Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 9 0 8
Số người đang truy cập
2 0 7
 Chuyên đề
Phần 2. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá nguy cơ và cập nhật tình hình mắc các bệnh do arbovirus sốt xuất huyết và chikungunya

Tiếp theo phần 1

Tổng quan về số ca mắc và tử vong bệnh Chikungunya theo quốc gia

Argentina:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 12 tháng 3 năm 2023, có tổng cộng 341 trường hợp được xác định trong phòng thí nghiệm đã được báo cáo, không có trường hợp tử vong. Trong số các trường hợp mắc bệnh thì 60% là người nước ngoài (bị nhiễm bệnh trong thời gian lưu trú hoặc du lịch nước ngoài). Có 05 tỉnh hiện đang báo cáo có sự lan truyền Chikungunya tại chỗ gổm tỉnh Buenos Aires, thành phố Buenos Aires, Córdoba, Corrientes và Formosa. Các tỉnh này trước đây chưa từng báo cáo các trường hợp Chikungunya. Trong cùng giai đoạn năm 2022, không có trường hợp Chikungunya tại chỗ/ nội địa được báo cáo.

Bolivia:

Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 11 tháng 3 năm 2023, tổng cộng 593 trường hợp mắc Chikungunya đã được báo cáo, tăng gấp 11 lần số ca mắc so với cùng kỳ năm 2022. Trong khoảng thời gian này, không có trường hợp tử vong nào được báo cáo và tỷ lệ mắc tích lũy trên toàn quốc là 5 trường hợp trên 100 000 dân số.

Brazil:

Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 11 tháng 3 năm 2023, tổng cộng 50.103 trường hợp mắc chikungunya đã được báo cáo, tăng tương đối 83% so với cùng kỳ năm 2022. Có 6 trường hợp tử vong đã được xác nhận ở Espírito Santo và Minas Gerais và 23 trường hợp tử vong vẫn còn đang xác minh. Tính đến ngày 11 tháng 3 năm 2023, tỷ lệ mắc tích lũy toàn quốc là 23,5 trường hợp trên 100.000 dân. Tỷ lệ mắc tích lũy cao nhất được báo cáo ở khu vực phía Nam của đất nướcvới 35.484 trường hợp (39,5 trường hợp trên 100 000 dân).

Paraguay:

Từ ngày 2 tháng 10 năm 2022 đến ngày 4 tháng 3 năm 2023, tổng cộng có 40.984 trường hợp đã được báo cáo, bao gồm 3.510 trường hợp nhập viện và 46 trường hợp tử vong. Trong số này, có 0,3% (n = 162) xảy ra ở trẻ sơ sinh, trong đó có 8 trường hợp tử vong. Ngoài ra, từ tuần dịch tễ thứ 1 đến 9 năm 2023, có tổng cộng 294 trường hợp nghi ngờ viêm não màng não cấp tính đã được báo cáo, 42,5% (n = 125) trong số đó là do Chikungunya và 42% (n=53) trong số ca đó là ở trẻ sơ sinh.

Riêng từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 21 năm 2023, có 85.889 ca Chikungunya với 256 ca tử vong được báo cáo. Số mắc trung bình cho mỗi tuần trong năm 2023 là 3.862 ca.


Hình 10
. Phân bố ca mắc chikungunya theo tuần, giai đoạn 2022-2023 (đến tuần 21 năm 2023) ở Paraguay.

Peru:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 04 tháng 3 năm 2023, có 97 trường hợp mắc bệnh Chikungunya đã được báo cáo, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Các trường hợp được xác nhận đã được báo cáo tại bốn khoa; tỷ lệ các trường hợp mắc bệnh cao nhất được báo cáo ở Piura (69%; n=67 trường hợp), tiếp theo là San Martin (29%: n=28 trường hợp).

Dịch tễ học các bệnh SXHD và bệnh Chikungunya

Các bệnh do Arbovirus gây ra gồm SXH/SXHD và Chikungunya là do nhiễm virus truyền từ người này sang người khác thông qua vết đốt của muỗi nhiễm virus. Những bệnh này đang là mối đe dọa y tế cộng đồng toàn cầu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có khoảng 3,9 tỷ người đang sinh sống.

