Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 1 4 5
Số người đang truy cập
2 9 3
 Chuyên đề Sinh học phân tử
Cập nhật về nghiên cứu một số vaccine phòng bệnh sốt rét

Về mặt lịch sử, các cá nhân đã từng phơi nhiễm với KSTSR tại các nước có bệnh lưu hành thì sau đó phát triển miễn dịch mắc phải chống lại mắc bệnh và giảm tử vong. Các dạng miễn dịch như thế không ngăn ngừa nhiễm sốt rét mà miễn dịch cá nhân đó thường giúp cho bệnh nhân có KSTSR trong máu nhưng không biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, điều này có thể tạo ra một đáp ứng miễn dịch bảo vệ chống lại tác hại của ký sinh trùng gây ra. Do vậy các nhà nghiên cứu chỉ ra nếu immunoglobulin có được từ miễn dịch của người lớn, được tinh khiết và tiêm vào cho những cá nhân chưa có miễn dịch bảo vệ thì khi đó sẽ có thể đạt miễn dịch.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu chế vaccine để phòng bệnh sốt rét là vô cùng phức tạp. Một số vấn đề cân nhắc có liên quan đến chiến lược của một vaccine tiềm năng có thể triển khai, trong đó bao gồm:

Mật độ ký sinh trùng sốt rét

P. falciparum là loài ký sinh trùng phát triển đa giai đoạn trong chu kỳ và kháng thuốc và thay đổi quá trình tiến hóa. Các loài Plasmodium spp. có một tỷ lê sao chép cao, cao hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế cần thiết để đảm bảo lan truyền trong chu kỳ của ký sinh trùng. Điều này có thể ảnh hưởng lên hóa điều trị về mặt hiệu quả để làm giảm tỷ lệ sản sinh, nhưng không ngăn được chúng mà làm cho áp lực chọn lựa thuốc cao, nên sẽ tạo điều kiện phát triển kháng thuốc. Tiến trình thay đổi tiến hóa của ký sinh trùng là một trong những cân nhắc chìa khóa quan trọng khi tìm ra ứng viên vaccine tiềm năng. Quá trình phát triển kháng có thể gây ra tình trạng giảm hiệu lực ở bất kỳ vaccine tiềm năng nào, nên sẽ làm cho vô dụng khi chúng ta phát triển vaccine và thuốc tiềm năng mà không để ý tới vấn đề này. KSTSR gây ra hai loại đáp ứng chính từ hệ miễn dịch của con người, đó là miễn dịch chống lại ký sinh trùng (anti-parasitic immunity) và miễn dịch chống lại độc tố của chúng (anti-toxic immunity).


Hình 1. Các đích tác động và loại vaccine tiềm năng đã và đang nghiên cứu| Nguồn: Nature, 2020

- Miễn dịch chống lại ký sinh trùng bao gồm một đáp ứng kháng thể (miễn dịch thể dịch) và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế báo (cell-mediated immune response). Một cách lý tưởng, một vaccine có thể phát triển ra các kháng thể kháng ký sinh trùng sốt rét (anti-plasmodial antibodies) sẽ hỗ trợ vào quá trình chung làm tăng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Kháng thể là phần đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, chúng cố gắng tạo ra phần đặc hiệu của chúng thông qua quá trình hoạt hóa thang bổ thể, kích thích các tế bào thực bào vào trong quá trình nhập bào (endocytosis) thông qua kết dính với bề mặt bên ngoài của các chất có tính kháng nguyên, do đó ngụy trang như một rào cản khó chịu.

Miễn dịch thể dịch hay miễn dịch qua trung gian tế bào bao gồm nhiều cơ chế liên kết vào nhau, cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng vào trong cơ thể (thông qua hàng rào bên ngoài hoặc môi trường nội tại bên trong vật chủ) để rồi giết chết các vi sinh vật hoặc các vật thể lạ đi xuyên qua. Thành phần qua trung gian tế bào gồm nhiều bạch cầu (bạch cầu mônô, đa nhân trung tính, đại thực bào, lympho, bạch cầu ưa kiềm, tế bào mast, tế bào giết tự nhiên và bạch cầu ái toan) là tấn công các đích vật thể bằng nhiều cơ chế khác nhau. Trong trường hợp sốt rét, cả hệ thống sẽ nổ lực tăng đáp ứng tiềm tàng toàn thân, nên đảm bảo tối đa để ngăn ngừa nhiễm bệnh;


