Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 4 5 1 0
Số người đang truy cập
6 0 2
 Chuyên đề
Chiến lược Đề phòng sốt rét quay trở lại tại các quốc gia sau khi loại trừ sốt rét

Hiện nay một số quốc gia đã và đang đạt được những thành công quan trọng trongloại trừ sốt rét (LTSR). Đó là sự nỗ lực rất lớn cũng như sự hỗ trợ và đầu tư lớn của các tổ chức và cả một quá trình lịch sử lâu dài của các quốc gia trên toàn cầu.

Tuy nhiên, để duy truỳ thành quả LTSR cũng như tình trạng không còn sốt rét luôn bền vững, các nước vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức cần phải đối mặt. Do đó, các nước đã phát triển chiến lược kỹ thuật khác nhau để thực hiện chương trình đề phòng sốt rét quay trở lại (ĐPSRQTL), việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và chiến lược phù hợp để ĐPSRTL có ý nghĩa sống còn với các quốc gia đã được công nhận LTSR.

Việc chuyển chiến lược từ giai đoạn LTSR sang giai đoạn ĐPSRQTL chỉ có khả thi khi hệ thống giám sát bệnh tật của các quốc gia chứng minh được lan truyền sốt rét đã được cắt đứt, không có sốt rét nội địa ở bất kỳ nơi nào và tất cả các trường hợp bệnh được báo cáo đều là sốt rét ngoại lai. Các hoạt động đề phòng sốt rét ngoại lai có mục tiêu là dự phòng bệnh ở những đối tượng là hành khách du lịch đến hoặc trở về từ các vùng sốt rét lưu hành từ các quốc gia khác, qua đó ngăn chặn sự lan truyền sốt rét trở lại tại các vùng nguy cơ, duy truỳ thành quả LTSR bền vững. Bởi vì một trong những yếu tố gây ra lan truyền sốt rét trở lại là do sự thiếu cảnh giác với bệnh sốt rét. Điểm đặc biệt của những dịch bệnh này thường phát sinh từ một ổ bệnh nhỏ với các trường hợp bệnh, thường là du nhập từ nước ngoài. Do đó, điều quan trọng là cần phải xác định nguồn nguy cơ và can thiệp kịp thời ở gian đoạn đầu để tránh lan truyền sốt rét trở lại.


Hình 1. Tiến trình chuyển đổi các giai đoạn phòng chống, loại trừ sốt rét, ĐPSRQLT
Nguồn:A Field Manual for Low and Moderate Endemic Countries. Geneva: WHO, 2007.

Để xây dựng chiến lược ĐPSRQTL cần dựa vào đánh giá nguy cơ lan truyền sốt rét trở lại tại các địa phương, trong đó chủ yếu kết hợp tính cảm thụ và khả năng lây truyền, do đó phụ thuộc vào các yếu tố như sinh thái học, khí hậu, xã hội học, dịch tễ học, côn trùng học và một số yếu tố khác. Dựa vào các mức nguy cơ này để lựa chọn các can thiệp và đáp ứng phù hợp với từng khu vực và kịch bản khác nhau. ĐPSRQTL đòi hỏi phải quản lý thích hợp khả năng lây truyền (khả năng của một hệ sinh thái cho phép truyền bệnh sốt rét) và tínhcảm thụ (xác suất nhập khẩu ký sinh trùng sốt rét vào một quốc gia hoặc khu vực).

Bảng 1. Đánh giá nguy cơlan truyền sốt rét trở lại


Nguồn: WHO Europe, Regional framework for prevention of malaria reintroduction and certification of malaria elimination, 2014-2020

Kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chuyển đổi chiến lược và thực hiện công nhận LTSR trên thế giới. Từ năm 1955-2021, 42 quốc gia/vùng lãnh thổ đã được WHO công nhận LTSR, những quốc gia gần đây là Morocco (2010), Turkmenistan (2010), Armenia (2011), Maldives (2015), Sri Lanka (2016), Kyrgyzstan (2016), Paraguay (2018), Uzbekistan (2018), Algeria (2019), Argentina (2019), El Salvador(2021), Trung Quốc (2021), Azerbaijanvà Tajikistan (2023).Các quốc gia này đã xây dựngchiến lược kỹ thuật cụ thể để ĐPSRQTL, phù hợp với quốc gia của mình, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác.


Hình 2. Tỷ trọng THB sốt rét toàn cầu của các quốc gia năm 2020 và chứng nhận LTSR của WHO đến năm 2021
Nguồn: What India can learn from globally successful malaria elimination programmes. BMJ Glob Health. 2022


Hình 3. Kiểm tra hồ sơ loại trừ sốt rét tại huyện Qakh, Azerbaijan
Nguồnhealthtimes.co.zw/2023/03/31/who-certifies-azerbaijan-and-tajikistan-as-malaria-free/

Bảng 2. Các chiến lược ĐPSRQTL ở các quốc gia khác nhau

Quốc gia

Năm công nhận LTSR

Chiến lược ĐPSRQTL

Mauritius

1973

Chương trình phát hiện ca bệnh mạnh (PCD/ACD/RACD), Quản lý véc tơ tích hợp (IVM), hệ thống chăm sóc sức khỏe mạnh đáp ứng kịp thời với các ca bệnh mới xuất hiện, IRS tại các cảng nhập cảnh, điều trị dự phòng cho khách du lịch, giám sát hành khách đến, giáo dục về bệnh sốt rét và thông tin cho nhân viên y tế về quản lý ca bệnh sốt rét.

Singapore

1982

Giám sát và kiểm soát muỗi Anopheles và xác định các khu vực có nguy cơ lan truyền sốt rét , giám sát ca bệnh và điều tra dịch tễ học, sàng lọc bệnh sốt rét bắt buộc đối với người lao động nước ngoài từ năm 1997, phát hiện ca bệnh sớm thông qua điều tra lam máu, sốt ở các khu vực có nguy cơ lan truyền sốt rét và truyền thông nguy cơ cho các bác sĩ cũng như giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

AUE

2007

Thông báo ngay lập tức tất cả các trường hợp mắc bệnh sốt rét ngoại lai, chẩn đoán và điều trị miễn phí cho bệnh nhân, bao gồm cả tỷ lệ đáng kể khách du lịch đến đất nước. Các chương trình phát hiện trường hợp bệnh liên tục và các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng để đạt được sự hợp tác của cộng đồng. Chương trình sốt rét cũng được khuyến nghị tích hợp với hệ thống chăm sóc sức khỏe (IVM).

Morocco

2010

Chương trình phòng chống sốt rét quốc gia xây dựng dữ liệu thông tinvề côn trùng học và ký sinh trùng, và một số khu vực có nguy cơ cao sốt rét quay trở lại sẽ được nghiên cứu và giám sát thường xuyên.

Maldives

2015

Giám sát dịch tễ học bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cộng đồng, phòng ngừa thông qua kiểm dịch y tế quốc tế tại các cảng, cửa khẩu, chăm sóc sức khỏe hiệu quả, giám sát và kiểm soát véc tơ tích hợp.

Sri Lanka

2016

Tập trung mạnh vào kiểm soát véc tơ, giáo dục nhân viên y tế và cộng đồng về nguy cơ SRQTL, các biện pháp giám sát chặt chẽ để điều trị các ca bệnh ngoại lai. Sau khi LTSR, công tác phát hiện ca bệnh chủ động bằng các đơn vị sốt rét lưu động và phát hiện ca bệnh bị động vẫn được duy trì, thận trọng chẩn đoán từng ca sốt rét ngoại lai, điều trị kịp thời, kết hợp với điều trị triệt căn bằng thuốc primaquine.

Kyrgyzstan

2016

Chẩn đoán và thông báo sớm tất cả các trường hợp mắc bệnh sốt rét và điều trị kịp thời, xác định tất cảtrường hợp và nguyên nhân của SRQLT, đáp ứng ngay lập tức trong trường hợp SRQLT, liên tục đào tạo và đào tạo lại cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, tăng cường huy động xã hội và phối hợp liên ngành, hợp tác với các tổ chức quốc tế, tài trợ và hợp tác xuyên biên giới.