Sốt Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue

SXHD được tìm thấy ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn cầu, bệnh tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị và bán đô thị. Các vector chính truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti và vector phụ là Aedes albopictus. Các vector này đốt người vào ban ngày và có hai đỉnh đốt gồm sáng sớm và chiều tối, tuy nhiên đỉnh hoạt động có thể thay đổi thùy theo địa phương và mùa.Bệnh SXHD do virus Dengue (DENV) gây ra đây là một loại virus ARN thuộc họ Flaviviridae. Có bốn type huyết thanh khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau (DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4). Khi nhiễm với một typehuyết thanhnào đó thì cơ thể sẽ có khả năng miễn dịch lâu dài đối với type huyết thanh đó nhưng không miễn dịch với các type huyết thanh khác. Do vậy, khi nhiễm thêm với một type Dengue khác thì người nhiễm có nguy cơ mắc bệnh SXHD nặng hơn, có thể bao gồm sốc hoặc suy hô hấp do xuất huyết, chảy máu nghiêm trọng, suy tạng/ đa tạng và tử vong.

Bệnh SXH/SXHD hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy việc phát hiện kịp thời các ca bệnh, xác định bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào về SXH/SXHD nặng và quản lý ca bệnh thích hợp là những yếu tố quan trọng trong chăm sóc để ngăn ngừa tử vong và có thể giảm tỷ lệ tử vong ởcác trưởng hợp SXHD nặng xuống dưới 1%.

Khu vực châu Mỹ đã thu thập dữ liệu dịch tễ học về bệnh SXHD từ năm 1980. Kể từ thời điểm đó thì virus đã lan rộng ra khắp khu vực. Số ca mắc cao nhất được ghi nhận vào năm 2019 với hơn 3,1 triệu ca mắc, trong đó có 28.203 ca nặng và 1.773 ca tử vong.


Hình D
. Tại sao Chikyngunya, Dengue và sốt rét trở bệnh ở tất cả mùa

Chikungunya

Chikungunya là một bệnh virus do muỗi truyền gây sốt và đau khớp nặng. Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1952 trong một đợt bùng phát ở miền nam Tanzania.Virus Chikungunya (CHIKV) chủ yếu lây truyền qua muỗi cái gồm Aedes aegypti Aedes albopictus, hai loài này cũng có thể truyền SXHD và virus Zika. Hai loài muỗi này đốt ban ngày, mặc dù có thể có hoạt động cao điểm vào sáng sớm và chiều tối.

Theo thời gian biểu hiện lâm sàng thì Chikungunya có thể cấp tính, bán cấp tính và mạn tính. Triệu chứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong là rất hiếm. Tuy nhiên, bệnh nhânở người lớn, trẻ mới sinh có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là khởi sốt đột ngột, thường kèm theo đau khớp hoặc viêm khớp nặng, suy nhược và thường thay đổi theo thời gian.Các biến chứng thần kinh gồm hội chứng Guillain-Barré và viêm màng não đã được báo cáo.

Hầu hết bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau khi bị nhiễm và khi nhiễm bệnh có thể có khả năng miễn dịch suốt đời.

Chikungunya sơ sinh cũng đã được mô tả. Hầu hết các trường hợp nhiễm CHIKV trong thời kỳ mang thai sẽ không dẫn đến việc truyền virus từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai. Nguy cơ lây truyền cao nhất thường xảy ra ở giai đoạn khi phụ nữ bị nhiễm bệnh trong khi sinh, khi tỷ lệ lây truyền theo chiều dọc cao lên đến 49%.

Trẻ sơ sinh thường không có triệu chứng khi sinh và sau đó bị sốt, khó chịu, phát ban và phù ngoại vi. Những người bị nhiễm bệnh trong khi sinh cũng có thể phát triển bệnh thần kinh (ví dụ: viêm màng não, tổn thương chất trắng não, phù não và xuất huyết nội sọ), các triệu chứng xuất huyết và bệnh lý cơ tim. Các bất thường trong các xét nghiệm bao gồm tăng các xét nghiệm chức năng gan, giảm số lượng tiểu cầu và tế bào lympho và giảm prothrombin máu. Trẻ sơ sinh mắc bệnh thể thần kinh thường bị khuyết tật lâu dài. Không có bằng chứng cho thấy virus lây truyền qua sữa mẹ.Sự lan truyền virus Chikungunya tại chỗ lần đầu tiền được xác nhận ở khu vực châu Mỹ vào tháng 12 năm 2013, sau đó virus lây lan thành dịch vào năm 2014. Kể từ đó, virus này đã lan rộng ra khắp khu vực.

Đáp ứng y tế cộng đồng với bệnh do vector truyền

Tổ chức Y tế thế giới đã và đang hỗ trợ các quốc gia thành viên ở châu Mỹ trong việc chuẩn bị và ứng phó với các đợt bùng phát, bao gồm việc tổ chức các dịch vụ y tế. Sự hỗ trợ được TCYTTG cung cấp đến các nước bao gồm:

Giám sát

+ Tích cực làm việc với các quốc gia thành viên để tăng cường năng lực giám sát và chăm sóc y tế như một phần của việc thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh do Arbovirus (IMS-Arbovirus);

+ Hỗ trợ việc thực hiện giám sát và kiểm soát vetor tổng hợp hiệu quả của các quốc gia thành viên thông qua việc thường xuyên xuất bản các hướng dẫn và cung cấp tài liệu giám sát dịch tễ cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan có chuyên môn;

+ Không gian hợp tác ảo (VCS) đã được tạo ra như là một nỗ lực hợp tác giám sát giữa TCYTTG và các quốc gia thành viên. Điều này cho phép tự động tạo ra các phân tích dịch tễ khác nhau, các phòng tình huống và bản tin dịch tễ học, tăng cường giám sát dịch tễ bệnh SXH/SXHD và Chikungunya cũng như bệnh Zika.

Phòng thí nghiệm

Hỗ trợ nâng cao năng lực phòng thí nghiệm, để cho phép chẩn đoán và phát hiện ca bệnh kịp thời và chính xác trong toàn khu vực.

Quản lý lâm sàng

+ Một nhóm các biện pháp can thiệp đã được chuẩn bị cho các quốc gia để tăng cường quản lý lâm sàng bao gồm xây dựng và phổ biến các hướng dẫn quản lý ca bệnh;

+ Cung cấp tài liệu đào tạo và hình thành mạng lưới giảng viên lâm sàng cấp địa phương để cung cấp đào tạo lâm sàng ở cấp địa phương;

+ Các chuyên gia của WHO thường xuyên được triển khai tới các quốc gia đang trải qua các đợt bùng phát dịch lớn (Paraguay và Bolivia).

Truyền thông và xây dựng kế hoạch

+ Năm 2020, TCYTTG bắt đầu hợp tác với Tổ chức Y tế Andean - Hiệp định Hipólito Unanue (ORAS-CONHU) để tăng cường năng lực kỹ thuật quốc gia nhằm phòng ngừa và kiểm soát các bệnh do arbovirus ở Bolivia, Colombia, Chile, Ecuador, Peru và Venezuela. Sự hợp tác này nằm trong khuôn khổ của IMS-Arbovirus, được TCYTTG phê duyệt;

+ Năm 2022, TCYTTG đã khởi động Sáng kiến Arbovirus toàn cầu, một chiến lược kế hoạch tích hợp để giải quyết các bệnh arbovirus mới nổi và tái nổi có khả năng gây dịch và đại dịch, tập trung vào giám sát nguy cơ, phòng chống, chuẩn bị, phát hiện và ứng phó với đại dịch, đồng thời xây dựng liên minh các đối tác;

+ Truyền thông nguy cơ và sự tham gia của cộng đồng: TCYTTG đang đưa ra các lời khuyên về đánh giá nguy cơ và truyền thông nguy cơ.Các tài liệu truyền thông chung đã được phát triểnvà có thể dễ dàng điều chỉnh để sử dụng trong các chiến dịch ở quốc gia thành viên;

+ TCYTTG đang khuyến khích các gia đình và cộng đồng thực hiện các biện pháp giảm nguồn nước để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi trong và xung quanh nhà; và việc sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân vào ban ngày.

Còn nữa phần 3

Ngày 29/06/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang và TS. Đỗ Văn Nguyên  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích