Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) phân chia các quốc gia trên toàn cầu thành 6 khu vực, trong đó khu vực Đông và Nam Á có 11 thành viên với gần 2 tỷ người gồm Bangladesh, Bhutan, Triều Tiên, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thailand, Đông Timor, riêng Việt Nam nằm ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Đây là một trong những khu vực lưu hành nhiều bệnh do muỗi truyền và cũng là trung tâm y tế toàn cầu.
Các công cụ phòng chống véc tơ bổ sung bên cạnh các biện pháp phòng chống cốt lõi (ITNs+IRS) bao gồm hoá chất diệt bọ gậy (larviciding), ống mái hiên (eave tubes) và mồi đường có mục tiêu (targeted sugar baits) được thiết kế để thu hút và tiêu diệt muỗi sẽ hỗ trợ thêm cho các nguyên tắc IRM.
Mặc dù việc tối ưu hóa các biện pháp can thiệp phòng chống véc tơ cốt lõi là cần thiết nhưng chỉ những công cụ này sẽ không đủ để loại trừ bệnh sốt rét. Hiệu quả của IRS bị hạn chế khi muỗi không đậu trong nhà và ITNslà khi muỗi đốt người ngoài trời hoặc ngoài giờ ngủ.
IRS là biện pháp can thiệp phòng chống véc tơ được chương trình sốt rét tại các quốc gia triển khai rộng rãi thứ hai. Khi được thực hiện đúng cách, IRS đã được chứng minh là một biện pháp can thiệp mạnh mẽ để giảm mật độ và tuổi thọ của muỗi trưởng thành và do đó làm giảm sự lây truyền sốt rét. Tuy nhiên, mặc dù có truyền thống lâu đời và có nhiều kinh nghiệm hoạt động liên quan, nhưng rất ít RCT được thực hiện trên IRS.
Các biện pháp can thiệp dựa trên hoá chất diệt muỗi, chẳng hạn như màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu dài (LLINs) và phun tồn lưu trong nhà (IRS), vẫn là xương sống của chương trình phòng chống véc tơ sốt rét. Những biện pháp can thiệp này nhắm vào những loài muỗi thích đốt máu và nghỉ ngơi trong nhà nhưng có khả năng hạn chế trong việc ngăn chặn sự lây truyền xảy ra ngoài trời hoặc ngoài giờ ngủ thông thường.
Muỗi cát (sand fly) đóng vai trò như các trung gian truyền nhiều loại tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể gây thành dịch nếu không kiểm soát và giám sát chặt chẽ Bệnh do muỗi cát gây ra (sandfly-borne diseases/ sandfly-transmitted diseases), đặc biệt là tác nhân virus và ký sinh trùng đơn bào. Trong đó, virus lây truyền thông qua muỗi cát gồm virus trong nhóm Bunyavirus, Phleboviruses và ít nhất có 45 loại virus có liên quan đến bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu.
Chúng ta biết rất nhiều về sở thích của muỗi khi ở gần, nhưng làm thế nào để muỗi tìm thấy chúng ta từ khoảng cách hàng trăm mét? Sử dụng một khu vực thử nghiệm ngoài trời có kích thước bằng sân trượt băng ở Zambia, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mùi cơ thể con người rất quan trọng đối với hành vi tìm kiếm vật chủ của muỗi ở khoảng cách xa.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu về vai trò cũng như các phương pháp thực hành ngoại ký sinh mò (Họ Trombiculidae). Cho đến nay ở Việt Nam đã phát hiện được 107 loài mò (họ Trombiculidae) vàmò là véc tơ truyền một số mầm bệnh nguy hiểm cho con người. Véc tơ chính có khả năng truyền mần bệnh sốt mò Orientia tsutsugamushi là Leptotrombidium (L) deliense[3].
Theo Báo cáo mới nhất của tổ chức Y tế thế giới, số ca mắc sốt rét trong năm 2021 là 247 triệu ca tăng so với 245 triệu ca năm 2020. Trong đó, số ca tử vong do sốt rét là 619.000 ca trong năm 2021 giảm so với 625.000 ca trong năm 2020.Trong hơn 2 năm đại dịch (2020–2021), COVID-19 làm gián đoạn các dịch vụ y tế thiết yếu dẫn đến gia tăng 13 triệu ca mắc và hơn 63.000 ca tử vong sốt rét.
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho khu hệ động thực vật phát triển. Trong đó có khu hệ ngoại ký sinh bao gồm các nhóm thuộc lớp côn trùng (Insecta) như bọ chét (Siphonaptera), chấy rận (Anoplura), ăn lông (Mallophaga) và các nhóm chân khớp thuộc lớp nhện (Arachnida) mà chủ yếu các nhóm thuộc bộ ve bét (Acarina) như ve (Ixodoidea), mò (Trombiculidae) và mạt (Gamasoidea).
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích