Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 21/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 0 2 1 6
Số người đang truy cập
4 4 0
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Một số hóa chất thường sử dụng trong phòng xét nghiệm ký sinh trùng, giun sán và đơn bào

Giun truyền qua đất (GTQĐ) và một số ký sinh trùng đơn bào là một trong những tác nhân ký sinh trùng đơn bào gây bệnh thường gặp ở người hiện nay dù thời gian qua có những chương trình hành động và chiến lược tích cực để can thiệp làm giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật từ Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế. Nhiễm GTQĐ nói chung thường là tình trạng nhiễm trùng mạn tính, kéo dài dai dẳng, không dễ nhận thấy nhưng thường gây nhiều hậu quả như suy dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, giảm albumin huyết gây phù, chậm phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ, nhất là trẻ em.

Ngoài ra, khi nhiễm chúng có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm ruột non hoặc ruột thừa, tắc hoặc bán ruột, tắc mật do giun chui ống mật là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp đe dọa đến tính mạng của sức khỏe con người.

Bệnh GTQĐ vẫn là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, các nước trong khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dịch tễ như đặc điểm khí hậu, vị trí địa lý, tập quán sinh hoạt và điều kiện vệ sinh môi trường. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (2020), thế giới có khoảng hơn 1,5 tỷ người nhiễm GTQĐ trong đó có khoảng 708 triệu người nhiễm giun đũa, 523 triệu người nhiễm giun tóc và giun móc/mỏ là 492 triệu người.

Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, tập quán sinh hoạt, ăn uống cũng như vệ sinh môi trườngthuận lợi cho sự phát triển và lây nhiễm mầm bệnh GTQĐ. Theo điều tra của Bộ Y tế (2021), tỷ lệ nhiễm GTQĐ có khác nhau giữa các vùng địa lý, đặc biệt vùng trung du, miền núi phía Bắc có tỷ lệ nhiễm cao lên đến 50%. Các loài giun truyền qua đất thường gặp ở Việt Nam là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura), giun móc/giun mỏ (Ancylostoma duodenale/ Necator americanus), còn giun lươn (Strongyloides stercoralis) phân bố với tỷ lệ nhiễm thấp hơn và và có vẻ theo tính chất khu vực.


Hình 1. Hình thể trứng giun, sán thường gặp trong xét nghiệm phân

Trong quá trình thực hành nghề nghiệp về xét nghiệm ký sinh trùng và đơn bào với các phương pháp cổ điển và cơ bản nhất, song một số cán bộ xét có thể cần đến các công thức pha hóa chất, dung dịch khi không có điều kiện mua dung dịch pha sẵn hoặc một số cán bộ lâu ngày lãng quên công thức từng loại dung dịch. Dưới đây là một số dung dịch thường dùng trong chuyên ngành:


Hình 2. Quy trình thực hành từ khi lấy mẫu đến khi soi dưới kính hiển vi

1. DUNG DỊCH BẢO QUẢN (CỐ ĐỊNH PHÂN)

1.1. Formol 10%

+ Formaldehyd 40% 100ml

+ Nước cất hoặc NaCl 0,85% 1000ml

+ Formol 5%

+ Formaldehyd 40% 50ml

+ Nước cất hoặc NaCl 0,85% 1000ml

1.2. F2AM (Phenol – Formol – Alcool – Methylene blue)

– Dung dịch mẹ (dùng trong 5 năm):

+ Xanh Methylene 2g

+ Cồn ethylic 95o 40ml

+ Phenol đậm đặc 8ml

+ Formol 10ml

+ Nước cất 40ml

– Dung dịch sử dụng:

+ Dung dịch mẹ 1ml

+ Formol 10ml

+ Phenol 0,1ml

+ Nước cất 89ml

1.3. Dung dịch MIF (Merthiolate Iodin Formol)

MIF cố định tốt nhất cho các loại đơn bào, gồm 2 dung dịch:

– Dung dịch mẹ MIF:

+ Nước cất 250ml

+ Dung dịch Merthiolate 1/1000 200ml

+ Formaldehyd 40% 25ml

+ Glycerin 5ml

– Dung dịch Lugol:

+ Iod 5ml

+ Kali Iodua 10ml

+ Nước cất 100ml

Trước khi dùng, lấy 2,35ml dung dịch MIF đổ vào 0,15ml dung dịch Lugol (không được làm ngược lại).Lượng phân dùng là 0,25g.

1.4.Dung dịch PVA (Polyvinyl alcohol)

Cồn Polyvinyl dùng làm chất định hình, bán dưới dạng bột. Đổ từ từ 5g PVA vào dung dịch sau đây để ở nhiệt độ 75oC.

+ Glycerol 1,5ml

+ Acid acetic băng 5,0ml

+ Dung dịch Schaudinn (*) 93,5ml

(*) Dung dịch Schaudinn gồm:

+ Dung dịch bão hòa HgCl2 2 phần

+ Cồn 1 phần


Hình 3. Các bước chuẩn bị lam Kato-Katz trong xét nghiệm phân

1.5. Dung dịch SAF (Sodium acetat - acetic acid formol)

Bảo quản được bào nang và thể hoạt động đơn bào, trứng nang của trùng bào tử và bào tử của
Microsporidium.Có thể dùng cho cả tiêu bản nhuộm vĩnh viễn và tập trung:

+ Sodium acetate 1,5g;

+ Acid acetic lạnh 2ml

+ Formaldehyd 40% 4ml

+ Nước cất 92ml


Hình 4. Phương pháp cải tiến Kato-Katz trong xét nghiệm ký sinh trùng

2. DUNG DỊCH XÉT NGHIỆM PHÂN TRỰC TIẾP

2.1. NaCl 0,85%- 0,9%)

+ NaCl 8,5g

+ Nước cất cho đủ1000ml

2.2.Lugol 5%

Dùng để nhuộm trứng, ấu trùng, đặc biệt là các bào nang của đơn bào.

– Dung dịch dự trữ:

+ Iod 5g

+ Kali iodua 10g

+ Nước cất cho đủ 100ml

Pha Iod và Kali iodua cho tan, sau đó cho nước cất vào. Hoặc cho một ít Kali iodua vào một ít nước cất, sau đó cho Iod vào, hòa tan rồi cho hết kali iodua và nước cất vào.

Lọc vào chai nâu, đậy kín tránh ánh sáng.

– Dung dịch sử dụng 1%-2%:

+ Iod 1g - 2g

+ Kali iodua 2g - 4g

+ Nước cất 100ml

Hoặc pha 1/4 dung dịch dựtrữvới nước cất đem sửdụng.


Hình 5. Kỹ thuật Mini-Flotac trong xét nghiệm phân, nâng cao chất lượng chẩn đoán trứng
sán lá gan lớn Fasciola spp.

3. HÓA CHẤT DÙNG TRONG PHƯƠNG PHÁP TẬP TRUNG PHÂN

3.1. Nước muối bão hòa d = 1,15 - 1,20

+ NaCl 25- 30g

+ Nước cất cho đủ 100ml

3.2.ZnSO4 33,1%

+ ZnSO4 bột 33,1g

+ Nước cất 100ml

3.3. Formol 10%

3.4. Ether nguyên chất

3.5. Glycerin nguyên chất

4. DUNG DỊCH SÁT TRÙNG

4.1. Phenol 5%

4.2. Formol 4% - 5%

4.3. Nước Javel

 

Ngày 31/10/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích