạnh Nhà điều tra của Liên Hợp Quốc: thuế cho thực phẩm không lành mạnh là quan trọng trong phòng chống chống béo phì Ngày 19/5/2014. GENEVA - Chế độ ăn không lành mạnh gây ra nguy cơ lớn hơn cho sức khỏe trên toàn cầu so với việc bán thuốc lá ngày càng được quy định và các chính phủ nên thực hiện các biện pháp nhanh chóng về thuế đối với các sản phẩm thực phẩm có hại, một điều tra viên của Liên Hợp Quốc cho biết vào hôm thứ hai. | Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về quyền chính đáng với lương thực Olivier de Schutter |
Trong một thông báo nhân dịp khai mạc Hội nghị thượng đỉnh hàng năm của Tổ chức y tế thế giới (WHO), giáo sư Olivierde Schutter người Bỉ kêu gọi các nỗ lực để khởi động các cuộc đàm phán về một hiệp ước toàn cầu nhằm giải quyết đại dịch béo phì (obesity epidemic): "Chế độ ăn không lành mạnh bây giờ là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe trên toàn cầu hơn so với thuốc lá, chỉ khithế giới cùng nhau để điều chỉnh nguy cơ của thuốc lá thì một công ước khung đậm nét về chế độ ăn đầy đủ bây giờ phải được đồng ý". De Schutter, người giữ chức vụ là báo cáo viên đặc biệt về quyền chính đáng với lương thực từ năm 2008 và trước đó đứng đầu Liên đoàn Quốc tế về nhân quyền tại Paris (Paris-based International Federation of Human Rights), báo cáo tới Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc (Human Rights Council) ở Geneva. Năm 2005, một hội nghị Liên hợp quốc về kiểm soát thuốc lá nhằm giảm tử vong và các vấn đề sức khỏe gây ra bởi các sản phẩm thuốc lá đã có hiệu lực sau các cuộc đàm phán kéo dài dưới sự bảo trợ của WHO. Trong một báo cáo cho Hội đồng nhân quyền vào năm 2012, De Schutter cho biết một hiệp ước tương tự như trên vềthực phẩm phải bao gồm việc đánh thuế các sản phẩm không lành mạnh, điều chỉnh các loại thực phẩm có lượng muối, đường và chất béo bão hòa cao và "trừng trị thẳng tay các quảng cáo đồ ăn vặt" (cracking down on junk food advertising). Báo cáo cũng kêu gọi một cuộc xem xét toàn bộ về hệ thống trợ cấp nông nghiệp “mà làm cho một số thành phần hợp thành rẻ hơn so với những thực phẩm khác" (that make certain ingredients cheaper than others) và hỗ trợ cho sản xuất trong nước để người tiêu dùng được tiếp cận với các thực phẩm lành mạnh, tươi và bổ dưỡng. Trong tuyên bố của mình vào ngày thứ hai, phát hành thông qua văn phòng của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền (High Commissioner for Human Rights), De Schutter cho rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm thúc đẩy chế độ ăn tốt hơn và chống béo phì sẽ chỉ hiệu quả nếu hệ thống thực phẩm làm cơ sở cho chúng được đặt đúng chổ: "Các chính phủ đã tập trung vào việc tăng cường năng lượng sẵn có nhưng họ có thường xuyên quan tâm đến những loại năng lượng được cung cấp ở mức giá nào, chúng được làm sẵn bởi ai và cách chúng được bán trên thị trường. Các biện pháp này là rất cần thiết để đảm bảo rằng mọi người được bảo vệ tránh khỏi các chiến dịch thông tin sai lạc công kích". Thực phẩm phải được quy định giống như thuốc lá Ngày 19/5/2014. BBC News - Các tập đoàn quốc tế cho biết ngành công nghiệp thực phẩm phải được quy định như ngành công nghiệp thuốc lá khi bệnh béo phì tạo ra một nguy cơ về sức khỏe trên toàn cầu lớn hơn thuốc lá. Liên đoàn béo phì thế giới và người tiêu dùng quốc tế (Consumers International and the World Obesity Federation) đang kêu gọi việc áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn có thể bao gồm hình ảnh trên bao bì thực phẩm về các tổn hại được gây ra bởi béo phì, tương tự như các hình ảnh ghi trên các bao thuốc lá, tuy nhiên Liên đoàn thực phẩm và đồ uống (Food and Drink Federation) cho biết ngành công nghiệp thực phẩm đã hỗ trợ các biện pháp đó. “Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ thì chúng ta sẽ có sự không khoan nhượng cùng kéo lê đôi chân như các ngành ngành công nghiệp thuốc lá trong những năm 1960", Luke Upchurch-Liên đoàn người tiêu dùng quốc tế (Consumers International). | Các quy định có thể bao gồm việc giảm bắt buộc lượng đường, muối và chất béo trong thực phẩm |