Paraguay

2018

Đào tạo về các dịch vụ y tế nói chung để duy trì cảnh giác và tiếp tục tham gia của tình nguyện viên trong cộng đồng, điều này đảm bảo phát hiện và điều trị kịp thời các ca bệnh. Theo dõi những thay đổi liên quan đến nguy cơ sốt rét ngoại lai bằng cách phối hợp với các cơ quan chức năng trong chương trình sốt rét quốc gia giữa các bộ/ngành[20]

Uzbekistan

2018

Duy trì giám sát bệnh sốt rét để phát hiện nhanh chóng các trường hợp mắc bệnh sốt rét và thực hiện các hành động cần thiết, theo dõi khả năng lây truyền và tínhcảm thụ, phát hiện sớm các trường hợpbệnh, đặc biệt chú ý đến việc xác định các trường hợp ngoại lai bằng cách giám sát thận trọng, một dịch vụ y tế tổng thể có thẩm quyền và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các phòng thí nghiệm để đảm bảo chất lượng, và một hệ thống thông tin mạnh mẽ, với việc thông báo và báo cáo bắt buộc về bệnh sốt rét và điều tra dịch tễ học kịp thời đối với từng trường hợp và ổ bệnh.

Argentina

2019

Tích hợp giám sát sốt rét vào hệ thống giám sát quốc gia, cho phép nhanh chóng xác định và xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ sốt rét. Tích hợp các dịch vụ phòng chống và điều trị bệnh sốt rét vào một hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu cósự tham gia của một lượng lớn nhân viên y tế cộng đồng được trả lương ở những khu vực có nguy cơ cao SRQTL. Bằng cách tích hợp bệnh sốt rét vào hệ thốngứng phó với dịch tả và sốt xuất huyết sẽ cho phép cắt đứt nhanh chóng lan truyền sốt rét.

Algeria

2019

Xác định các trường hợp sốt rét bởi nhân viên y tế, giám sát véc tơ và giám sát hiệu quả bởi các chuyên gia y tế cấp tỉnh và quốc gia để đảm bảo rằng bất kỳ trường hợp nào trong nước và ngoại lai đều được xác định nhanh chóng và thực hiện các hành động thích hợp để ngăn chặn sự lây truyền trở lại.

Trung Quốc

2021

Phân vùng nguy cơ lan truyền SR trở lại; Phát hiện kịp thời và xử lýcác ca bệnh ngoại lại theo SOPs; Giám sát và ứng phó sốt rét biên giới, giám sát kháng thuốc;Các chiến lược kiểm soát véc tơ đổi mới, giám sát kháng hóa chất diệt côn trùng; Đào tạo năng lực để đảm bảo đủ chuyên gia về ĐPSRQTL; Hợp tác đa ngành giữa y tế với các ngành khác

Cam kết chính trị, lãnh đạo và đầu tư bền vững.

Nhìn chung, các quốc gia đã xây dựng các chiến lược kỹ thuật khác nhau để ĐPSRQTL.Tuy nhiên, có thể thấy vẫn dựa trên các nguyên tắc chính về các biện pháp can thiệp, bao gồm: (1) Vai trò cơ bản của các dịch vụ y tế; (2) Hệ thống giám sát LTSR; (3) Phòng chống véc tơ; (4) Hợp tác biên giới; (5) Phối hợp liên ngành; (6) Giáo dục sức khoẻ.

Để quản lý nguy cơ sốt rét quay trở lại một cách hiệu quả, các quốc gia nên tập trung duy trì một hệ thống y tế với các dịch vụ y tế cơ bản, cũng như cung cấp các hoạt động hiệu quả cao nhằm đảm bảo phát hiện sớm, báo cáo bắt buộc khi phát hiện trường hợp bệnh mới và điều trị kịp thời tất cả các trường hợp sốt rét; xác định nguyên nhân sốt rét lan truyền trở lại; hành động ngay lập tức trong trường hợp phát hiện lan truyền sốt rét trở lại tại địa phương; và đo lường nguy cơ tái phát bệnh sốt rét bằng cách theo dõi khả năngcảm thụ và khả năng lây truyềnở các địa phương.

Hình 4. Các kỹ thuật tiềm năng được sử dụng trong giai đoạn ĐPSRQTL

Nguồn: https://malariajournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12936-020-03527-8

Các hoạt động phát hiện và can thiệp kịp thời ngăn chặn lan truyền sốt rét quay trở lại từ những trường hợp ngoại lai rất quan trọng,chiến lược ĐPSRQTL tại các nước đều tập trung tiếp cận theo phương pháp này, điều nàychứng minh hiệu quả củamô hình trong việc duy trì hiệu quả LTSR và ngăn chặn SRQTL.


Hình 5. Các biện pháp can thiệp sốt rét chính cho các hoạt động hợp tác biên giới
Nguồn: Addressing the challenge of controlling malaria across international border lines:
framework for a South Asia subregional cross-border collaboration network to eliminate malaria.
Geneva: World Health Organization; 2017

Tuy nhiên việc duy trì cácnăng lực này trong ĐPSRQLT, đòi hỏi phải có kinh phí, nguồn nhân lực phù hợp và cam kết bền vững ở các cấp.Do đó, sau khi bệnh sốt rét đã được loại trừ khỏi một quốc gia hoặc khu vực, cam kết chính trị và tài chính ở cấp quốc gia và địa phương cần được duy trì. Cũng như chương trình sốt rét nên được lồng ghép vào các chương trình y tế công cộng khác để duy trì chuyên môn kỹ thuật cần thiết, ngay cả khi các nhân viên chuyên trách không còn làm việc riêng về bệnh sốt rét.

Chẳng hạn như, tại Việt Nam, một số phân mục của chương trình sốt rét hiện nay phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ của Quỹ Toàn cầu. Ví dụ, mua sắm phòng chống véc tơ, chẩn đoán và điều trị sốt rét, mà đây là những mặt hàng rất quan trọng để đạt được và duy trì loại trừ sốt rét hiện nay. Tuy nhiên, khoảng cách giữa nhu cầu kinh phí và kinh phí được cấp thực tế, ​​được dự đoán sẽ tăng lên đáng kể trong tương lai gần. Bắt đầu từ năm 2021, khoảng cách dự kiến ​​ngày càng lớn giữa nhu cầu kinh phícần thiết và kinh phí khả dụng. Khoảng trống tài chính đáng kể được dự đoán sau giai đoạn tài trợ RAI3 (2021-2023), nếu nguồn tài chính trong nước không tăng đáng kể để đáp ứng nhu cầu dự kiến ​​sau khi kết thúc chuỗi hỗ trợ này.Việt Nam gần đây đã chuyển đổi từ các chương trình quốc gia về y tế và dân số sang các chương trình “Mục tiêu y tế quốc gia”. Bệnh sốt rét đã bị loại bỏ khỏi chương trình Mục tiêu Y tế Quốc gia vào năm 2020. Những thay đổi này, kết hợp với nhu cầu tài chính cho ứng phó vớidịch bệnh khác, đã và đang là thách thức cho những cam kết và kinh phí để duy trình LTSR và ĐPSRQTL tại Việt Nam.


Hình 6. Kinh phí tài trợ cho phòng chống sốt rét đã nhận và dự kiến, giai đoạn 2016-2025, so với yêu cầu tài trợ của Kế hoạch hành động
phòng chống sốt rét tại Việt Nam.
Nguồn: Vietnam Malaria Transition and Sustainability Assessment,NIMPE

Nếu thất bại trong việc kiểm soát và đề phòng sốt rét quay trở lại sẽ gây ra nhiều tổn thất to lớn cho các quốc gia, sức khoẻ cộng đồng và cuộc sống của người dân. Do đó, việc ĐPSRQTL là rất quan trọng. Các quốc gia gần đây đã loại trừ được sốt rét hoặc sắp tiến tới LTSR nên chủ động xây dựng các chiến lược ĐPSRQTL phù hợp với điều kiện, năng lực của chính quốc gia mình, cũng như việc học hỏitừ những kinh nghiệmcủaquốc gia khác, để duy trì tình trạng không còn bệnh sốt rét. Chiến lược ĐPSRQLTsẽ hiệu quả nếu tập trung vào việc giảm mức độ cảm thụ và khả năng lây truyền của một khu vực nào đó, vì nó xác định khả năng tái thiết lập lan truyền sốt rét. Do đó, mỗi quốc gia nên phát triển một chương trình ĐPSRQTL dựa vào dữ liệu giám sát dịch tễ học và côn trùng học bên cạnh các khuyến nghị chung do WHO cung cấp.


Tài liệu tham khảo

1.Bộ Y tế (2011), Chiến lược quốc gia Phòng chống và Loại trừ bênh sốt rét giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội, 1-6.

2.Bộ Y tế (2014), Kế hoạch hoạt động ngăn chặn sốt rét kháng thuốc Artemisinin giai đoạn 2015-2017”, QĐ 4718/QĐ-BYT, 11/11/2014, Hà Nội, 1-20.

