Những khái niệm cơ bản về bản chất của bệnh cúm A (H5N1) và đại dịch cúm gia cầm
Hiện nay dịch cúm gia cầm đã lan rộng ở hầu khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và có nguy cơ lan rộng ra cả nước, việc ngăn ngừa dịch cúm gia cầm không còn chỉ là trách nhiệm của các ngành chức năng mà là của tất cả cộng đồng. Những khái niệm và bản chất của bệnh cúm A (H5N1) sau đây là rất cần thiết để chủ động đối phó và ngăn chăn. Cúm là căn bệnh bắt đầu từ cơ quan hô hấp do vi rút có tính lây nhiễm cao gây nên. Bệnh có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng vì lây lan nhanh chóng từ các vụ dịch nhỏ làm số lượng lớn dân cư bị nhiễm bệnh cùng với các biến chứng nặng như viêm phổi bội nhiễm do vi khuẩn, vi rút và có thể gây tử vong. Vi rút cúm A (H5N1) bao gồm hai loại kháng nguyên bề mặt là kháng nguyên Haemagglutinin (H) và kháng nguyên Neuraminidase (N) liên quan đến khả năng gây nhiễm trên vật chủ và tạo ra chủng vi rút mới. Kháng nguyên H liên quan tới quá trình bám dính của vi rút vào tế bào, còn kháng nguyên N hỗ trợ cho vi rút trong quá trình xâm nhập vào tế bào chủ, từ đó nhân ra hàng loạt các vi rút mới. Vi rút cúm A có 15 phân typ HA và 9 phân typ NA. 15 loại kháng nguyên H (được đánh số từ H1 đến H15) và 9 loại kháng nguyên N (được đánh số từ N1 đến N9). Vi rút cúm có tỷ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt luôn có xu hướng biến đổi, chỉ cần những đột biến nhỏ cũng dẫn tới sự biến đổi kháng nguyên tạo ra một chủng cúm mới. Về bản chất, đây chỉ là những biến đổi nhỏ trên các vi rút đã lưu hành trên thế giới. Hàng năm quá trình này gây nên dịch cúm trên diện rộng, thường xảy ra cuối Thu và đầu Xuân. Trong những mùa dịch, tỷ lệ tấn công của vi rút phụ thuộc vào lứa tuổi và người đó có tiếp xúc với chủng cúm trước đây chưa ? Đại dịch cúm thường liên quan tới sự thay đổi cơ bản gen ở vi rút cúm A tạo nên một phân typ vi rút mới. Khi đột biến gen xảy ra, kháng nguyên bề mặt được thay thế bằng một kháng nguyên mới hoàn toàn khác biệt. toàn bộ cộng đồng chưa kịp có đáp ứng miễn dịch đối với phân typ vi rút cúm mới đó. Điển hình là trong đại dịch cúm ở châu Á năm 1957-1958: tháng 5/1957, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận phân typ kháng nguyên mới H2N2 ở Singapore thì đến tháng 5/1958 vi rút đã lan rộng ra toàn cầu. Trong vụ dịch này một phân typ cúm A mới là H2N2 thay thế cho phân typ H1N1 đx lưu hành trên người trong gần 4 thập kỷ. Tỷ lệ nhiễm theo báo cáo từ 20-70% dân số, nhưng tỷ lệ tử vong thấp chủ yếu là trẻ sơ sinh và người già từ 1/10.000 đến 1/2000 người mắc. Vì vậy, những người sinh ra sau thời gian này không có miễn dịch với phân typ cúm H1N1. Vụ dịch Cúm Hồng Kông (1968-1969), giữa tháng 7/1968 đã ghi nhận phân typ mới H3N2 ở Hồng Kông. Vi rút cúm A được biết đến là nguyên nhân của các vụ đại dịch do cả hai vụ dịch cúm Châu Á và cúm Hồng Kông đã làm 4,5 triệu người tử vong. Cho đến nay nhân loại được biết đến các yếu tố gây nên đại dịch cúm bao gồm sự xuất hiện của một phân typ mới, vi rút có khả năng lây nhiễm một cách nhanh chóng từ người sang người và độc lực cao của vi rút gây nên các triệu chứng bệnh nặng nề ở người. Các nhà khoa học dự đoán được chính xác khi nào thì đại dịch cúm tiếp theo sẽ xảy ra và kéo dài trong bao lâu. Nếu trung bình 30-32 năm có một đại dịch cúm xảy ra trên thế giới, thì trong tương lai gần có nguy cơ xảy ra một đại dịch cúm. Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm ở chim, gây ra bởi vi rút cúm A. Một vài loài chim có tính đề kháng mạnh hơn với vi rút so với những loài chim khác, nhưng người ta cho rằng tất cả các loài chim đều nhạy cảm với vi rút cúm gia cầm. Các loài chim bị nhiễm vi rút có biểu hiện rất khác nhau từ thể bệnh nhẹ cho đến nặng gây tử vong nhanh chóng và thành các vụ dịch nghiêm trọng. Loại gây nên thể bệnh nặng được gọi là “Cúm gia cầm có độc lực cao”. Người ta đã biết có nhiều phân typ vi rút cúm ở chim, nhưng cho đến nay các vụ dịch có khả năng gây bệnh cao đều do phân typ H5 và H7. Ổ chứa thiên nhiên của vi rút cúm gia cầm là các loài thủy cầm di cư, chủ yếu là vịt trời-các loài chim này có sức đề kháng cao với vi rút cúm. Các gia cầm bao gồm gà và gà tây nhậy cảm với vi rút cúm. Sự tiếp xúc giữa đàn gia cầm với các loài thủy cầm hoang dại di cư là nguyên nhân của các vụ dịch cúm xảy ra và cũng đóng vai trò quan trọng làm lan truyền dịch. Nhìn chung vi rút cúm gia cầm thường gây bệnh ở loài chim và lợn, ở Hồng Kông năm 1997 đã xảy ra một vụ dịch cúm gia cầm lớn do phân typ H5N1, sau đó trường nhiễm vi rút cúm gia cầm trên người đầu tiên đã được ghi nhận. Chủng vi rút cúm A (H5N1) đã gây hội chứng nhiễm trùng hô hấp nặng ở 18 người, trong đó có 6 trường hợp tử vong. Tất cả những trường hợp này đều chứng minh thấy có mối liên quan mật thiết với gia cầm nhiễm bệnh. Từ đó người ta thấy rằng tiếp xúc trực tiếp với các gia cầm nhiễm vi rút còn sống là nguyên nhân dẫn đến nhiễm bệnh cúm gia cầm ở người. Các nghiên cứu về gen cho thấy vi rút đã chuyển trực tiếp từ chim sang người. Sự giảm đáng kể các quần thể gia cầm ở Hồng kông được cho là nguyên nhân làm giảm khả năng lây nhiễm trực tiếp sang người và có thể đã làm thay đổi mức độ đại dịch.
|