“Tránh tình hình thuốc lá” (avoid tobacco situation) Theo hai tổ chức này thì các chính phủ trên toàn thế giới nên áp đặt các quy định bắt buộc đối với các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, họ cho biết số trường hợp tử vong trên toàn cầu do béo phì và thừa cân gia tăng từ 2,6 triệu vào năm 2005 lên 3,4 triệu vào năm 2010. Các quy định mới có thể bao gồm việc giảm hàm lượng muối, chất béo bão hòa và đường trong thực phẩm, cải thiện các loại thực phẩm phục vụ tại các bệnh viện và trường học, áp đặt việc kiểm soát quảng cáo chặt chẽ hơn và giáo dục công chúng về chế độ ăn uống lành mạnh. Các khuyến cáo cho biết các chất béo nhân tạo cần được loại bỏ khỏi tất cả các sản phẩm thực phẩm và đồ uống trong vòng 5 năm. Theo các nhà tổ chức quảng cáo cho trẻ em trong chương trình truyền hình như yếu tố X (X-Factor) phải được hạn chế. Báo cáo cho rằng chính phủ có thể xem xét giá các loại thực phẩm, giới thiệu các loại thuế, thay đổi kiểm soát cấp phép và bắt đầu nghiên cứu mới để làm cho điều này xảy ra. Luke Upchurch tại Liên đoàn người tiêu dùng quốc tế nói họ đã yêu cầu về "cùng một hiệp ước tương tự trên toàn cầu" (same level of global treaty) như ngành công nghiệp thuốc lá đã đối mặt. | Các bộ phận của ngành công nghiệp thực phẩm cho biết họ đang cố gắng để giảm lượng muối và chất béo trong thực phẩm |
Có phải Brazil sẽ dẫn đầu? (Will Brazil lead?) Luke Upchurch nói rằng: "Chúng tôi muốn tránh một tình trạng như những năm 1960s, trong đó ngành công nghiệp thuốc lá đã nói là ngành công nghiệp thuốc lá không có gì sai, chúng là tốt cho sức khỏe của chúng ta và 30 hoặc 40 năm sau đó có hàng triệu người chết. Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ thì chúng ta sẽ nhận được sự không khoan nhượng và cùng kéo chân với ngành công nghiệp thực phẩm". Theo ông các quy định mới ở "mức cao nhất" (highest level) của hiệp định toàn cầu, có nghĩa là chính phủ sẽ có "quy định hợp pháp" (legally required) để thực hiện chúng, thay vì có thể chọn lựa cái gì mà ông nói là tình hình tại thời điểm này. “Một sự khác biệt đáng kể giữa quy định thuốc lá và các quy định thực phẩm là chúng ta cần thức ăn để tồn tại;và chúngchúng ta không cần thuốc lá". Tiến sĩ Ian Campbell-Diễn đàn béo phì quốc gia (National Obesity Forum). Ông Upchurch biết ông tin tưởng về sự hỗ trợ củaBrazil, Na Uy và chính phủ Vương quốc Anh đã có "các ý tưởng thực sự tốt" (really good ideas). Tiến sĩ Ian Campbell-nhà lâm sàng học và người sáng lập ra Diễn đàn béo phì quốc gia của của Vương quốc Anh cho biết: "Điều này rất thú vị và khuyến nghị của họ phần lớn là hợp lý và thiết thực". Ông cho biết chỉ khi các chính phủ "chấp nhận trách nhiệm của mình" (accepted their responsibilities) và đặt người tiêu dùng trước khi sản xuất "chúng ta sẽ thấy sự thay đổi thực sự" (will we see real change). Tiến sĩ Campbell nói thêm: "Một trong những khác biệt đáng kể giữa quy định thuốc lá và các quy định thực phẩm là chúng ta cần thức ăn để tồn tại, chúng ta không cần thuốc lá. Thực tế không thể tránh được là bệnh béo phì đang giết chết con người trên quy mô lớn và chỉ hành động của các chính phủ để giải quyết nguyên nhân ban đầu và cơ bản của bệnh béo phì sẽ dẫn đến bất kỳ sự giảm sút có ý nghĩa". Xu thế của ngành công nghiệp thực phẩm (Food industry's drive) Tiến sĩ Tim Lobstein tại Liên đoàn béo phì thế giới (World Obesity Federation) cho rằng: "Nếu béo phì là một bệnh truyền nhiễm, chúng tôi sẽ nhìn thấy hàng tỷ đô la được đầu tư trong việc kiểm soát bệnh nhưng béo phì chủ yếu do tiêu thụ quá mức của chất béo và thức ăn có đường, chúng ta đã thấy các nhà hoạch định chính sách không sẵn sàng để đưa vào các lợi ích của công ty-nhữngngười thúc đẩy những thực phẩm này", theo ông các chính phủ cần thiết có "hành động tập thể" (collective action). Terry Jones-Giám đốc truyền thông tại Liên đoàn thực phẩm và đồ uống cho biết các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống ở Anh đã hỗ trợ việc cải thiện sức khỏe cộng đồng thông qua các biện pháp được nêu trong các khuyến nghị: "Sự tham gia của ngành công nghiệp trong thỏa thuận trách nhiệm y tế công cộng của chính phủ Anh thấy các nhà sản xuất hợp tác với chính phủ, các tổ chức y tế, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác". My Jones cho biết họ đang hành động để giảm thiểu lượng muối, chất béo bão hòa và lượng calo trong các sản phẩm “cung cấp việc ghi nhãn dinh dưỡng rõ ràng và thúc đẩy chế độ ăn lành mạnh và hoạt động thể chất nhiều hơn" (provide clear nutritional labelling and to promote healthier diets and more physical activity).
|