3.Bộ Y tế (2021), Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét, Hà Nội.

4.Dharmawardena P, Premaratne R, Mendis K, Wickemasinghe R, Rodrigo C, Harintheran A, et al. Effectiveness of passive case detection for imported malaria in a hospital setting in Sri Lanka during the prevention of re-introduction phase of malaria. IntHealth. 2019;11:64-70.

5.Gunasekera WMKT, Premaratne R, Fernando D, Munaz M, Piyasena MGY, Perera D, et al. A comparative analysis of the outcome of malaria case surveillance strategies in Sri Lanka in the prevention of re-establishment phase. Malar J. 2021;20:80.

6.Lin, Zr., Li, Sg., Sun, Xd.et al.Effectiveness of joint 3 + 1 malaria strategy along China–Myanmar cross border areas.BMC Infect Dis21, 1246 (2021). https://doi.org/10.1186/s12879-021-06920-z

7.Marinho-E-Silva M, Sallum MAM, Rosa-Freitas MG, Lourenço-de-Oliveira R, Silva-do-Nascimento TF. Anophelines species and the receptivity and vulnerability to malaria transmission in the Pantanal wetlands. Central Brazil Mem Inst Oswaldo Cruz. 2018;113:87-95.

8.Nasir, S.M.I., Amarasekara, S., Wickremasinghe, R. et al. Prevention of re-establishment of malaria: historical perspective and future prospects. Malar J 19, 452 (2020). https://doi.org/10.1186/s12936-020-03527-8

9.NIMPE, Vietnam Malaria Transition and Sustainability Assessment, http://shrinkingthemalariamap.org/sites/default/files/resources/vietnam-malaria-transition-and-sustainability-assessment-report.pdf

10.Schapira, A., Kondrashin, A. Prevention of re-establishment of malaria. Malar J 20, 243 (2021). https://doi.org/10.1186/s12936-021-03781-4

11.Sharma S, Verma R, Yadav B, Kumar A, Rahi M, Sharma A. What India can learn from globally successful malaria elimination programmes. BMJ Glob Health. 2022 Jun;7(6):e008431. doi: 10.1136/bmjgh-2022-008431. PMID: 35760440; PMCID: PMC9237895.

12.Tatarsky A, Aboobakar S, Cohen JM, Gopee N, Bheecarry A, Moonasar D, et al. Preventing the reintroduction of malaria in Mauritius: a programmatic and financial assessment. PLoS o­nE. 2011;6:e23832.

13.Teboh-Ewungkem MI, Ngwa GA. COVID-19 in malaria-endemic regions: potential consequences for malaria intervention coverage, morbidity, and mortality. Lancet Infect Dis 2021;21(1):5-6.

14.WHO(2014), Regional framework for prevention of malaria reintroduction and certification of malaria elimination, 2014-2020, Europe.

15.WHO (2017), A framework for malaria elimination.

16.WHO (2017), Addressing the challenge of controlling malaria across international border lines: framework for a South Asia subregional cross-border collaboration network to eliminate malaria.

17.WHO (2018), Malaria surveillance, mornitoring and evaluation: a reference manual.

18.WHO (2022), World malaria report 2021.

19.WHO (2023), Countries and territories certified malaria-free by who., https://www.who.int/teams/global-malaria-programme/elimination/countries-and-territories-certified-malaria-free-by-who

20.Wickremasinghe AR, Wickremasinghe R, Herath HDB, Fernando SD. Should chemoprophylaxis be a main strategy for preventing re-introduction of malaria in highly receptive areas? Sri Lanka a case in point. Malar J. 2017;16:102.

21.Xinyu Feng, Li Zhang, Hong Tu, Zhigui Xia. Malaria Elimination in China and Sustainability Concerns in the Post-elimination Stage[J].China CDC Weekly, 2022, 4(44): 990-994.doi:10.46234/ccdcw2022.201

22.Yang, HL., Baloch, Z., Xu, JW.et al.Malaria: elimination tale from Yunnan Province of China and new challenges for reintroduction.Infect Dis Poverty10, 101 (2021). https://doi.org/10.1186/s40249-021-00866-9

Ngày 20/05/2023
BS. Nguyễn Công Trung Dũng, PGS.TS. Hồ Văn Hoàng  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích