Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 19/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 8 8 6 0 0
Số người đang truy cập
2 2 0
 Chuyên đề
Cập nhật về các bệnh dị ứng và cơ địa liên quan ký sinh trùng_Phần 2

6. Ảnh hưởng của nhiễm giun sán ký sinh đối với chẩn đoán dị ứng ở châu Phi

Nhóm tác giả Abena S. Amoah và cộng sự đăng tải nghiên cứu trên Tạp chí Current Allergy and Asthma về các nghiên cứu dịch tễ học từ Châu Phi hạ Sahara chỉ ra rằng tình trạng dị ứng đang gia tăng ở khu vực này, đặc biệt là ở khu vực thành thị so với nông thôn. Sự gia tăng này có liên quan đến việc cải thiện vệ sinh, thay đổi lối sống và ít tiếp xúc hơn với mầm bệnh trong thời thơ ấu. Việc giảm tiếp xúc với các bệnh giun ký sinh(giun sán) và tác động dị ứng là trọng tâm của một số nghiên cứu dân số trong những năm qua.


Hình 5. Lợi điểm của nhiễm trùng giun sán có bảo vệ dị ứng hay không? | Nguồn: Wiley Library

Nghịch lý thay, có những điểm tương đồng trong phản ứng miễn dịch đối với giun sán và dị ứng. Cả hai tình trạng này đều liên quan đến tăng mức immunoglobulin E (IgE), số lượng tế bào T helper 2, bạch cầu ái toan và tế bào mast tăng cao. Những điểm tương đồng về miễn dịch này có nghĩa là việc chẩn đoán dị ứng ở những nơi trên thế giới có bệnh giun sán lưu hành có thể bị cản trở. Mục đích của tổng quan này là xem xét các quan sát từ các nghiên cứu dân số được thực hiện ở Châu Phi để chứng minh mức độ nhiễm giun sán ảnh hưởng đến các thông số được sử dụng để chẩn đoán kết quả dị ứng ở khu vực này. Đặc biệt khám phá làm thế nào nhiễm giun sán gây trở ngại cho chẩn đoán mẫn cảm dị ứng trong vitro, ảnh hưởng đến các biểu hiện lâm sàng của dị ứng và cả tác dụng của điều trị bằng thuốc tẩygiun lêntác động dị ứng. Nâng cao hiểu biết về cách giun sán ảnh hưởng đến chẩn đoán dị ứng là điều cấp thiết để phát triển các công cụ cải tiến nhằm đánh giá, chẩn đoán và điều trị các rối loạn dị ứng ở cả các quốc gia lưu hành và không lưu hành bệnh giun sán trên toàn thế giới.

7. Điều trị bằng thuốc tẩy giun trong thai kỳ: Lợi ích và rủi ro gì cho mẹ và con?

Tổ chức Y tế Thế giới đã đề xuất có thể điều trị giun móc và sán mángtrong thai kỳ. Hi vọng rằng điều này có thể có íchcho chứng thiếu máu của người mẹ, tăng trưởng thai nhi và tử vong chu sinh; cũng như giả thuyết về tác động có lợi của thuốc giun đối với đáp ứng miễn dịch của trẻ sơ sinh. Hiện đã có ba cuộc thử nghiệm được tiến hành. Hai trong số đó đã nghiên cứu tác động của benzimidazol; một cuộc thử nghiệm khác (Entebbe Mother and Baby Study) xem xét tác động của albendazole và praziquantel. Tất cả đều được tiến hành ở những khu vựclưu hành cao bệnh giun sán nhưngvới cường độ thấp. Kết quả cho thấy rằng ở những khu vực như vậy và với việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng hỗ trợ sản xuất hồng cầutrong cơ thể (haematinics), lợi ích của liệu pháp tẩy giun thường xuyên trong thai kỳ để giảm tình trạng thiếu máu ở người mẹ có thể không đáng kể; chưa có bằng chứng cho thấy các lợi ích mong đợi khác.

