Tỷ lệ mắc bệnhSXHD đã gia tăng đáng kể trên toàn cầu trong những thập kỷ gần đây, tăng từ 505.430 trường hợp mắc trong năm 2000 lên đến 5,2 triệu trường hợp mắc năm 2019. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh SXHD là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và tự điều trị tại nhà, do vậy số trường hợp mắc SXHD thực tế không được báo cáo đầy đủ. Nhiều trường hợp cũng bị chẩn đoán nhầm với các bệnh sốt khác.
Trong tuần thứ 41 (5-11/10), Việt Nam ghi nhận 4.042 ca mắc SXHD ở 60/63 tỉnh/thành và không có ca tử vong, trong đó có 3.122 ca nhập viện (72,2%). So với tuần trước (4.858 ca và không có ca tử vong), số ca mắc giảm 16.8%. Tính đến ngày 13/9/2020, tổng cộng có 70.585 ca SXHD được báo cáo ở Việt Nam, trong đó 7 ca tử vong. Như vậy số ca mắc giảm 64,8% so với cùng kỳ năm 2019
Trong tuần thứ 23 năm 2020, Việt Nam ghi nhận 1.144 ca mắc SXHD ở 38 trong số 63 tỉnh/thành và không có ca tử vong, trong số đó có 88% trường hợp nhập viện. So với cùng kỳ năm 2019 (3.536 ca mắc, không có ca tử vong), số ca mắc giảm 3.1 lần. Tổng số ca mắc SXHD từ ngày 01/01/2020 đến ngày 07/6/2020 là 31.966 ca với 03 ca tử vong, thấp hơn so với 71.593 ca mắc và 07 ca tử vong báo cáo trong giai đoạn cùng kỳ năm 2019.
Theo thông báo mới nhất vào ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, tình hình sốt xuất huyết Dengue (SXHD) từ đầu năm đến nay như sau:
Theo tin từ ngày 22 tháng 01 năm 2019 từ Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm Quốc gia-Viện y tế quốc gia Mỹ cho biết theo một nghiên cứu mới ở Nicaragua của hơn 3.000 trẻ em từ 2 đến 14 tuổi, trẻ em có tiền sử nhiễm virus sốt xuất huyết trước đó có nguy cơ bị triệu chứng thấp hơn đáng kể khi bị nhiễm vius Zika. Các chuyên gia lo lắng rằng nhiễm virus sốt xuất huyết trước đó có thể làm cho bệnh Zika nghiêm trọng.
Bệnh sốt xuất huyết do vi-rút Hantan thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Vi-rút Hantan còn viết là vi-rút Hantaan (genus Hantavirus, thuộc họ Bunyaviridea) có thể gây bệnh cho người trên khắp thế giới nhưng không gây bệnh cho các loài gặm nhấm.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue theo quy luật chung thường xuất hiện và phát triển ở các địa phương nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 10 trong năm. Tuy nhiên do đặc điểm địa lý, khi hậu khác nhau của từng vùng miền nên quy luật này có thay đổi. Ở miền Nam và miền Trung bệnh bệnh lưu hành quanh năm. Ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11 ngoài các tháng có thời tiết lạnh, ít mưa. Trong những năm gần đây, bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều vào mùa hè, vì vậy cần cảnh giác để chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống.
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm và là bệnh do vector truyền nguy hiểm nhất thế giới hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nếu như các tài liệu viết về lịch sử của bệnh sốt rét thì nhiều thì thông tin của bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn còn khiêm tốn, chủ yếu là các tài liệu bằng tiếng nước ngoài như Anh, Ý và Ả Rập.
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm vi rút cấp tính rất nguy hiểm, được lan truyền từ người bệnh sang người lành chủ yếu thông qua muỗi cái Ae. aegypti và Ae. albopictus nhiễm vi rút. Tác nhân gây bệnh là do vi rút Dengue thuộc họ Flaviviridae gồm có 4 típ huyết thanh khác nhau: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccin phòng, nên biện pháp phòng chống hiệu quả hiện nay là ngăn chặn và kiểm soát véc tơ.
Sốt xuất huyết Dengue có đặc điểm là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương. Bệnh có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng; nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Trong các biến chứng trầm trọng, việc xử trí xuất huyết nặng trong sốt xuất huyết là vấn đề cần được quan tâm.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3547492 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impe.quynhon@gmail.comTrưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích