Phần 2: Cập nhật thông tin toàn cầu 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới về Sốt xuất huyết Dengue
Tiếp theo Phần 1 PHÒNG CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT BỆNH SXHD Muỗi truyền truyền bệnh SXHD hoạt động vào ban ngày. Để giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách bảo vệ cá nhân tránh bị muỗi đốt bằng cách sử dụng: ·Quần áo che cơ thể càng nhiều càng tốt; ·Ngủ màn vào ban ngày, tốt nhất là nên ngủ màn tẩm hóa chất diệt côn trùng; ·Cửa sổ làm rèm; ·Các hóa chất chống muỗi đốt (chứa DEET, Picaridin hoặc IR3535); ·Nhang muỗi. Nếu bạn bị sốt xuất huyết, điều quan trọng là: ·Nghỉ ngơi; ·Uống nhiều nước; ·Sử dụng acetaminophen (paracetamol) để giảm đau; ·Tránh các thuốc chống viêm như ibuprofen và aspirin; ·Theo dõi các triệu chứng nghiêm trọng và liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Cho đến nay, có một loại vaccine (Dengvaxia) đã được phê duyệt và cấp phép sử dụng ở một số quốc gia. Tuy nhiên, chỉ những người có bằng chứng đã nhiễm sốt xuất huyết trước đó thì mới có thể được bảo vệ bằng vắcxin này. Hình 6
Một số lưu ý về vaccine XSHD từ USCDC SXHD là một bệnh do virus Dengue có 4 type khác nhau từ DENV-1–4. Người có thể bị nhiễm virus Dengue đến 4 lần trong cuộc đời của họ. Nhiễm trùng lần thứ hai của virus Dengue có thể gây ra mức độ bệnh nặng và cần phải nhập viện. Trẻ em và thiếu niên từ 9-16 tuổi có xác định nhiễm virus Dengue trước đó (có bằng chứng labo)và đang sống tại các vùng lưu hành SXHD (Dengue-endemic areas) là thích hợp để dùng vaccine Dengvaxia. Vaccine Dengvaxia đòi hỏi dùng 3 liều và có thể ngăn ngừa bệnh SXHD, nhập viện và SXHD nặng từ cả 4 type virus.KHÔNG TIÊM VACCINE cho một người mà không có bằng chứng xét nghiệm trước đó đã nhiễm virus Dengue. Hình 7
Người nào không có bằng chứng mắc SXHD trước đó, thì vaccine có thể làm tăng nguy cơ nhập viện hoặc SXHD nặng nếu người đó mắc SXHD sau tiêm vaccine. ·Nếu bạn tiêm vaccine cho một người mà chưa bao giờ mắc virus Dengue, họ có thể bỏ qua (skip) nhiễm trùng tự nhiên, lần đầu; ·Nếu một người bị nhiễm sau khi tiêm vaccine, họ sẽ có một lần nhiễm trước đó tương tự như một lần nhiễm thứ hai và điều này cho thấy nguy cơ cao nhất gây ra bệnh nặng; ·Cơ chế gây ra độ trầm trọng của bệnh SXHD cao hơn của lần nhiễm thứ 2 gồm có cơ chế tăng phụ thuộc kháng thể (antibody-dependent enhancement), điều này có thể dẫn đến mất hay thoát huyết tương (plasma leakage) và bệnh trầm trọng. Tiêm vaccine một người có bằng chứng xác định nhiễm trên xét nghiệm la bô trước đó Hình 8
·Nếu bạn tiêm vaccine cho một trẻ mà trẻ đó trước đây đã từng nhiễm virus Dengue, thì trẻ đó có thể bỏ qua (skips) nhiễm virus Dengue lần hai; ·Nếu bị nhiễm sau tiêm vaccine, trẻ sẽ có “kinh nghiệm một lần nhiễm” tương tự nhiễm virus Dengue lần thứ 3thuws 4 vậy, điều này sẽ làm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hơn. Hình 9
Sàng lọc trước tiêm vaccine (Pre-Vaccination Screening) đối với những người đã nhiễm virus Dengue trước đóXác định trong xét nghiệm la bô về trường hợp có nhiễm virus Dengue trước đó là cần thiết và có thể thu thập thông tin này từ: ·Bằng chứng của nhiễm virus Dengue cấp trước đó với: oKết quả test Dengue RT-PCR dương tính, hoặc oTest kháng nguyên Dengue NS1 dương tính. ·HOẶC, test sàng lọc trước tiêm vaccine là dương tính. Xem thêm “Laboratory Testing Requirements for Vaccination with Dengvaxia Dengue Vaccine” để biết thêm thông tin chi tiết về sàng lọc trước tiêm. Một số ứng cử viên vaccnephòng sốt xuất huyết bổ sung được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá. Hình 10. Chiến lược quản lý lồng ghép đối với bệnh SXHD | Nguồn: PAHO, 2023
ĐÁP ỨNG CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới ứng phó với bệnh SXHD theo các cách sau đây: ·Hỗ trợ các quốc gia trong việc xác nhận các ổ dịch thông qua mạng lưới các phòng thí nghiệm hợp tác; ·Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn cho các quốc gia để quản lý hiệu quả các đợt bùng phát sốt xuất huyết Dengue; ·Hỗ trợ các quốc gia cải thiện hệ thống báo cáo và nắm được gánh nặng thực sự của dịch bệnh; ·Đào tạo về quản lý lâm sàng, chẩn đoán và kiểm soát vector truyền bệnh ở cấp quốc gia và khu vực với một số trung tâm hợp tác; ·Xây dựng các chiến lược, chính sách dựa trên bằng chứng; ·Hỗ trợ các quốc gia xây dựng chiến lược phòng chống SXHD và áp dụng Đáp ứng kiểm soát vector toàn cầu (2017-2030); ·Xem xét và đề xuất phát triển các công cụ mới bao gồm các sản phẩm hóa chất diệt côn trùng và ứng dụng công nghệ; ·Tập hợp các hồ sơ chính thức về sốt xuất huyết và sốt xuất huyết nặng từ hơn 100 quốc gia thành viên; và ·Xuất bản các hướng dẫn và sổ tay giám sát, quản lý ca bệnh, chẩn đoán, phòngchống sốt xuất huyết cho các quốc gia thành viên. Hình 11. Một số biện pháp bảo vệ cá nhân phòng SXHD
Tài liệu tham khảo
1. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue 2.https://www.ecdc.europa.eu/sites/default/files/images/twelve-month-dengue-worldwide-March-2023.png.PNG 3. https://www.cdc.gov/mosquitoes/about/life-cycles/aedes.html
|