Nghiên cứu “Entebbe Mother and Baby Study” đã phát hiện ra tác dụng phụ đáng kể của albendazole đối với tỷ lệ mắc bệnh chàm (eczema) ở trẻ sơ sinh trong toàn bộ quần thể thử nghiệm, và của praziquantel đối với tỷ lệ mắc bệnh eczema ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị nhiễm sán máng Schistosoma mansoni. Cần tiến hành thêm các nghiên cứu ở các khu vực khác nhau về các loại giun sán và cường độ nhiễm giun sán. Cần thêm nghiên cứu để xác định liệu tỷ lệ mắc bệnh eczema ở trẻ sơ sinh tăng có dẫn đến tình trạng dễ bị dị ứng dài hạn hay không và để khám phá các cơ chế cơ bản của những tác động này. Cần xem xét lại các rủi ro và lợi ích của liệu pháp tẩy giun định kỳ tại các phòng khám thai sản.

8. Phơi nhiễm giun sán truyền từ động vật sang người và nguy cơ mắc các bệnh dị ứng: Một nghiên cứu về hai thế hệ ở Na Uy

Nhóm nghiên cứu của N. O. Jõgi và cộng sự cho biết các nghiên cứu trên người và động vật chỉ ra rằng nhiễm giun sán ở vật chủ xác định có thể giúp bảo vệ khỏi dị ứng. Tuy nhiên, giun sán lây từ động vật sang người, chẳng hạn như Toxocara spp., có liên quan đến việc gia tăng dị ứng. Nghiên cứu này mô tả tỷ lệ mắcToxocara spp. và Ascaris spp.và mối liên hệ với các bệnh dị ứng và mẫn cảm trong 2 thế hệ ở Bergen, Na Uy.Đo nồng độ IgG4 toàn phần, IgG4 anti-Toxocara spp.và IgG4 anti-Ascaris spp. trong huyết thanhbằng ELISA trên 2 nhóm: Bố mẹ sinh năm từ 1945-1972 (n=171) và con cái của họ sinh năm từ 1969-2003 (n=264). Kết quả dị ứng và các đồng biến số được ghi nhận thông qua các cuộc phỏng vấn và khám lâm sàng bao gồm đo IgE huyết thanh và xét nghiệm lẩy da.

IgG4 anti-Ascaris spp.được phát hiện ở 29,2% cha mẹ và 10,3% con cái và IgG4 anti-Toxocara spp.ở bố mẹ là 17,5% và 8% ở con cái. Trong số con cái, IgG4 anti-Toxocara spp. có liên quan đến việc nuôi thú cưng trước 15 tuổi (OR = 6,15; 95%CI: 1,37-27,5) và tăng chỉ số khối cơ thể(BMI)(OR:1,16; 95%CI:1,06-1,25 mỗi kg/m2). Huyết thanh dương tính với Toxocara spp. có liên quan đến chứng thở khò khè (2,97[1,45-7,76]), dị ứng phấn hoa (hayfever) (4,03[1,63-9,95]), chàm (2,89[1,08-7,76]) và dị ứngmèo (5,65[1,92-16,6]) ở con cái, nhưng không liên quan đến các tác động dị ứng ở các bậc cha mẹ. Điều chỉnh thời thơ ấu hoặc việc nuôi thú cưng hiện tại không làm thay đổi mối liên hệ với dị ứng. Huyết thanh dương tính với Toxocara spp.ở bố mẹ có liên quan đến việc gia tăng dị ứng ở con cái theo một mô hình cụ thể về giới tính.

Phơi nhiễm với giun sán truyền từ động vật sang người ở Na Uy ít gặp hơn ở con cái so với bố mẹ. Tuy nhiên, huyết thanh dương tínhToxocara spp. có liên quan đến việc tăng nguy cơ biểu hiện dị ứng ở thế hệ con cái, nhưng không xảy raở các bậc cha mẹ. Những thay đổi để đáp ứngvới bệnh giun sán có thể đưa ra cái nhìn sâu sắc về tình trạng gia tăng bệnh dị ứng ở các quốc gia giàu có.

9. Liệu pháp “điều trị bằng giun sán”: Hai mặt lợi hại

Liệu pháp trị liệu giun sánlà một phương pháp điều trị thử nghiệm bằng cách“cố ý gây nhiễm giun ký sinh sống” được gọi là giun sán nói chung. Những ký sinh trùng này đã tiến hóa để tự bảo vệ mình bằng cách thay đổi phản ứng miễn dịch của vật chủ. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu những con giun đường ruột này và xem nó như những trị liệu tiềm năng cho nhiều bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm. Những tình trạng này bao gồm COVID-19 và COVID kéo dài, các bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng (kể cả chàm), hen suyễn và rối loạn phổ tự kỷ. Các tác giả mong tìm hiểu về các loại sán đang được điều tra, cùng với các ứng dụng tiềm năng, lợi ích, rủi ro và hiệu quả của liệu pháp điều trị giun sán.


Hình 6. Tương tác vi khuẩn-giun sán liệu có góp phần vào dị ứng |Nguồn: Trends in Immunology

Phương pháp điều trị thử nghiệm là phương pháp đã trải qua các thử nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm và được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để thử nghiệm trên người. Các phương pháp điều trị thử nghiệm chưa được cung cấp từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.Liệu pháp giun sán liên quan tới bất kỳ loại giun nào trong số ba loại giun lây nhiễm cho người. Những loại giun sán này thường phổ biến ở những vùng khí hậu ấm và điều kiện vệ sinh kém. Thông thường, chúng lây truyền qua đất ô niễm mầm bệnh, ba nhóm giun sán được áp dụng.Trên toàn cầu, khoảng 24% dân số bị nhiễm giun sán vào bất kỳ thời điểm nào.Giun tròn phổ biến là giun tócvà giun móc/mỏ, cơ thể chúng có hình trụ, tương tự giun đũa, chúng thường xâm nhập vào ruột nhưng cũng có thể vào trong máu, hệ bạch huyết hoặc các mô nội tạng.Hai loại sán lá phổ biến là sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ, sán dây thường xâm nhập vào gan, máu hoặc hệ đường ống dẫn mật.Trong khi đó, nhóm giun khác có tên Acanthocephalanscó thân tròn và có gai trên đầu, thường gây nhiễm cho động vật, nhưng hiếm khi gặp ở người, chúng sống trong hệ tiêu hóa.Trong liệu pháp điều trị giun sán hiện nay, nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ tiêm hoặc cho bạn uống một liều chứa trứng giun sán. Tuy nhiên, cách làm này có thể gây khó chịu đối với một số người.

            Các nhà nghiên cứu đang tìm cách phát triển các loại thuốc dựa trên chất bài tiết của giun sán hoặc các phiên bản được tạo ra trong phòng thí nghiệm nhằm làm cho việc dùng thuốc dễ chịu hơn và mang lại liều lượng điều trị ổn định, an toàn hơn.Các loại thuốc cũng có thể giúp đưa thuốc trực tiếp đến vị trí viêm nhiễm, ngay cả khi bản thân giun sán không thể sống sót ở đó.Ký sinh trùng đôi khi thay đổi cơ thể bạn theo cách giúp chúng tồn tại. Giun sán tiết ra các chất có thể thay đổi hoặc ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, làm cho việc cơ thể bạn chống lại các chất này khó khăn hơn. Điều này tương tự như cách hoạt động của các loại thuốc ức chế miễn dịch (immunosuppressant medications). Viêm mạn tính là một yếu tố phổ biến trong các tình trạng này và viêm cấp tính được tạo ra và duy trì trực tiếp bởi hệ thống miễn dịch để đối phó với tổn thương hoặc các mối nguy cơ nhận thức được. Mục đích của nó là đưa thêm oxy và chất dinh dưỡng đến vị trí đó để bạn có thể hồi phục.Khi tình trạng viêm trở nên mạn tính, nó không còn mang lại lợi ích và gây đau cũng như các triệu chứng khác, đó là lúc viêm cần được điều trị.

Virus SARS-CoV2,căn nguyên gây đại dịch COVID-19, với viêm nhiễm hệ thống miễn dịch. Cáctriệu chứng nhiễm COVID-19 nặng bao gồm khó thở, đau dai dẳng hoặc tức ngực, lú lẫn, không thể thức dậy hoặc tỉnh táo và ở những người da sáng, môi, da hoặc móng tay nhợt nhạt, xám hoặc xanh.Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng các loại giun sán cụ thể có thể giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm toàn thân do virus Corona vốn gây ra nhiều tác động đến hệ hô hấp.


Hình 7. Các kháng nguyên giun sán và điều hòa miễn dịch cơ thể
Nguồn: ScienceDirect, 2019

Ở các bệnh tự miễn, hệ miễn dịch nhầm một tế bào, chất hoặc mô khỏe mạnh trong cơ thể bạn với một tác nhân gây hại bên ngoài. Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 100 bệnh tự miễn khác nhautùy theo mức độ tấn công và vị trí tấn công của hệ miễn dịch.Thuốc ức chế miễn dịch là một phương pháp điều trị phổ biến cho các bệnh tự miễn. Nghiên cứu ban đầu cho thấy liệu pháp điều trị giun sán cũng có thể có hiệu quả. Một đánh giá về nghiên cứu nêu chi tiết một số chất tiết của giun sán làm thay đổi chức năng miễn dịch. Nó cũng cho thấy việc điều trị giun sán có hiệu quả trên các mô hình động vật mắc các bệnh tự miễn thông thường, bao gồm bệnh Lupus, viêm đại tràng và viêm khớp. Một đánh giá khác trích dẫn một số thử nghiệm trên người cho thấy giun sán là phương pháp điều trị hiệu quả cho: Bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac, bệnh đa xơ cứng. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn suy đoán rằng giun sán có thể là chìa khóa để điều trịbệnh tự miễn.Khi bạn bị dị ứng với thứ gì đó, hệ miễn dịch của bạn sẽ phản ứng thái quá với một chất thường là vô hại mà nó cho là mầm bệnh. Việc chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi và các triệu chứng khác nhằm giúp loại bỏ các chất không mong muốn ra khỏi cơ thể. Các chất gây dị ứng phổ biến gồm phấn hoa, bụi, lông hoặc vẩy da thú cưng, thực phẩm (đậu phộng, trứng, sữa và động vật có vỏ), thuốc (penicillin và các loại thuốc kháng sinh khác, thuốc chống viêm không steroid (NSAID, chẳng hạn như Advil ibuprofen hoặc Aleve naproxen) và thuốc hóa trị).

Nghiên cứu cho thấy các bệnh dị ứng đang gia tăng trên toàn cầu khi tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng giảm xuống. Một số nhà khoa học nghi ngờ đó là do ký sinh trùng trong lịch sử đã giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh dị ứng.Một đánh giá lưu ý rằng các kết quả không nhất quán trong các nghiên cứu về dị ứng ở người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết có đủ bằng chứng vững chắc để tiếp tục xem xét liệu pháp giun sán.Bệnh chàm (viêm da) liên quan đến tình trạng viêm trên da, loại phổ biến nhất, viêm da cơ địa là do dị ứng.Các nghiên cứu về nhiễm giun sán và bệnh chàm không nhất quán. Một số nghiên cứu cho thấy ký sinh trùng có thể bảo vệ chống lại viêm da cơ địa. Nhưng cũng có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng làm cho bệnh chàm eczema dễ xảy ra hơn. Sự khác biệt có thể nằm ở loại giun sán cụ thể gây bệnh.


Hình 8. Tác động toàn thân khi bị nhiễm giun sán 
Nguồn: Nature, 2021

Cần phải nghiên cứu thêm.Hen suyễn là một tình trạng viêm mãn tính gây sưng phồng đường hô hấp, dư thừa chất nhầy, thở khò khè, ho và khó thở. Hen suyễn có nhiều dạng, nhưng hen suyễn dị ứng là phổ biến nhất. Một đánh giá nghiên cứu cho thấy bằng chứng đầy hứa hẹn về phương pháp điều trị hen suyễn bắt nguồn từ giun sán. Cũng như bệnh chàm, có thể một số loại giun sán làm tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn, trong khi những loại khác làm giảm hoặc không có tác động. Một lần nữa, cần phải nghiên cứu thêm.Rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder_ASD) là một khuyết tật phát triển xuất phát từ sự khác biệt trong não bộ. Nghiên cứu cho thấy ASD liên quan đến tình trạng viêm trong não (viêm thần kinh) và những bất thường trong hệ miễn dịch đặc biệtcủa não. Một nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng một loại giun sán cụ thể có thể có lợi cho việc điều trị ASD nhờ khả năng thay đổi hệ miễn dịch của nó.