Hình 2. Từ các giai đoạn phát triển của KSTSR phát triển vaccine theo đích | Nguồn:Nature, 2016

- Miễn dịch chống lại độc tố ám chỉ đến sự ức chế của đáp ứng miễn dịch liên quan đến quá trình sản sinh các yếu tố mà chúng hoặc là sinh triệu chứng hoặc giảm hiệu ứng tác động của bất cứ sản phẩm độc tố nào gây ra trong quá trình phát triển bệnh sinh. Chẳng hạn, yếu tố hoại tử khối u alpha (tumor necrosis factor-alpha hay TNF) có vai trò trung tâm trong điều hòa chung các triệu chứng trong sốt rét ác tính do P. falciparum. Do vậy, liệu pháp vaccine có thể tác động đích vào quá trình sinh TNF-alpha, ngăn suy hô hấp và sốt rét ác tính thể não. Tiếp cận này có hạn chế vì nó không làm giảm tải lượng KSTSR, nó chỉ làm giảm quá trình bệnh lý liên quan, nên kết cục dẫn đến những khó khăn tiếp sau để đánh giá hiệu lực trên các thử nghiệm trên người.

Các đích tiềm năng cho nghiên cứu vaccine

Các đích của vaccine tiềm năng trong chu kỳ của KSTSR

Giai đoạn KSTSR

Đích vaccine

Thoi trùng

Xâm nhập tế bào gan, chống lại thoi trùng trực tiếp

Trong gan

Chống lại thể trong tế bào gan trực tiếp

Vô tính trong hồng cầu

Chống lại hồng cầu vật chủ, các kháng thể ngăn xâm nhập, chống lại các ligand thụ thể, chống độc tố hòa tan.

Giao bào

Chống lại giao bào, chống lại hồng cầu của vật chủ, kháng thể ngăn cản thụ tinh, kháng thể ngăn sự trồi ra từ ruột muỗi.

Chu kỳ phát triển của KSTSR rất phức tạp, dù hiện nay có rất nhiều loại vaccine ứng viên, song không có một vaccine nào đánh vào đích nhiễm ký sinh trùng. Các giai đoạn phát triển khác nhau liên quan trong chu kỳ biểu hiện cho thấy nhiều cơ hội nhắm vào các đích kháng nguyên khác nhau, nên tiềm năng tạo ra các đáp ứng miễn dịch. Về mặt lý thuyết, mỗi giai đoạn phát triển có thể phát triển một loại vaccine đặc hiệu trên đích của ký sinh trùng. Hơn nữa, bất kỳ loại vaccine nào lý tưởng được nghiên cứu đều có thể có giá trị “trị liệu” (therapeutic value) cũng như ngăn ngừa lan truyền thêm và có thể có sự phối hợp kháng nguyên từ các pha khác nhau trong chu kỳ phát triển của ký sinh trùng.

Hơn 30 kháng nguyên đang được nghiên cứu bởi các nhóm trên toàn cầu với hy vọng xác định ra một sự phối hợp có thể tạo ra miễn dịch trên mỗi cá nhân. Một số tiếp cận liên quan đến trình diện bề mặt của kháng nguyên, hiệu ứng ức chế của các kháng thể đặc hiệu lên chu kỳ phát triển và hiệu ứng bảo vệ thông qua miễn dịch hoặc đưa kháng thể một cách thụ động giữa một vật chủ có miễn dịch và vật chủ không có miễn dịch. Phần lớn nghiên cứu tập trung vào vaccine sốt rét do chủng P. falciparum do chúng là loài gây tử vong cao và loài P. falciparum  dễ tiến hành nhiều thử nghiệm in vitroin vivo và vaccine đầu tiên nhất là loại circumsporozoite protein (CSP), đây là loại kháng nguyên bề mặt nổi trội nhất của giai đoạn tiền hồng cầu. Tuy nhiên, các vấn đề thách thức gặp phải do hiệu lực thấp, tính sinh miễn dịch thấp. Giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sau khi tiêm vaccine tương đối ngắn ở pha tiền hồng cầu hoặc pha ở gan. Một vaccine ở giai đoạn này phải có khả năng bảo vệ chống lại thoi trùng xâm nhập và có khả năng ức chế sự phát triển của KSTSR trong tế bào gan (thông qua tế bào lympho gây độc tế bào mà có thể phá hủy các tế bào gan bị nhiễm). Tuy nhiên, nếu bất cứ thoi trùng né tránh hệ thống miễn dịch thì chúng cũng có tiềm năng có gây triệu chứng và bệnh lý trên lâm sàng.

Pha thứ 2 của chu kỳ là giai đoạn hồng cầu, một vaccine có thể ngăn ngừa sự nhân lên của các thể hoa thị (merozoite multiplication) hoặc sự xâm nhập vào trong hồng cầu. Tiếp cận này khá phức tạp do thiếu trình diện phân tử MHC trên bề mặt các hồng cầu. Thay vì vậy, các kháng nguyên sốt rét đã được trình diện và sau đó là giai đoạn các kháng thể có thể có tiềm năng trực tiếp. Một tiếp cận khác có thể ngăn tiến trình kết dính hồng cầu vào thành mạch máu và đây cũng được xem là tiến trình có liên quan đến bệnh sinh sốt rét trên lâm sàng, nên một vaccine được chỉ định trong giai đoạn này sẽ có giá trị trị liệu và vì thế các triệu chứng lâm sàng càng được ngăn tiến triển nặng hơn.


Hình 3. Sự khác biệt giữa hai loại vaccine sốt rét RTS,S AS01 và PfSPZ

Pha cuối cùng của chu kỳ sẽ là tiềm năng cho một vaccine có đích đến thể hữu tính. Điều này sẽ không cho lợi điểm bảo vệ nào trên cá nhân được tiêm vaccine mà chỉ ngăn ngừa việc lan truyền bệnh nhiều hơn bởi ký sinh trùng thông qua giao bào trong thành ruột muỗi. Do đó, sẽ có ích khi sử dụng như một chính sách trực tiếp loại bỏ KSTSR ra khỏi vùng lưu hành thấp hoặc ngăn ngừa sự phát triển và lan rộng của chủng ký sinh trùng kháng vaccine (vaccine-resistant parasites). Loại vaccine ngăn lan truyền tiềm năng này rát quan trọng. Sự tiến hóa của kháng trên ký sinh trùng xảy ra rất nhanh khiến cho bất kỳ loại vaccine nào dự thừa không cần thiết trong một vài thế hệ, nên tiếp cận này để ngăn ngừa lan rộng quan trọng. Một tiếp cận khác là nhám vào đích protein kinases, có mặt trong suốt chu kỳ của KSTSR và nghiên cứu vẫn đang tiếp tục.

PfEMP1 là một loại protein được biết như một kháng nguyên bề mặt thay đổi (variant surface antigens_VSAs) được sinh ra bởi P. falciparum được đánh giá như một đích quan trọng của đáp ứng từ hệ thống miễn dịch chống lại KSTSR. Nghiên cứu trên các mẫu máu của 296 trẻ em Kenya tại Viện Burnet cho thấy các kháng thể chống lại PfEMP1 cung câp miễn dịch bảo vệ, trong khi đó các kháng thể được tạo ra chống lại các kháng nguyên bề mặt khác thì không. Kết quả này chỉ ra PfEMP1 có thể là một đích để phát triển vaccine hiệu quả, làm giảm nguy cơ gây sốt rét.

Đối với loài P. vivax, là một loài phô biến tại Ấn Độ, Đông Nam Á và Nam Mỹ. Nó có thể tồn tại thể ngủtrong gan và có thể tái hoạt trở lại nhiều năm sau như một nhiễm trùng mới. Hai loại protein quan trọng liên quan đến sự xâm nhập vào hồng cầu của P. vivax có đích tiềm năng để nghiên cứu thuốc và vaccine. Khi protein gắn Duffy (Duffy binding protein_DBP) của P. vivax gắn với kháng nguyên Duffy (DARC) trên bề mặt của hồng cầu, tiến trình cho ký sinh trùng khởi động đi vào hồng cầu. Các cấu trúc của vùng lõi của DARC và túi gắn thụ thể của DBP đã được vẽ ra bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington tại St. Louis. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sự gắn kết là một chu trình hai bước có liên quan hai bản sao protein ký sinh trùng tác động cùng nhau giống như một cặp kẹp gắp hai bản sao của DARC. Các kháng thể mà can thiệp vào quá trình gắn bằng cách hoặc là tác động vào đích vùng chính của DARC hoặc DBP sẽ ngăn ngừa nhiễm sốt rét.


Hình 4. Quy trình thử nghiệm các loại vaccine phòng sốt rét cho P. falciparumP. vivax

Các kháng thể chống thể phân liệt “egress antigen-1hay PfSEA-1) cho thấy có khả năng làm cho ký sinh trùng vỡ ra từ các hồng cầu nhiễm (infected Red Blood Cells (iRBCs), nên ngăn ngừa nó khỏi tiếp tục chu kỳ phát triển của ký sinh trùng. Các nhà nghiên cứu từ bệnh viện Rhode Island xác định P. falciparum PfSEA-1, một loại kháng nguyên 244kd trình diện trên các hồng cầu nhiễm thể phân liệt. Chuột được tiêm vaccine có kháng thể sinh ra từ PfSEA-1 tái tổ hợp làm gián đoạn quá trình vỡ thể phân liệt từ hồng cầu nhiễm và giảm đi sự sao chép ký sinh trùng. Vaccine bảo vệ chuột khỏi chết do ký sinh trùng. Các trẻ em Tanzania và Kenya có kháng thể với PfSEA-1 đã cho thấy có ít ký sinh trùng trong máu hơn và biểu hiện sốt rét nhẹ hơn. Bằng cách ngăn thể phân liệt, loại vaccine PfSEA-1 có thể có vai trò hoạt động cộng lực với vaccine có đích ở những giai đọan khác như giai đoạn xâm nhập vào hồng cầu và giai đoạn tế bào gan.

Sự pha trộn các thành phần có tính kháng nguyên

Sự gia tăng tính miễn dich tiềm tàng chống lại KSTSR có thể đạt được thông qua tác động lên các đích ở nhiều pha trong chu kỳ phát triển. Điều này bổ sung lợi điểm trong việc làm giảm khả năng phát triển kháng thuốc của ký sinh trùng. Do đó, sử dụng các kháng nguyên đa pha của ký sinh trùng có thể làm tăng hiệp đồng tác động hoặc hiệu ứng bổ khuyết lẫn nhau. Một trong những ứng viên vaccine thành công nhất trong thử nghiệm lâm sàng là gồm các protein kháng nguyên tái tổ hợp (recombinant antigenic proteins) với protein bao quanh thoi trùng (circumsporozoite protein).

Vaccine RTS,S

Vaccine sốt rét là những vaccine giúp phòng bệnh sốt rét. Loại vaccine đầu tiên được chấp thuận là loại RTS,S dưới tên gọi là Mosquirix. Tính đến tháng 4 năm 2023, vaccine này đã được chỉ định cho 1,5 triệu trẻ em đang sống trong vùng lan truyền vừa đến lan truyền cao của sốt rét. Loại vaccine này đòi hỏi ít nhất 3 liều trên các trẻ em nhỏ vào lúc 2 tuổi và một liều thứ 4 để kéo dài bảo vệ đến 1-2 năm khác. Vaccine đã làm giảm đi tỷ lệ nhập viện do sốt rét ác tính đến 30%.

RTS,S là một vaccine tái tổ hợp gồm P. falciparum circumsporozoite protein (CSP) từ giai đoạn tiền hồng cầu, vaccine này được phát triển bởi hai tập đoàn PATH Malaria Vaccine Initiative (MVI) và GlaxoSmithKline (GSK) dưới sự tài trợ của Quỹ Bill and Melinda Gates Foundation. Kháng nguyên CSP gây sinh ra các kháng thể có khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập vào tế bào gan và cũng giúp để tạo ra đáp ứng tế bào có thể phá hủy các tế bào gan bị nhiễm. Vaccine CSP cho thấy có nhiều vấn đề trong giai đoạn thử nghiệm do tính sinh miễn dịch kém. Vaccine RTS,S đang cố tránh điều này thông qua các cầu nối protein với kháng nguyên bề mặt từ virus viêm gan siêu vi B, tạo ra một vaccine có tính sinh miễn dịch và tiềm lực hơn. Khi đưa ra thử nghiệm trên các thử nghiệm lâm sàng như một chất nhũ tương dầu trong nước và có các tá chất monophosphoryl A và QS21 (SBAS2), vaccine này đã cho ra miễn dịch bảo vệ trên 7/8 người tình nguyện khi nhiễm P. falciparum.

Thiết kế vaccine RTS,S này đã sử dụng các gen từ protein ngoài của ký sinh trùng P. falciparum và và một phần của virus viêm gan siêu vi B cộng thêm tá chất hóa học để tăng đáp ứng miễn dịch. Nhiễm trùng được ngăn ngừa thông qua cơ chế sinh hiệu giá kháng thể cao, ngăn chặn ký sinh trùng nhiễm vào gan. Thử nghiệm pha 3 của vaccine RTS,S năm 2013 đã cho thấy loại vaccine này cung cấp mức bảo vệ chống lại các thể lâm sàng và sốt rét rét ác tính trên các trẻ em nhỏ. Các kết quả ban đầu pha 3 của vaccine RTS,S/AS01 đã chỉ ra giảm số ca mắc sốt rét trên số các trẻ em đến 50% và đến 25% trên nhóm trẻ em nhỏ. Hiệu quả của mũi tăng cường là rất đáng khích lệ, ngay cả khi hiệu lực chung của vaccine đủ đảm bảo theo thời gian. Sau 4 năm, sự giảm là 36% nhận 3 mũi và một mũi tăng cường. Thiếu liều vaccine tăng cường giảm đi hiệu lực chống lại SRAT như một kết cục nhỏ về hiệu lực. Ba liều vaccine cộng thêm liều tăng cường giúp giảm nguy cơ đến 26% trong 3 năm nhưng bảo vệ chống lại SRAT là không ý nghĩa giữa hai nhóm thử nghiệm lâm sàng.


Hình 5. Các đích tác động của các vaccine sốt rét đã và đang thử nghiệm

Năm 2015, vaccine Mosquirix đã nhận được sự phản hồi tích cực từ Cơ quan Dược phẩm châu Âu (European Medicines Agency_EMA) về đề cương thử nghiệm vaccine trên trẻ em nhỏ tuổi từ 6 tuần đến 17 tháng ở ngoài châu Âu. Một dự án thí điểm về vaccine vào đầu năm 2019 tại Malawi, GhanaKenya. Đến tháng 10 năm 2021, vaccine được sự đồng ý của Tổ chức Y tế thế giới để sử dụng rộng rãi trên trẻ em và nó cũng là loại vaccine sốt rét đầu tiên được khuyến cáo này và đến năm 2022 vaccin được sơ tuyển về mức độ chất lượng bởi TCYTTG. Sau đó, UNICEF đã trao thưởng một hợp đồng đến GSK để cung cấp 18 triệu liều vaccine RTS,S trong 3 năm và ước tính có đến hơn 30 nước có vùng sốt rét lan truyền từ mức độ vừa đến mức độ cao sẽ hưởng lợi từ điều này và đến thời điểm tháng 4 năm 2023 thì có khoảng 1,5 triệu trẻ em ở Ghana, Kenya và Malawi nhận được ít nhất 1 mũi vaccine, với hơn 4,5 triệu liều được triển khai thông qua các chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vaccine R21/Matrix-M

Các nhà nghiên cứu tiếp tục đến các vaccine khác và vaccine hiệu quả nhất là R21/Matrix-M với hiệu lực đến 77% trong lần thử nghiệm đầu tiên và có nồng độ kháng thể cao hơn loại vaccine RTS,S. Đây là loại vaccine hội đủ mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới với tiêu chí là hiệu lực phải đạt ít nhất 75%. Vào tháng 4 năm 2023, Cơ quan Quản lý Thực và Dược phẩm Ghana chấp nhận sử dụng loại vaccine R21 cho các trẻ em tuổi từ 5 tháng đến 3 tuổi. Vaccine này được phát triển thông qua hợp tác nghiên cứu giữa Viện Jenner tại Đại học Oxford, Viện Nghiên cứu y học của Kenya, Đại học Y học nhiệt đới và vệ sinh Luân ĐônNovavax và Viện huyết thanh Ấn Độ.

Các thử nghiệm thực hiện tại Viện Nghiên cứu Khoa học Sức khỏe tại NanoroBurkina Faso với Halidou Tinto. Vaccine R21 sử dụng kháng nguyên từ circumsporozoite protein (CSP) ở một tỷ lệ cao hơn so với vaccine RTS,S.Nó cũng dùng cùng cấu trúc tái tổ hợp liên kết HBsAg, nhưng chứa HbsAg không vượt, bao gồm tá chất Matrix-M cũng đã từng dùng trong vaccine Novavax COVID-19.Nghiên cứu pha 2 đã được báo cáo vào tháng 4 năm 2021 cho thấy hiệu lực đến 77% và mức kháng thể cao hơn có ý nghĩa so với loại vaccine RTS,S. Một mũi tiêm bổ sung tăng cường của vaccine R21/Matrix-M được cho vào thời điểm 12 tháng sau ba liều đầu tiên để duy trì hiệu lực cao chống lại sốt rét nói chung và sốt rét có triệu chứng ít nhất 2 năm. Nghiên cứu pha 3 trên 4800 trẻ em tại 4 nước châu Phi được báo cáo vào tháng 11 năm 2022, chỉ ra hiệu lực vaccine là 74% chống lại SRAT. Đến tháng 4 năm 2023, Cơ quan Quản lý Thực phẩm-Dược phẩm Ghana đã chấp thuận cho sử dụng vaccine R21 trên trẻ em từ 5 tháng tuổi đến 3 tuổi. Viện Huyết thanh học Ấn Độ đang chuẩn bị điều chế ra 100-200 triệu liều vaccine mỗi năm và xây dựng nhà máy vaccine ở Accra, Ghana và gần đây thì Nigeria cũng đang làm thủ tục công nhận vaccine R21.


Hình 6. Lịch sử nghiên cứu về vaccine sốt rét trên toàn cầu

Một số sản phẩm khác đang phát triển

Một số ứng viên vaccine sốt rét đang triển khai nghiên cứu để thử nghiệm trong thời gian đến. Trong đó, nhiều vaccine có hướng đích vào giai đoạn hồng cầu trong chu kỳ của ký sinh trùng không đủ mạnh. Một vài vaccine tiềm năng đang có đích vào giai đoạn tiền hồng cầu đang được nghiên cứu như nghiên cứu với loại RTS,S và R-21/Matrix-M.

Hạt nano làm tăng hiệu quả của vaccine RTS,S (Nanoparticle enhancement of RTS,S)

Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ trình diễn kháng nguyên lặp lại (repetitive antigen display technology) để thiết kế một hạt nano để cho các epitope của tế bào T và tế bào B đặc hiệu sốt rét để trình diễn. Các hạt này trình diễn đối xứng hai mươi mặt và thực hiện trên bề mặt của nó đến 60 bản sao của protein RTS,S. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng mật độ của protein cao hơn rất nhiều 14% của vaccine GSK.

Vaccine PfSPZ: Là một ứng viên vaccine được nghiên cứu bởi Sanaria sử dụng các thoi trùng được làm giảm độc lực bằng tia xạ (radiation-attenuated sporozoites) để sinh ra đáp ứng miễn dịch. Các thử nghiệm lâm sàng hiện đang có nhiều hứa hẹn tại châu Phi, châu Âu và Mỹ với mức bảo vệ trên 80% ở người tình nguyện, nên có khả thi được sản xuất một lượng lớn và phân bổ đến châu Phi và nó phải giữ trong điều kiện nitơ lỏng. Vaccine PfSPZ được tài trợ vởi US. FDA vào tháng 9 năm 2016, đến tháng 4 năm 2019 thì nghiên cứu pha 3 trên Bioko được thông báo và bắt đầu vào đầu năm 2020.

