Vai trò và cách tiếp cận của chẩn đoán và điều trị sốt rét sớm trong giai đoạn loại trừ sốt rét
Với mục tiêu loại trừ sốt rét (LTSR), thì các công cụ phòng chống sốt rét hữu hiệu hiện nay đều tập trungcắt đứt các lây truyền tại chỗ,nhanh chóng loại trừ sốt rét và ngăn chặn sốt rét lan truyền trở lại. Một trong những công cụ phòng chống sốt rét chính trong suốt thời gian dài đó là chẩn đoán và điều trị sốt rét. Vai trò của chẩn đoán và điều trị sốt rét sớm (Early diagnosis and treatment -EDT) càng có giá trị hơn trong bối cảnh loại trừ sốt rét hiện nay tại các quốc gia. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chẩn đoán bệnh sốt rét bao gồm việc xác định ký sinh trùng sốt rét hoặc kháng nguyên trong máu của vật chủ. Các phương pháp khác nhau có thể được sử dụng, bao gồmkính hiển vi, các xét nghiệm chẩn đoán nhanh (RDTs), khuếch đại đẳng nhiệt qua trung gian vòng lặp (LAMP) và phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán sốt rét Kính hiển vi Đây là phương pháp tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh sốt rét trong nhiều năm và vẫn được áp dụng như là phương pháp chính tại nhiều cơ sở y tế trên toàn thế giới. Việc sử dụng kính hiển vi đòi hỏi phải có sẵn thiết bị hoạt động, thuốc thử được sử dụng, hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả và năng lực của Kỹ thuật viên-có thể xác định 100-200 ký sinh trùng trên mỗi microlit (Kỹ thuật viên tốt) hoặc 50 ký sinh trùng trên mỗi microlit với trong trường hợp của kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Theo Báo cáo của WHO (2012), độ nhạy và độ đặc hiệu của kính hiển viphụ thuộc vào các yếu tố sau: chất lượng của lam nhuộm, thời gian soi lam và năng lực củakỹ thuật viên. Nhìn chung, kiểm tra lam máu bằng kính hiển vi cho phép xác định hình thái, loài và giai đoạn của ký sinh trùng sốt rét. Giới hạn phát hiện cũng không phải là lý tưởng, bởi vì người nhiễm trùng không có triệu chứng khi xét nghiệm bằng kính hiển vi với lượng ký sinh trùng thấp vẫn bị bỏ xót, không được chẩn đoán và điều trị sẽ tạo điều kiện cho chu kỳ lây truyền tiếp theo trong cộng đồng. Hình 1. Hình ảnh KST P. falciparum dưới kính hiển vi Nguồn: Mbanefo, Afoma, and Nirbhay Kumar. 2020. "Evaluation of Malaria Diagnostic Methods as a Key for Successful Control and Elimination Programs"Tropical Medicine and Infectious Disease5, no. 2: 102. https://doi.org/10.3390/tropicalmed5020102
Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh (RDTs) Các xét nghiệm chẩn đoán nhanhđược sử dụng rộng rãi để chẩn đoán và ước tính tỷ lệ mắc bệnh sốt rét dựa trên nguyên tắc phát hiện các kháng nguyên sốt rét trong máu (Jang và cộng sự 2020). Kỹ thuật này bao gồm việc cho một mẫu máu vào que xét nghiệm, sau đó là dung dịch đệm (3-5 giọt). Sự hiện diện của các vạch cụ thể trong que xét nghiệm (sau 15-30 phút) cho thấy sự hiện diện của plasmodium. Tất cả các ký sinh trùng sốt rét ở người đều có thể biểu hiện các kháng nguyên protein giàu Histidine (hrp2) và Plasmodium lactate dehydrogenase (pLDH), thường được phát hiện bởi các RDT sốt rét (Mouatcho và Goldring 2013; Cunningham và cs.,. 2019). Tuy nhiên, âm tính giả có thể xảy ra ở những vùng có các biến thể của P. falciparum không biểu hiện hrp2 (Cheng và cs.,. 2014). RDT có xu hướng được ưa chuộng hơn để kiểm tra chẩn đoán vì tính đơn giản, ít yêu cầu về cơ sở hạ tầng, khả năng phát hiện >100 ký sinh trùng/μl và cho kết quả nhanh chóngdưới 30phút (Mbabazi và cs.,. 2015 ; Moody 2002). Tuy nhiên, độ ẩm và nhiệt độ cao có xu hướngảnh hưởng đến hiệu suất của RDTs, trong khi sự tồn tại kéo dài của kháng nguyên trong tuần hoàn máu của bệnh nhân sau khi điều trị có thể dẫn đến kết quả dương tính giả (Yan và cs.,. 2013). RDTs có thể dẫn đến kết quả dương tính giả vì test có thể phát hiện pHRP-2tồn tại trong máu tới 30 ngày sau khi điều trị. Giới hạn phát hiện không cho phép xác định người nhiễm trùng không có triệu chứng và sự thay đổi về hiệu suất của các loại RDTs khác nhau có thể dẫn đến giảm độ tin cậy của phương pháp.