Những lợi ích của liệu pháp giun sán có thể bao gồm giảm viêm và các triệu chứng liên quan (chẳng hạn như đau, suy giảm khả năng vận động, dị ứng và hen suyễn), ngừng và ngăn chặn tổn thương do tự miễn (bao gồm cả tổn thương khớp hoặc cơ quan trong cơ thể), có thể có nguy cơ tác dụng phụ thấp hơn so với các loại thuốc hiện tại. Các lựa chọn mới cho những người không thể dùng thuốc hiện tại cho (các) tình trạng của họ. Giá trị thực tế của những lợi ích này sẽ chỉ được biết đến thông qua nghiên cứu nhiều hơn và tăng cường sử dụng các liệu pháp giun sán. Tuy nhiên, vẫn có một số rủi ro! Ngay cả phương pháp điều trị tự nhiên cũng có thể có rủi ro và tác dụng phụ. Liệu pháp giun sán cũng không ngoại lệ, các nhà nghiên cứu biết rằng một số loại giun sán có thể làm trầm trọng thêm một số tình trạng bệnh, chẳng hạn như bệnh hen suyễn. Họ cần tìm ra loại nào giúp ích và loại nào gây hại.Nhiễm một lượng nhỏ giun thường không gây ra triệu chứng, ở mức độ cao hơn, chúng cũng có thể gây ra bệnh ký sinh trùng, với các triệu chứng bao gồm đau bụng, tiêu chảy, mất máu, sa trực tràng, chậm phát triển thể chất và nhận thức


Hìn
h 9. Đáp ứng miễn dịch khi nhiễm giun sán và vai trò của chúng trong bệnh lý dị ứng .
Nguồn:Nature, 2020

Trong các nghiên cứu, tác dụng phụ không phổ biến nhưng có thể gặp mệt mỏi, phát ban, rối loạn tiêu hóa, thuốc tẩy giun có thể giúp loại trừ giun ra khỏi cơ thể ở những người mắc bệnh ký sinh trùng hoặc gặp tác dụng phụ đáng chú ý.Một mối lo ngại về liệu pháp giun sán là các nghiên cứu trên động vật cho thấy tình trạng nhiễm giun sán hiện tại có thể ảnh hưởng đến một số loại vaccine. Các nhà nghiên cứu đã xem xét vaccine H1N1 ở những con chuột bị nhiễm và không bị nhiễm giun sán. Vaccine thất bại nhiều hơn đáng kể ở những con chuột bị nhiễm giun.

Chưa rõ liệu điều tương tự có xảy ra ở người hay với các loại vaccine khác hay không. Tuy nhiên, nó có thể là một yếu tố hạn chế tiềm tàng về ai có thể áp dụng liệu pháp giun sán và khi nào. Chẳng hạn, có thể không khôn ngoan nếu bắt đầu liệp pháp này trước khi bạn được lên lịch tiêm vaccine hoặc tiêm nhắc lại.

Hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng về hiệu quả “liệu pháp giun sán” đối với bất kỳ tình trạng nào. Các nghiên cứu ban đầu cung cấp một vài con số thống kê, nhưng chúng cần được lặp lại trong các nghiên cứu quy mô lớn hơn để biết chính xác hơn về hiệu quả của chúng.Trong một nghiên cứu về bệnh Crohn, liệu pháp giun sán ở liều thấp và trung bình không hiệu quả hơn so với nhóm giả dược (một liệu pháp vô hiệu được sử dụng có chủ đích để cung cấp cho nhóm đối chứng trong các nghiên cứu). Liều lượng lớn nhất chỉ có hiệu quả ở hơn 47% người tham gia, so với khoảng 43% ở nhóm giả dược, không có sự khác biệt đáng kể.Giun sán là loại giun ký sinh có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của con người. Điều đó có nghĩa là chúng có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh viêm nhiễm liên quan đến miễn dịch. Các bệnh này bao gồm COVID-19, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng và rối loạn phổ tự kỷ.

Nghiên cứu đang ở giai đoạn đầu, nên hiện chưa có nhiều thông tin về độ an toàn và hiệu quả của liệu pháp trong bất kỳ tình trạng nào. Liệu pháp này được phân loại ở Mỹ là phương pháp thử nghiệm.Nếu bạn đang chung sống với một bệnh nhiễm trùng, có thể bạn cảm thấy thất vọng vì phương pháp điều trị tiềm năng như liệu pháp giun sán vẫn chưa sẵn sàng. Nhưng hãy nhớ rằng, các phương pháp điều trị đã được chứng minh hiệu quả cho tình trạng của bạn đã được thiết lập hồ sơ an toàn. Phương pháp điều trị thay thế, như liệu pháp giun sán, có thể hấp dẫn để thử, nhưng việc chúng là tự nhiên không có nghĩa là chúng là an toàn. Hãy chắc chắn thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi thử bất kỳ liệu pháp thay thế nào.

Ngày 04/06/2023
Ths. Huỳnh Thị An Khang & TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích