Ngày sốt rét thế giới năm 2016: khởi đầu hướng tới mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030 theo SDGs
Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Ngày sốt rét thế giới (World Malaria Day_WMD) năm 2016 với chủ đề “Chấm dứt hoàn toàn bệnh sốt rét” (End Malaria For Good) tiếp nối những thành công lớn tạo ra bởi các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) năm 2015 và điều quan trong hơn đây cũng là điểm khởi đầu để hướng tới các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) giảm tới 90% số mắc sốt rét và số chết sốt rét trên phạm vi toàn cầu vào năm 2030. Xuất phát từ Ngày sốt rét châu Phi tổ chức vào 25/4 sau Tuyên bố Abuja lịch sử được ký kết bởi 44 quốc gia sốt rét lưu hành tại Hội nghị Thượng đỉnh sốt rét châu Phi, Ngày sốt rét thế giới (WMD) là một trong 8 chiến dịch y tế công cộng toàn cầu hàng năm được WHO công nhận cùng với các Ngày Sức khỏe thế giới, Ngày Hiến máu thế giới, Tuần lễ Tiêm chủng toàn cầu, Ngày Thế giới phòng chống lao, Ngày thế giới Không thuốc lá, Ngày Viêm gan thế giới và Ngày thế giới phòng chống AIDS... Nhiều tiếng nói, Một chủ đề (Many Voices, a Single Theme) WMD được Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) chính thức ban hành tại phiên họp lần thứ 60 vào tháng 5/2007 nhằm cung cấp "giáo dục và hiểu biết về bệnh sốt rét" (education and understanding of malaria) và quảng bá truyền thông về "thực hiện quanh năm việc tăng cường các chiến lược quốc gia kiểm soát sốt rét bao gồm cả các hoạt động dựa vào cộng đồng trong phòng chống và điều trị sốt rét tại các vùng sốt rét lưu hành” (year-long intensified implementation of national malaria-control strategies, including community-based activities for malaria prevention and treatment in endemic areas.), WMD cho phép các tập đoàn (như Exxon Mobile), các tổ chức đa quốc gia (như Malaria No More) và các tổ chức địa phương (như Mosquitoes Suck Tour) trên toàn cầu để cùng nhau mang lại nhận thức đối với sốt rét và ủng hộ các thay đổi chính sách. Mặc dù có nhiều tiếng nói từ nhiều tổ chức khác nhau nhưng mỗi năm chỉ có một chủ đề để cùng nhau hướng tới.
Các chủ đề (Themes)Mỗi 25 tháng 4 hàng năm, WMD tập trung vào một chủ đề cụ thể như sau.·WMD 2016: “Chấm dứt hoàn toàn bệnh sốt rét” (End Malaria For Good) ·WMD 2013-2014-2015: " Đầu tư vào tương lai: đánh bại sốt rét" (Invest in the future: defeat malaria) ·WMD 2012: "Giữ vững thành quả, cứu lấy cuộc sống: đầu tư cho sốt rét" (Sustain Gains, Save Lives: Invest in Malaria) ·WMD 2011: "Đạt được thành tựu và hiệu quả" (Achieving Progress and Impact) ·WMD 2009-2010: " Hạ gục bệnh sốt rét" (Counting malaria out) ·WMD 2008: "Sốt rét: một căn bệnh không có biên giới" (Malaria: a disease without borders)
Mọi người cần phải làm gì? (What Do People Do?)Theo WHO, mặc dù tình hình sốt rét đã được cải thiện đáng kể so với trước đây nhưng hiện nay trên toàn cầu vẫn hơn 3,3 tỷ người trên 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có nguy cơ mắc sốt rét, trong năm 2002 sốt rét đã gây ra ước tính 627.000 ca tử vong chủ yếu là trẻ em ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh, ở phạm vi ít hơn là Trung Đông và một số khu vực châu Âu cũng bị ảnh hưởng. WMD năm nay nhằm cung cấp một nền tảng chung cho các nước thể hiện sự thành công của họ trong phòng chống sốt rét và thống nhất các chương trình hành động khác nhau trong bối cảnh thế giới đang thay đổi, các nước sốt rét lưu hành đã đạt được những tiến bộ kinh ngạc trong thập kỷ vừa qua nhưng duy trì những tiến bộ này sẽ giúp nỗ lực được nhân lên cho tới khi công việc hoàn thành và sốt rét bị loại trừ trên toàn thế giới. Trong khi các nỗ lực nhằm ngăn chặn, chẩn đoán và điều trị sốt rét đã đạt được động lực quan trọng trong những năm vừa qua, một sự sụt giảm hàng năm trong quỹ tài trợ đe dọa làm chậm tiến trình này, đặc biệt là trên khắp châu Phi nơi mà các nước bị ảnh hưởng nặng đang đối mặt với các lỗ hổng kinh phí quan trọng, trừ khi thế giới có thể tìm ra một con đường để bắc cầu qua những lỗ hổng kinh phí này và các nước sốt rét lưu hành có được các nguồn lực và sự hỗ trợ kỹ thuật họ cận để tiến hành các kế hoạch phòng chống sốt rét hợp lý thì tình trạng tái bùng phát sốt rét dường như sẽ còn cướp đi nhiều sinh mạng hơn nữa.
