Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 6: 15 thành tựu về HIV và sốt rét
Ngày 11/8/2015. Malaria news-Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 6: 15 thành tựu về HIV và sốt rét (Millennium development goal 6: 15 achievements on HIV and malaria). Hơn 3 triệu người tử vong do sốt rét và 22 người do bệnh lao đã được ngăn chặn, và khoảng 13 triệu người được điều trị bằng thuốc kháng virus để chống lại HIV. Một em bé ngủ dưới một màn để tránh muỗi đốt (Ảnh: Rex Shutterstock)
1) Từ năm 2000 đến 2012, tử vong do sốt rét giảm 42%, nhân viên y tế đóng góp nhiều tới sự tiến bộ này bằng cách mở rộng các biện pháp can thiệp bệnh sốt rét bao gồm chẩn đoán và điều trị ở cấp độ cộng đồng và sử dụng nhiều hơn các màn chống muỗi được tẩm hóa chất diệt và phun tồn lưu trong nhà. 2) Liên Hiệp Quốc (UN) ước tính 3,3 triệu người tử vong do sốt rét đã được đẩy lùi từ năm 2000 đến năm 2010. Khoảng 90% trong số này là trẻ em dưới 5 tuổi ở tiểu vùng Saharan châu Phi. 3) Sử dụng màn tẩm hóa chất diệt cao ở một số quốc gia. Tại Benin, Madagascar, Rwanda và Tanzania hơn 70% trẻ em dưới 5 tuổi ngủ trong màn trong năm 2012. Tuy nhiên, thực tế này là không phổ biến ở các nước khác, bao gồm ở Chad, Cameroon và Nigeria, nơi mà chỉ có khoảng 20% trẻ em dưới 5 tuổi ngủ trong màn. 4) Tiếp cận lớn hơn tới việc điều trị bệnh lao đã cứu sống khoảng 22 triệu người trong giai đoạn 1995-2012. 5) Tỷ lệ điều trị bệnh lao (TB) thành công đang gia tăng, và vẫn ở mức trên 85%, mặc dù có tiến bộ này, nhưng bệnh lao kháng đa thuốc vẫn tiếp tục đặt ra những vấn đề nghiêm trọng và số lượng các trường hợp lao kháng với hầu như tất cả các loại thuốc đang gia tăng. 6) Các nước Nam Á đang trên đà loại trừcăn bệnh nhiệt đới bị lãng quên - leishmaniasis nội tạng còn được gọi là kala Azar, vào năm 2020, căn bệnh này là kẻ giết người do ký sinh đứng hàng thứ hai trên thế giới sau bệnh sốt rét. 7) Hơn 5 tỷ liệu trình điều trị đã được dùng cho bệnh ký sinh trùng giun chỉ bạch huyết từ năm 2000, trong số 73 quốc gia nơi mà bệnh được biết đến là lưu hành có tới 39 quốc gia đang trên đà loại trừ nó như là một vấn đề y tế công cộng vào năm 2020. 8) Trong năm 2013 số trường hợp mắc bệnh ngủ châu Phi được ghi nhận là thấp nhấp trong vòng 50 năm, căn bệnh này còn được gọi là bệnh ngủ, được truyền từ loài ruồi tsetse và có thể gây ra co giật, hôn mê và tử vong sớm. 9) Số ca nhiễm HIV mới trong 100 người có độ tuổi từ 15 và 49 đã giảm 44% từ năm 2001 đến năm 2012. 10) Vào cuối năm 2013, khoảng 12,9 triệu người được dùng thuốc kháng virus trên toàn cầu, trong số này, có 11,7 triệu người sống ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Nếu xu hướng này tiếp tục, WHO cho biết mục tiêu của việc 15 triệu người điều trị ARV vào năm 2015 sẽ đạt hoặc vượt quá. 11) Số ca nhiễm HIV mới ở miền nam và miền trung châu Phi đã giảm 48% và 54% tương ứng từ năm 2001 đến năm 2012, mặc dù vậy, ước tính có khoảng 2,3 triệu người bị nhiễm mới. 12) Các nỗ lực nhằm làm giảm tác động của HIV và AIDS đối với trẻ em và gia đình của chúng tiếp tục. HIV không còn được coi là một rào cản đối với giáo dục cho trẻ em mất cha mẹ do virus, có một tỷ lệ đi học gần tương đương giữa trẻ em mồ côi và không mồ côi tuổi từ 10 đến 14. 13) Đến cuối năm 2012, có hơn 900.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV trên toàn cầu đã được điều trị bằng thuốc ARV, độ bao phủ của các chương trình ARV dùng trong dự phòng lây truyền từ mẹ sang con gia tăng từ 57% vào năm 2011 lên 62% vào năm 2012. 14) Ở Ấn Độ, hơn 15 triệu người mắc bệnh lao được chẩn đoán và điều trị từ năm 1998 đến năm 2012, cứu được khoảng 2,6 triệu sinh mạng. 15) Số liệu cho thấy sự kỳ thị xung quanh HIV và AIDS đang giảm dần, tại Congo-Brazzaville, 77% phụ nữ mang thai nhận được sự chăm sóc trước khi sinh đã thực hiện các xét nghiệm HIV tự nguyện trong năm 2011, so với chỉ 16% vào năm 2003.
|