Hình 2. Sự phát triển của hệ thống giám sát chất lượngRDTsvà số lượng RDTs được WHO chấp nhận theo từng năm Nguồn:unitaid.org/assets/Malaria-Diagnostivà cs.,-Market-and-Technology-Landscape.pdf
Các phương pháp sinh học phân tử Các phương pháp phân tử chẩn đoán bệnh sốt rét bao gồm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và khuếch đại đẳng nhiệt qua trung gian vòng lặp (LAMP). Những phương pháp này cho thấy tiềm năng lớn ở những khu vực có mật độ lây nhiễm thấp mà các RDTs có thể dễ dàng bỏ qua. Phương pháp PCR khuếch đại axit deoxyribonucleic (DNA) của ký sinh trùng, do đó mang lại độ nhạy cao (0,004 ký sinh trùng/μl) (Tambo và cs.,. 2018). Khi so sánh với kính hiển vi, các xét nghiệm dựa trên PCR có độ nhạy cao gấp 100 lần, đặc biệt đối với các trường hợp nhiễm ký sinh trùng thấp. Tuy nhiên, những hạn chế chính của PCR bao gồm: sự phức tạp của ứng dụng trong môi trường lâm sàng, chi phí cao và thời gian quay vòng dài; do đó, hạn chế việc sử dụng rộng rãi phương pháp này để phát hiện bệnh sốt rét, nhưng phương pháp này đã thừa nhận giá trị trong môi trường nghiên cứu (Bharti và cs.,. 2009). Hình 3: So sánh hiệu quả chẩn đoán bệnh sốt rét bằng các kỹ thuật PCR khác nhau Nguồn: Hofmann NE, Gruenberg M, Nate E, Ura A, Rodriguez-Rodriguez D, Salib M, Mueller I, Smith TA, Laman M, Robinson LJ, Felger I. Assessment of ultra-sensitive malaria diagnosis versus standard molecular diagnostivà cs., for malaria elimination: an in-depth molecular community cross-sectional study. Lancet Infect Dis. 2018 Oct;18(10):1108-1116. doi: 10.1016/S1473-3099(18)30411-0. Epub 2018 Aug 28. PMID: 30170986.
Mặt khác, LAMP sử dụng Bacillus stearothermophilus deoxyribonucleic acid (DNA) polymerase và bốn đoạn mồi cụ thể, giúp nhận biết sáu vùng riêng biệt của DNA mục tiêu. Việc khuếch đại và phát hiện có thể được hoàn thành trong một bước đẳng nhiệt duy nhất (Sirichaisinthop và cs.,. 2011). Kỹ thuật này sử dụng thiết bị đơn giản hơn và rẻ hơn so với PCR. Toàn bộ quá trình tương đối đơn giản, tốn ít thời gian hơn và có thể điều chỉnh tại thực địa (Sattabongkot và cộng sự 2014). LAMP đã chứng minh độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 98,3 và 100% so với kính hiển vi khi sử dụng các mẫu lâm sàng được xử lý nhiệt (Sirichaisinthop và cs.,. 2011). Do đó, ở những vùng lưu hành mà việc giảm chi phí là rất quan trọng, LAMP khắc phục những nhược điểm của PCR-đơn giản hơn, rẻ hơn và nhanh hơn, đồng thời duy trì mức độ chính xác cao, do đó biến nó trở thành một công cụ đầy hứa hẹn để chẩn đoán bệnh sốt rét (Ocker và cs.,. 2016 ). Bảng 1. So sánh các phương pháp xét nghiệm sốt rét hiện nay Phương pháp | Kính hiển vi | RDT | PCR | Nguyên lý kỹ thuật | Định loại hình thái học | Kết hợp kháng nguyên-Kháng thể | Khuếch đại DNA | Đích phát hiện | Tất cả các giai đoạn củaKST | PfHRP2,Pf-pLDH,Pv-pLDH, pan-pLDH, Aldolase andPfGAPDH | Small subunit rRNA/ssrRNA, SICAvar gene | Độ nhạy | 95%1 | 85%-94,8% | 98%-100% | Độ đặc hiệu | 98%1 | 95,2%-99% | 88%-94% | Ngưỡng giới hạn phát hiện | 50-200 KST/μL máu | 50-100 KST/μL máu | <5 KST/μL máu | Ưu điểm | Xác định hình thái, loàivà giai đoạn KST. Mẫu có thể lưu thời gian dài | Đơn giản, nhanh, thiết thực và dễ áp dụng | Giới hạn phát hiện thấp giúp phát hiện ký sinh trùngdễ dàng hơn, Thông lượng cao | Hạn chế | Yêu cầu đào tạo nhân viênvà kính hiển vi | Mất đoạn pHRP-2 dẫn đến âm tính giả,Không định lượng được KST | Cần dụng cụ, máy móc đắt tiền và chi phí đào tạo cao | Chi phí/1 xét nghiệm | 0,12-0,40USD | 0,85 USD | 7-8 USD | Thời gian | 60 Phút | 15-20 Phút | 2-8 Giờ |
Các chương trình Phòng chống Sốt rét Quốc gia (NMCP) hiện nay hầu như vẫn chỉ dựa vào kính hiển vihoặc các xét nghiệm chẩn đoán nhanhđể phát hiện thường quy bệnh sốt rét và điều tra ca bệnh tại các trạm y tế xã và cho các cuộc điều tra sốt rét quy mô lớn. Mặc dù những công cụ này tương đối rẻ và phổ biến rộng rãi, nhưng chúng thiếu độ nhạy để phát hiện nhiễm trùng ở những người không có triệu chứng và/hoặc mang mật độ ký sinh trùng dưới kính hiển vi. Những bệnh nhiễm trùng này cần được xác định bằng các công cụ phân tử nhạy hơn, chẳng hạn như các kỹ thuật sinh học phân tử. Tuy nhiên, việc lựa chọn một công cụ chẩn đoán để sử dụng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm hoàn cảnh của địa phương, trình độ năng lực của kỹ thuật viên xét nghiệm, số lượng bệnh nhân và đặc điểm dịch tễsốt rét ở các địa phương(Moonasar và cs.,. 2007). Khi nỗ lực hướng tới mục tiêu LTSR, việc tìm kiếm các công cụ chẩn đoán lý tưởng, đơn giản, nhanh chóng và đáng tin cậy là cần thiết hơn bao giờ hết, để được sử dụng cùng với hệ thống giám sát. Bảng 2. Phương pháp chẩn đoán được dùng phát hiện ca bệnh chủ động (ACD) tại các quốc gia Quốc gia | Phương pháp xét nghiệm | Chẩn đoán lâm sàng | Kính hiển vi | RDTs | PCR | Huyết thanh học | | BuTan | | x | | | | | Campuchia | | x | x | x | | | Trung Quốc | | x | | x | | | Indonesia | | x | x | x | | | Malaysia | | x | | | | | Nepal | x | x | x | | | | Philippines | | x | | | | | Hàn Quốc | x | x | x | x | x | | Solomon | | x | | | | | Srilanka | | x | x | | | | Thái Lan | | x | x | x | | | Vanuata | | x | | | | | Việt Nam | | x | x | | | |
Nguồn: Smith Gueye, C., Sanders, K.C., Galappaththy, G.N.và cs.,.Active case detection for malaria elimination: a survey among Asia Pacific countries.Malar J12, 358 (2013). https://doi.org/10.1186/1475-2875-12-358 Vai trò của chẩn đoán và điều trị sốt rét sớm trong giai đoạn loại trừ sốt rét Trong bối cảnh LTSR, tất cả các trường hợp bệnh sốt rét cần được phát hiện, thông báo và can thiệp ngay lập tức nhằm cắt đứt lan truyền sốt rét tiếp theo, do đó vai trò của EDT càng có giá trị hơn. Đặc biệt trong các vùng lan truyền sốt rét chủ yếu do P. vivax, cũng nhưnhững trường hợpnhiễm trùng không triệu chứng ngày càng gia tăng. EDT nhằm giảm lây truyền Plasmodiumfalciparum từ những người có triệu chứng. Trường hợp nhiễmP. falciparum, các triệu chứng thường xảy ra khi mật độ ký sinh trùng vô tính đạt đến ngưỡng gây sốt, khoảng 12-14 ngày sau khi bị muỗi có thoa trùng đốt. Giao bào trưởng thành là giai đoạn hữu tính có khả năng lây nhiễm cho muỗi. Chúng xuất hiện từ 7-15 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng. Điều trị bệnh nhân nhiễm P. falciparum trong vòng 24-48 giờ sau khi khởi phát sốt có khả năng ngăn chặn sự lây truyền. Ngược lại, ở những bệnh nhân bị trì hoãn điều trị thì có nhiều khả năng lan truyền, và tiếp tục lan truyền ngay cả sau khi được điều trị sau đó vì giao bào có thể tồn tại trong vài tuần sau khi điều trị loại bỏ thể vô tính của ký sinh trùng. Các nghiên cứu đã cho thấy, thời gian cô lập giao bào tối đa trước đây được ước tính là 12 ngày (trung bình là 7,4 ngày); thời gian lưu hành tối đa trong máu được ước tính là 22,2 ngày (trung bình là 6,4 ngày). Kết quả là, việc vận chuyển giao bào ở từng bệnh nhân có thể kéo dài từ 3 đến 6 tuần sau khi loại bỏ thể vô tính ký