Các tổ chức quốc tế như WHO là tổ chức chuyên trách về chỉ đạo và phối hợp y tế của Liên Hiệp Quốc (UN) đóng một vai trò chủ động trong việc thúc đẩy và hỗ trợ WMD, các hoạt động và sự kiện diễn ra vào hoặc xung quanh WMD thường là các nỗ lực chung giữa các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các cộng đồng và các cá nhân, các quốc gia đã tham gia chủ động vào WMD (nhưng không chỉ riêng những nước này) bao gồm Bỉ, Đan-mạch, Ethiopia, Cameroon, Đức, Mozambique, Thụy Sĩ, Uganda, Hoa Kỳ, Zambia.
Nhiều người cũng như là các công ty thuơng mại và các tổ chức phi lợi nhuận sẽ sử dụng ngày này là một cơ hội để tài trợ tiền giúp cho các biện pháp can thiệp sốt rét then chốt, nhiều sự kiện gây quỹ được tổ chức nhằm hỗ trợ việc phòng ngừa, điều trị và phòng chống sốt rét. Một số người có thể sử dụng ngày kỷ niệm này để viết thư hoặc đơn thỉnh cầu tới các lãnh đạo chính trị, kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn nữa hướng đến việc bảo vệ và điều trị cho những người có nguy cơ mắc sốt rét. Nhiều tờ báo, website và tạp chí cũng như đài truyền hình, đài phát thanh có thể sử dụng WMD là cơ hội thúc đẩy hoặc quảng bá các chiến dịch nhận thức về sốt rét, đồng thời làm cho mọi người hiểu rõ hơn về các nỗ lực ngăn ngừa và giảm thiểu sốt rét trên toàn thế giới. Chăm sóc y tế tốt là điều quan trọng giúp ngăn ngừa và điều trị những căn bệnh như là Sốt rét.
Bối cảnh và vấn đề ((Background and the problem) WMD là một ngày kỷ niệm toàn cầu nhưng không phải là ngày nghỉ của cộng đồng, trong bối cảnh sốt rét vẫn là một căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng con người gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét được lây truyền sang qua vết đốt của những con muỗi bị nhiễm bệnh, khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc sốt rét nhất là ở những quốc gia thu nhập thấp như WHO cho rằng bệnh sốt rét có thể phòng ngừa và chữa khỏi được.
Tình hình sốt rét năm 2015 (Malaria situation) ·214 triệu ca bệnh trên toàn cầu ·438,000 ca tử vong trên toàn cầu ·90% số ca tử vong xảy ra ở vùng Cận Hoang mạc Sahara châu Phi ·78% số ca tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi ·Khoảng 3,2 tỷ người – gần một nửa dân số thế giới – có nguy cơ mắc sốt rét ·Trong năm 2015, 97 quốc gia có lan truyền sốt rét liên tục ·80% số ca sốt rét được ước tính xảy ra ở 15 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất ·35% số ca tử vong sốt rét xảy ra chỉ ở hai nước: Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Công-gô
Cái giá của sốt rét (Cost of malaria) ·Từ năm 2000 sốt rét đã khiến vùng cận hoang mạc Sahara châu Phi mất 300 triệu đô-la Mỹ mỗi năm chỉ riêng cho việc quản lý ca bệnh ·Sốt rét ước tính khiến các quốc gia có bệnh lưu hành mất tới 1,3% GDP ·Đạt được mục tiêu phòng chống sốt rét tính đến 2030 sẽ mai lại khoảng 1,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ cho kinh tế các nước có bệnh lưu hành ·Sốt rét có thể chiếm tới 40% chi phí y tế công cộng tại các quốc gia có bệnh lưu hành nặng nhất. ·Sốt rét và chi phí điều trị đẩy các gia đình vào vòng tròn bệnh tật, đau đớn và nghèo túng.
Tiến trình từ năm 2000 (Progress since 2000) Giữa năm 2000 và 2015: ·Tỷ lệ tử vong do sốt rét đã giảm 60% toàn cầu ·Số ca sốt rét đã giảm 37% toàn cầu ·Do đó, theo ước tính còn lại 1,3 tỷ ca sốt rét và 6,3 triệu ca tử vong sốt rét. ·Mục tiêu 6C của MDG 3 ‘nhằm giảm một nửa và bắt đầu đảo ngược tỷ lệ mắc sốt rét’ đã được hoàn thành. Chi phí y tế được yêu cầu (Required health expenditure) ·Trong năm 2014, tổng kinh phí nội địa và quốc tế trên toàn cầu tài trợ cho sốt rét là 2,5 tỷ đô-la Mỹ - ít hơn một nửa số cần có. ·Theo ước tính các khoản đầu tư hàng năm phải tăng tới 6,4 tỷ đô-la Mỹ tính đến 2020, sau đó là 7,7 tỷ đô-la Mỹ tính đến 2025, và cuối cùng là 8,7 tỷ đô-la Mỹ tính đến 2030 – để có thể đạt được 90% giảm thiểu sốt rét.
|