Vaccine SPf66: Loại vaccine này dựa trên nền tảng peptide tổng hợp được nghiên cứu bởi Manuel Elkin Patarroyo ở Colombia và thử nghiệm mở rộng sang các vùng bệnh lưu hành vào những năm 1990. Các thử nghiệm lâm sàng chỉ ra hiệu quả không đủ, chỉ có hiệu lực 28% tại Nam Mỹ và hiệu lực tối thiểu hoặc không có hiệu lực khi triển khai tại châu Phi. Vaccine này không có hiệu quả bảo vệ trong một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng giả dược quy mô lớn tại Đông Nam Á và sau đó bị cấm.

Vaccine CSP (Circumsporozoite protein): Vaccine này được nghiên cứu đầu tiên tỏ ra đầy hứa hẹn đủ để tiến hành cho các thử nghiệm, vaccine này dựa trên protein quanh thoi trùng (circumsporozoite protein), nhưng protein được tái tổ hợp (Asn-Ala-Pro15Asn-Val-Asp-Pro)2-Leu-Arg(R32LR) đồng giá trị kết hợp để tinh khiết độc tố của Pseudomonas aeruginosa (A9). Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm đã tỏ ra thiếu miễn dịch bảo vệ. Nhóm nghiên cứu tiến hành ở Kenya với tỷ lệ mắc mới sốt rét khi đó lên đến 82%, trong khi đó ở trên nhóm chứng chỉ có 89% mắc mới. Vaccine lại có xu hướng gây ra đáp ứng tăng tế bào lympho T trên nhóm phơi nhiễm.

Vaccine NYVAC-Pf7 đa giai đoạn: Vaccine này đã sử dụng một loạt công nghệ khác nhau, kết hợp 7 gen có tính kháng nguyên của P. falciparum. Những cái này đến từ một loạt giai đọa trong chu kỳ. CSP và protein-2 bề mặt thoi trùng (sporozoite surface protein 2-PfSSP2) tách ra từ pha thoi trùng. Kháng nguyên giai đoạn ở tế bào gan (liver stage antigen 1-LSA1), ba kháng nguyên từ giai đoạn hồng cầu gồm merozoite surface protein 1, serine repeat antigen và AMA-1) và một loại kháng nguyên từ thể hữu tính (25-kDa_Pfs25). Lần đầu tiên được điều tra sử dụng mô hình khỉ rhesus và tạo ra các kết quả đáng khích lệ: 4 trong số 7 kháng nguyên sinh ra đáp ứng kháng thể đặc hiệu (CSP, PfSSP2, MSP1 và PFs25). Các thử nghiệm sau đó trên người, dù đáp ứng miễn dịch tế bào trên 90% trên đối tượng nghiên cứu, nhưng đáp ứng kháng thể lại nghèo nàn. Dù sau khi chỉ định vaccine này, một số ứng viên vaccine cho hoàn thành bảo vệ trước nhiễm P. falciparum.

Vaccine NANP]19-5.1: Vào năm 1995, một thử nghiệm thực địa liên quan đến vaccine NANP19-5.1 chứng minh rất thành công. Trong số 194 trẻ em được tiêm vaccine, không có ai phát triển thành sốt rét có triệu chứng trong vòng 12 tuần theo dõi, chỉ có 8 ca thất bại dù có mức kháng thể cao hơn. Vaccine chứa phân liệt tiết protein (5.1) và 19 đoạn lặp của protein bề mặt thoi trùng (NANP). Giới hạn của công nghệ là nó chỉ chứa được 20% peptide và mức sinh miễn dịch thấp, đồng thời nó cũng không chứa cứ epitope của protein để tế bào T sinh miễn dịch nổi trội nào cả.


Tài liệu tham khảo

1.https://www.who.int/initiatives/malaria-vaccine-implementation-programme
2.https://en.wikipedia.org/wiki/Malaria_vaccine

3.https://www.malariavaccine.org/

4.https://www.nature.com/articles/d41586-022-04343-7

 

Ngày 23/06/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang & TS. Nguyễn Thị Liên Hạnh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích