Các công cụ mới có thể giúp chặn đứng muỗi trước khi đốt
Trong khi gánh nặng bệnh sốt rét toàn cầu đã giảm đáng kể do mở rộng quy mô của các biện pháp can thiệp kiểm soát hiệu quả bệnh sốt rét đã được chứng minh. Hiện nay, ngoài vaccine RTS,S đã và đang phát triển mang lại nhiều hy vọng hơn trong cuộc chiến chống bệnh do muỗi truyền, còn có hai công cụ mới kiểm soát muỗi.Đó là, Đơn vị nghiên cứu Sốt rét và Các bệnh ký sinh trùng(Division of Parasitic Diseases and Malaria_DPDM)của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ (US.CDC) đang tận dụng các mối quan hệ đối tác và trạm nghiên cứu bệnh sốt rét lâu đời của mình ở miền tây Kenya để đánh giá các công cụ kiểm soát muỗi “Bẫy đường thu hút muỗi và thuốc xua đuổi không gian”. Bẫy đường thu hút muỗi (Attractive Targeted Sugar Baits_ATSB) Bẫy ATSB dẫn dụ thu hút muỗi hút mồi là chất đường tẩm hóa chất diệt muỗi để giết chúng trước khi chúng có cơ hội đốt và lây bệnh sốt rét cho người. Sau một thử nghiệm cho kết quả đầy rất “phấn khởi” ở Mali, hiện Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG)đã khuyến nghị cần đánh giá thêm loại bẫy ATSB mới này như một biện pháp can thiệp bệnh sốt rét. Vào tháng 10 năm 2021, Hiệp hội Kiểm soát vector lồng ghép (Integrated Vector Control Consortium_IVCC) và US.CDC, vốn đóng vai trò là đồng nghiên cứu viên trong nghiên cứu đã xem xét dữ liệu ban đầu được thu thập từ các nghiên cứu kiểm chứng và đề xuất các nghiên cứu dịch tễ học quy mô lớn ở Kenya, Mali và Zambia. Điểm nghiên cứu ở Kenya đã bắt đầu thử nghiệm chính ATSB vào tháng 3 năm 2022 kéo dài đến tháng 2 năm 2024. Hình 1. Hình ảnh mô phỏng bẫy ATSB đang thử nghiệm giai đoạn 3 tại Kenya, Zambia và Mali. Nguồn: Open Access ,2022
Thuốc xua đuổi không gian Thuốc này hoạt động bằng cách giải phóng các hóa chất vào không khí làm cản trở khả năng phát hiện vật chủ của muỗi hoặc can thiệp phản ứng đốt mồi của chúng. Bộ phận của US.CDC là DPDM đã tham gia vào việc xây dựng đề cương, các quy trình thực hành chuẩn (SOP) và tài liệu tập huấn, đồng thời đang làm việc với Đại học Notre Dame, Viện Nghiên cứu Y khoa Kenya (KEMRI) và các đối tác khác trong cung cấp bằng chứng nâng cao cho Hiệp hội Triển khai toàn cầu các chất xua đuổi không gian (Advancing Evidence for the Global Implementation of Spatial Repellents_AEGIS) - một nỗ lực kéo dài 5 năm do Unitaid tài trợ để xác định hiệu lực của một sản phẩm hóa chất xua không gian mới để ngăn ngừa các bệnh do muỗi truyền. Thử nghiệm ở Kenya đã hoàn thành bước đầu tiên trong bốn tháng làm việc cơ bản. Trong suốt giai đoạn này, nhóm nghiên cứu đã tuyển dụng những người tham gia và thiết lập cơ sở dữ liệu nhiễm sốt rét ở những người tham gia. Thử nghiệm đang đánh giá hiệu quả của thuốc xua không gian về giảm muỗi đốt và sẽ xem xét tác động truyền bệnh sốt rét. Công tác triển khai bắt đầu vào mùa thu năm 2021 và các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi những người tham gia trong 12 tháng tới. Theo dõi mối đe dọa sốt rét mới: Anopheles stephensi Một loài muỗi truyền bệnh sốt rét xâm nhập vào châu Phi là Anopheles stephensi, đây là một mối đe dọa quốc tế mới nổi có khả năng làm thay đổi bối cảnh sốt rét ở châu Phi từ một căn bệnh chủ yếu ở nông thôn thành một căn bệnh ở đô thị và đảo ngược tiến trình hướng tới loại trừ bệnh sốt rét (LTSR) toàn cầu. Lần đầu tiên được phát hiện ở Djibouti vào năm 2012, nay nó đã lan sang Sudan, Ethiopia và Somalia. Hình 2
Bệnh sốt rét gần như được loại trừkhỏi Djibouti trước khi phát hiện ra muỗi An. stephensi: Từ năm 2012, có khoảng 2.000 trường hợp sốt rét được báo cáo hàng năm; năm 2020 phát hiện trên 72.000 trường hợp. Mô hình hóa đã ước tính rằng muỗi An. stephensi có thể khiến thêm 120 triệu người có nguy cơ mắc bệnh sốt rét ở châu Phi. Như vậy, cần phải hiểu được sự lây lan của An. stephensi, nguy cơloài này có thể gây ra và các cách để ngăn chặn nó phát tán. Hình 3. Chu kỳ của Plasmodium trong muỗi An. stepheni Nguồn: Trends in Parasitology, 2022
US.CDC hiện đang hỗ trợ các hoạt động liên quan đếnkiểm soát An. stephensibằng cách: ·Tăng cường quản lý nguồn sinh sản lăng quăng của muỗi này dựa vào cộng đồng để kiểm soát An. stephensi ở Djibouti; ·Phân tích muỗi A. stephensi ở Ethiopia để hiểu rõ hơn về phân bố địa lý của quần thể và sự biến động của loài này; ·Hợp tác với Mạng lưới Giám sát Aedes spp. Tây Phiđể giúp các quốc gia trên khắp Tây Phi chuẩn bị cho sự xâm nhập củaAn. stephensi; ·Xây dựng năng lực dịch tễ học để phát hiện gia tăng sốt rét do An. stephensi truyền ở Ethiopia; ·Hợp tác với USAIDexternal icon để xây dựng các chiến lược chuẩn bị và ứng phó cho các quốc gia đối tác PMI bị ảnh hưởng.
|