sinh trùng. Một nghiên cứu phân tích mô hình gần đây, dựa trên những công cụ phân tử để phát hiện giao bào đã kết luận rằng, giao bào có thể tồn tại hơn 1 tháng sau khi loại bỏ thể vô tính của ký sinh trùngvà thuốc điều trị loại bỏ giao bào chưa trưởng thành và trưởng thành có thể dẫn đến giảm đáng kể thời gian vận chuyển giao bào. Hình 3. Tỷ lệ phát triển KSTSR sau khi muỗi đốt máu có giao bào ở các mức nhiệt độ Nguồn: Stopard IJ, Churcher TS, Lambert B. Estimating the extrinsic incubation period of malaria using a mechanistic model of sporogony. PLoS Comput Biol. 2021 Feb 16;17(2):e1008658. doi: 10.1371/journal.pcbi.1008658. PMID: 33591963; PMCID: PMC7909686.
Trường hợp nhiễm P.vivax, thì khả năng lây nhiễm cho muỗi xảy ra sớm hơn, do đặc điểm chu kỳ của P.vixax có nhiềukhác biệt, với sự xuất hiện của giao bào trưởng thành sớm hơn, đôi khi trước khi có biểu hiện lâm sàng. Vì vậy EDT càng có ý nghĩa hơn trong các chiến lược loại trừ sốt rét do P.vivax hiện nay. Tuy nhiên, EDT được cho là không hiệu quả hơn trong việc phá vỡ chu kỳ lây truyền của P. vivax so với P. falciparum. Plasmodium vivax được đặc trưng bởi thể ngủ ở giai đoạn gan gây nhiễm trùng máu tái phát mà không tiếp xúc với vết cắn nhiễm trùng mới. Những thể ngủ này không bị tiêu diệt bởi chloroquine và do đó không thể ngăn ngừa tái phát bằng cách điều trị sớm. Phương pháp điều trịhiện có để chữa trị triệt để P. vivax là một liệu trình 14 ngày với primaquine nhưng nó hiếm khi được sử dụng do tuân thủ điều trị kém và khả năng gây độc trong trường hợp thiếu men G6PD. Các xét nghiệm G6PD tại điểm chăm sóc và các phương pháp điều trị thể ngủ tốt hơn là cần thiết để loại bỏ P. vivax. Bên cạnh đó, tỷ lệ ký sinh trùng P. vivax trong máuthấp hơn nhiều so với P. falciparum một cách tự nhiên và nhất quán. Mật độ ký sinh trùng của P. vivax khi biểu hiện lâm sàng thường nằm trong khoảng 4 000 +/-3 000 ký sinh trùng trên μL máu (p/μL), thấp hơn từ 3 đến 4 lần so với P. falciparum và tỷ lệ ký sinh trùng cao nhất hiếm khi vượt quá 100.000 p/μL ở P. vivax nhưng khá phổ biến ở P. falciparum. Trên thực tế, một tỷ lệ lớn các trường hợp nhiễm P. vivax, lên đến 70% ở một số khu vực nhất định, đã được phát hiện là nằm dưới giới hạn phát hiện (LOD) của kính hiển vi. Nhiễm KST dưới ngưỡng phát hiện kính hiển vi, đặc biệt ở những khu vực có tỷ lệ lưu hành bệnh thấp, là một thách thứcđối với chiến lược phát hiện và điều trị sớm, cũng như nỗ lực loại trừ ở các địa phương với P.vivax. RDTs cho P. vivax thường có độ chính xác thấp hơn, với các vấn đề về hiệu suất, độ ổn định và dương tính giả thường được báo cáo trong tài liệu. Phạm vi chẩn đoán thực tế và hiệu suất chẩn đoán của RDTs cho P. vivax thường kém. Những hạn chế này đã được công nhận rõ ràng trong sáng kiến Chương trình Nghiên cứu Loại trừ Sốt rét (malERA), Sáng kiến này cũng nhấn mạnh rằng các RDTs cho P. vivax “thiếu tính nhất quán về độ nhạy và độ ổn định”. Mặc dù một đánh giá gần đây đã chỉ ra rằng chất lượng của RDTs cho P. vivax đang được cải thiện, nhưng chỉ có 59% (17/29) RDTs cho P. vivaxđược chấp nhận chất lượng khi xét nghiệm ở ngưỡng 200 ký sinh trùng/μl máu so với 93 % (38/41) đối với RDTs cho P. falciparum trong thử nghiệm sản phẩm mới nhất của WHO-FIND đối với các RDTs sốt rét. Do đó, cầu ưu tiên phát triển đối với “các xét nghiệm hiệu quả hơn đối với P. vivax để phát hiện và quản lý ca bệnh”. Mặc dù nhiễm trùng P. vivax có thể được xác định thông qua việc phát hiện các enzyme aldolase đặc hiệu của Plasmodium hoặc các emzym pLDH, nhưng việc xác định P. vivaxcần phát hiện cụ thể dạng đồng phân pLDH của loài này (Pv-pLDH). Là đại diện cho hiệu suất điển hình của loại xét nghiệm này, những hiệu suất các RDTs dựa trên Pv-pLDH có vẻ thấp hơn đáng kể so với các RDTs phát hiện HRP2 đặc hiệu của P. falciparum. Bên cạnh đó, người mang ký sinh trùng sốt rét không có triệu chứng là một thách thứcđối với các chương trình LTSR vì nhóm đối tượng này là một nguồn chứacó khả năng duy trì lan truyền sốt rét tại địa phương. Với những đối tượng này việc chủ động phát hiện và điều trị sớm để cắt đứt các lan truyền tiếp theo là rất quan trọng trong giai đoạn LTSR, bên cũng việc phải sử dụng các phương pháp xét nghiệm nhạy hơn, chẳng hạn như phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị sớm sốt rét trong giai đoạn loại trừ sốt rét Để cung cấp các can thiệp phát hiện và điều trị sớm cần sử dụng các cách tiếp cận linh hoạt. Việc phát hiện và điều trị sớm trong giai đoạn LTSR thường được cung cấp thông qua một trong hai cách tiếp cận:phát hiện ca bệnh thụ động (Passive case detection-PCD), được kích hoạt bởi các bệnh nhân có triệu chứng tìm kiếm dịch vụ chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế; hoặcphát hiện ca bệnh chủ động (Activecase detection-ACD), nghĩa là nhân viên y tế chủ độngtìm kiếm và xét nghiệm những trường hợp có nguy cơ cao (Proactive casedetection-PACD) hoặc những người có liên quan đến ca bệnh sốt rét đã được xác nhận-ca bệnh chỉ điểm(Reactive casedetection-RACD). Phát hiện sớm và điều trị thụ động khi bệnh nhân đến gặp nhân viên y tế có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh sốt rét. Nhưng khi các trường hợp mắc bệnh sốt rét giảm và các địa phương tiến tới loại trừsốt rét, cần có các phương phápchuyên sâu hơnPCD để đẩy nhanh quá trình cắt đứt lan truyền và ngăn chặn sốt rét tái thiết lập lan truyền trở lại. Do đóACD đóng vai trò rất quan trọng trong phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân sốt rét trong giai đoạn LTSR. Tiếp cận phát hiện ca bệnh chủ động đã được nhiều nước áp dụng trong thời gian qua, nhằm tăng cường hiệu quả phát hiện và điều trị sớm cho bệnh nhân ngay tại cộng đồng. Điều cốt lõi trong chiến lược ACD là phát hiện và điều trị nhanh chóng những người tiếp xúc bị nhiễm bệnh, nên khoảng thời gian ≤ 7 ngày từ khi chẩn đoán ca bệnh đầu tiên đến khi điều trị những người cùng tiếp xúc nguy cơđã được khuyến cáo. Không giống như PCD, RACD cũng có khả năng là một chiến lược hiệu quả để phát hiện các bệnh nhiễm trùng sốt rét không sốt, những bệnh này cũng có xu hướng tụ lại ở những nơi có mức độ lan truyền thấp. Hiệu suất của RACD, được định nghĩa ở đây là số trường hợp thứ cấp được phát hiện trên số người tiếp xúc được điều tra truy vết, phụ thuộc vào các đặc điểm của dân số được sàng lọc, bao gồm nghề nghiệp, tính di động và loại tiếp xúc với trường hợp chỉ điểm. Hiệu suất của RACD cũng thay đổi tùy theo cách những người tiếp xúc được chọn để sàng lọc sau khi xác định trường hợp mắc bệnh, động lực lây truyền bệnh sốt rét và mức độ lưu hành sốt rét của khu vực đó, cũng như độ nhạy của xét nghiệm chẩn đoán được sử dụng. Các phương pháp chẩn đoán thực địa tiêu chuẩn (RDT và kính hiển vi) sẽ không phát hiện được một tỷ lệ đáng kể ký sinh trùng máu mật độ thấpvà người ta đã lập luận rằng các phương pháp phát hiện dựa trên DNA nhạy hơn, chẳng hạn như PCR hoặc khuếch đại đẳng nhiệt qua trung gian vòng lặp (LAMP), được yêu cầuđể phát hiện tốt hơn các nhóm nhiễm sốt rét không triệu chứng. Các mô phỏng sử dụng dữ liệu từ bốn ngôi làng ở biên giới Myanmar-Thái Lan cho thấy RACD sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh (RDT) có khả năng hạn chế trong việc ngăn chặn sự lây truyền ở các khu vực có mức độ lây truyền thấp và không ổn định do tính không đồng nhất về không gian của các trường hợp mắc bệnh sốt rét bên ngoài làng, cũng như bỏ sót các ca nhiễm không có triệu chứng, mật độ thấp, có thể chiếm phần lớn các ca nhiễm nhưng không thể phát hiện được bằng các công cụ chẩn đoán hiện có. Hình 4. Các cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị sớm trong giai đoạn LTSR Nguồn: Tietje K, Hawkins K, Clerk C, Ebels K, McGray S, Crudder C, Okell L, LaBarre P. The essential role of infection-detection technologies for malaria elimination and eradication. Trends Parasitol. 2014 May;30(5):259-66. doi: 10.1016/j.pt.2014.03.003. Epub 2014 Apr 10. PMID: 24726857.
Một điểm quan trọng khác cần được xem xét là chiến lược“1-3-7”không đưa ra yêu cầu về thời gian phát hiện ca bệnh trước khi tiếp cận chẩn đoán. Nếu không thể phát hiện sớm ca bệnh thông qua phương pháp “1-3-7”, thì việc tái thiết lập lan truyền có nguy cơ cao xảy ra và tiên lượng của bệnh nhân bị ảnh hưởng.Theo vòng đời sinh học của ký sinh trùng, giao bào trưởng thành, đặc biệt là của P. vivax, có thể phát triển sớm từ 0-3 ngày sau khi khởi phát bệnh và sau đó phát triển thành thoa trùng trưởng thành ở tuyến nước bọt của muỗi trong khoảng 10 ngày, từ đó sẵn sàng bắt đầu một đợt lây truyền mới. Do đó,EDT ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn trong chiến lược LTSR, cũng như là giai đoạn sau LTSR. Vì vậy, cần thiết sửa đổi tiếp cận phương pháp “1-3-7”cho phù hợp trong giai đoạn sau loại trừ sốt rét. Thực tế thì Chương trình Sốt rét quốc gia của Trung Quốc cũng đang cân nhắc đề xuất chỉnh sửa tiếp cận này, thành chiến lược “3-3-7”với sự nhấn mạnh vào phát hiện và chẩn đoán sớm ca bệnh trong vòng ba ngày sau khi khởi phát bệnh, xác nhận lại ca bệnh và hoàn thành điều tra dịch tễ học trong vòng ba ngày sau khi chẩn đoán vàđiều tra, đáp ứng với ổ bệnh trong vòng bảy ngày sau khi chẩn đoán. Cách tiếp cận 3-3-7 này là một phương pháp khoa học để cải thiện tính kịp thời của bệnh nhân để tìm kiếm sự chăm sóc y tế và nâng cao năng lực của các cơ sở y tế địa phương trong phát hiện và chẩn đoán sớm sốt rét,nhằm ngăn ngừa bệnh sốt rét quay trở lại. Nhìn chung, Chiến lược chẩn đoán và điều trị sớm có vai trò rất quan trọng trong LTSR hiện này. Việc tiếp cận chiến lược này phải đảm bảo được độ bao phủ cũng như làmốc thời gian, đặc biệt ở nhóm đối tượng nguy cơ cao: đi rừng, ngủ rẫy, nhóm đối tượng nhập cảnh… nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn sốt rét lan truyền trở lại tại các địa phương. Kết hợp với hệ thống giám sát, chiến lược này sẽ nhanh chóng thúc đẩy loại trừ sốt rét, cũng như duy trì các thành quả loại trừ sốt rét, ngăn ngừa sốt rét quay trở lại. Tài liệu tham khảo
1Bharti, A. R., Letendre, S. L., Patra, K. P., Vinetz, J. M. & Smith, D. M. (2009). Malaria diagnosis by a polymerase chain reaction-based assay using a pooling strategy. Am J Trop Med Hyg, 81(5), 754-757. 2Bousema, T. & Drakeley, C. (2011). Epidemiology and infectivity of Plasmodium falciparum and Plasmodium vivax gametocytes in relation to malaria control and elimination. Clin Microbiol Rev, 24(2), 377-410. 3Campillo, A., Daily, J. & Gonzalez, I. J. (2017). International survey to identify diagnostic needs to support malaria elimination: guiding the development of combination highly sensitive rapid diagnostic tests. Malar J, 16(1), 385. 4Cheng, Q., Gatton, M. L., Barnwell, J., Chiodini, P., McCarthy, J., Bell, D., và cs.,. (2014). Plasmodium falciparum parasites lacking histidine-rich protein 2 and 3: a review and recommendations for accurate reporting. Malar J, 13, 283. 5Cowman, A. F., Healer, J., Marapana, D. & Marsh, K. (2016). Malaria: Biology and Disease. Cell, 167(3), 610-624. 6Hustedt, J., Canavati, S. E., Rang, C., Ashton, R. A., Khim, N., Berne, L., và cs.,. (2016). Reactive case-detection of malaria in Pailin Province, Western Cambodia: lessons from a year-long evaluation in a pre-elimination setting. Malar J, 15, 132. 7Landier, J., Parker, D. M., Thu, A. M., Carrara, V. I., Lwin, K. M., Bonnington, C. A., và cs.,. (2016). The role of early detection and treatment in malaria elimination. Malar J, 15, 363. 8Mbabazi, P., Hopkins, H., Osilo, E., Kalungu, M., Byakika-Kibwika, P. & Kamya, M. R. (2015). Accuracy of two malaria rapid diagnostic tests (RDTS) for initial diagnosis and treatment monitoring in a high transmission setting in Uganda. Am J Trop Med Hyg, 92(3), 530-536. 9Miller, L. H., Ackerman, H. C., Su, X. Z. & Wellems, T. E. (2013). Malaria biology and disease pathogenesis: insights for new treatments. Nat Med, 19(2), 156-167. 10Moody, A. (2002). Rapid diagnostic tests for malaria parasites. Clin Microbiol Rev, 15(1), 66-78. 11Mouatcho, J. C. & Goldring, J. P. D. (2013). Malaria rapid diagnostic tests: challenges and prospects. J Med Microbiol, 62(Pt 10), 1491-1505. 12Nolder, D., Stewart, L., Tucker, J., Ibrahim, A., Gray, A., Corrah, T., và cs.,. (2021). Failure of rapid diagnostic tests in Plasmodium falciparum malaria cases among travelers to the UK and Ireland: Identification and characterisation of the parasites. Int J Infect Dis, 108, 137-144. 13Ocker, R., Prompunjai, Y., Chutipongvivate, S. & Karanis, P. (2016). Malaria Diagnosis by Loop-Mediated Isothermal Amplification (Lamp) in Thailand. Rev Inst Med Trop Sao Paulo, 58, 27. 14Payne, D. (1988). Use and limitations of light microscopy for diagnosing malaria at the primary health care level. Bull World Health Organ, 66(5), 621-626. 15Sattabongkot, J., Tsuboi, T., Han, E. T., Bantuchai, S. & Buates, S. (2014). Loop-mediated isothermal amplification assay for rapid diagnosis of malaria infections in an area of endemicity in Thailand. J Clin Microbiol, 52(5), 1471-1477. 16Sirichaisinthop, J., Buates, S., Watanabe, R., Han, E. T., Suktawonjaroenpon, W., Krasaesub, S., và cs.,. (2011). Evaluation of loop-mediated isothermal amplification (LAMP) for malaria diagnosis in a field setting. Am J Trop Med Hyg, 85(4), 594-596. 17Smith Gueye, C., Sanders, K. C., Galappaththy, G. N., Rundi, C., Tobgay, T., Sovannaroth, S., và cs.,. (2013). Active case detection for malaria elimination: a survey among Asia Pacific countries. Malar J, 12, 358. 18Tietje, K., Hawkins, K., Clerk, C., Ebels, K., McGray, S., Crudder, C., và cs.,. (2014). The essential role of infection-detection technologies for malaria elimination and eradication. Trends Parasitol, 30(5), 259-266. 19WHO. (2010). Parasitological confirmation of malaria diagnosis: report of a WHO technical consultation, Geneva, 6-8 October 2009. 20WHO. (2012). Disease surveillance for malaria control: an operational manual. 21Yan, J., Li, N., Wei, X., Li, P., Zhao, Z., Wang, L., và cs.,. (2013). Performance of two rapid diagnostic tests for malaria diagnosis at the China-Myanmar border area. Malar J, 12, 73. 22Fitri, L. E., Widaningrum, T., Endharti, A. T., Prabowo, M. H., Winaris, N. & Nugraha, R. Y. B. (2022). Malaria diagnostic update: From conventional to advanced method. J Clin Lab Anal, 36(4), e24314. 23Jang, I. K., Tyler, A., Lyman, C., Rek, J. C., Arinaitwe, E., Adrama, H., và cs.,. (2020). Multiplex Human Malaria Array: Quantifying Antigens for Malaria Rapid Diagnostivà cs.,. Am J Trop Med Hyg, 102(6), 1366-1369. 24Cunningham, J., Jones, S., Gatton, M. L., Barnwell, J. W., Cheng, Q., Chiodini, P. L., và cs.,. (2019). A review of the WHO malaria rapid diagnostic test product testing programme (2008-2018): performance, procurement and policy. Malar J, 18(1), 387. 25Zhang, L., Yi, B., Xia, Z. & Huang, F. (2022). Plasmodium vivax in the Elimination Phase - China, 2013-2020. China CDC Wkly, 4(28), 609-613. 26Huang, F., Feng, X. Y., Zhou, S. S., Tang, L. H. & Xia, Z. G. (2022). Establishing and applying an adaptive strategy and approach to eliminating malaria: practice and lessons learnt from China from 2011 to 2020. Emerg Microbes Infect, 11(1), 314-325. 27Gunasekera, W., Premaratne, R., Fernando, D., Munaz, M., Piyasena, M. G. Y., Perera, D., và cs.,. (2021). A comparative analysis of the outcome of malaria case surveillance strategies in Sri Lanka in the prevention of re-establishment phase. Malar J, 20(1), 80. 28Oyegoke, O. O., Maharaj, L., Akoniyon, O. P., Kwoji, I., Roux, A. T., Adewumi, T. S., và cs.,. (2022). Malaria diagnostic methods with the elimination goal in view. Parasitol Res, 121(7), 1867-1885. 29Mbanefo, A. & Kumar, N. (2020). Evaluation of Malaria Diagnostic Methods as a Key for Successful Control and Elimination Programs. Trop Med Infect Dis, 5(2). 30Tangpukdee, N., Duangdee, C., Wilairatana, P. & Krudsood, S. (2009). Malaria diagnosis: a brief review. Korean J Parasitol, 47(2), 93-102. 31Deen, J., Mukaka, M. & von Seidlein, L. (2021). What is the yield of malaria reactive case detection in the Greater Mekong Sub-region? A review of published data and meta-analysis. Malar J, 20(1), 131. 32Ngasala, B. & Bushukatale, S. (2019). Evaluation of malaria microscopy diagnostic performance at private health facilities in Tanzania. Malar J, 18(1), 375. 33Reiker, T., Chitnis, N. & Smith, T. (2019). Modelling reactive case detection strategies for interrupting transmission of Plasmodium falciparum malaria. Malar J, 18(1), 259. 34Stopard, I. J., Churcher, T. S. & Lambert, B. (2021). Estimating the extrinsic incubation period of malaria using a mechanistic model of sporogony. PLoS Comput Biol, 17(2), e1008658. 35Sturrock, H. J., Hsiang, M. S., Cohen, J. M., Smith, D. L., Greenhouse, B., Bousema, T., và cs.,. (2013). Targeting asymptomatic malaria infections: active surveillance in control and elimination. PLoS Med, 10(6), e1001467. 36Tambo, M., Mwinga, M. & Mumbengegwi, D. R. (2018). Loop-mediated isothermal amplification (LAMP) and Polymerase Chain Reaction (PCR) as quality assurance tools for Rapid Diagnostic Test (RDT) malaria diagnosis in Northern Namibia. PLoS one, 13(12), e0206848. 37Jeevatharan, H. & Wickremasinghe, R. (2022). Susceptibility to malaria during the prevention of re-establishment phase in Sri Lanka. Malar J, 21(1), 108.
|