Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 3 8 9 6
Số người đang truy cập
2 6 1
 Chuyên đề Sán lá gan
Liệu mô hình dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn Fasciola spp. ở người có thay đổi trong thời gian tới không? (tiếp theo và hết)

Liệu việc sử dụng các bài thuốc điều trị dân gian có thể tăng nguy cơ nhiễm

Trong một số cộng đồng truyền nhau các bài thuốc sử dụng các loại rau thủy sinh (rau ngổ, rau cải xoong) xay nhuyễn, lấy nước uống sống để điều trị các bệnh về nội khoa có thể có nguy cơ nhiễm nang trùng từ rau ăn/ uống sống từ đó phát sinh bệnh SLGL. Ngoài ra, một số người đã sử dụng chế phẩm gan động vật (gan heo, bò, cừu) chế biến chưa chín ăn để hỗ trợ chữa bệnh về gan mật cũng có khả năng nhiễm bệnh cao.

Đặc biệt, các tình huống đó hay tạo bệnh cảnh hay hội chứng Halzoun do ăn phải các gan bò nhiễm bệnh chưa nấu chín, chứa nang trùng metacercariae sán Fasciola spp. dính vào thành sau niêm mạc hầu họng gây cho bệnh nhân viêm hầu họng dị ứng (allergic pharyngitis) và ho khan liên tục lần đầu tiên mô tả vào năm 1905 tại Lebanon. Tình huống này khiến cho các thầy thuốc lâm sàng dễ chẩn đoán nhầm với bệnh lý hô hấp và tai mũi họng.

Điều thú vị, tiêu hóa các gan sống nhiễm bệnh bởi các con chó thường ăn chất thải phân của các bò và cừu nhiễm bệnh thải ra này giúp cho nguồn nước lan truyền bệnh, nhưng hiếm gặp cũng được ghi nhận ở người.

Liệu điều kiện biến đổi khí hậu tác động đến tăng bệnh sán lá gan lớn?

Các nghiên cứu mới đây cho thấy loài F. hepatica phát triển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, khả năng phát hiện bệnh ở người sẽ cao nếu điều tra trên vùng địa dư cao Các loài ốc họ Lymnaea sp. có sức đề kháng tăng khi ở nhiệt độ thấp, vào mùa đông chúng ít phát triển hoặc không phát triển, nhiệt độ cao và khô cũng cản trở sự phát triển của chúng và tác động lên cả cơ hội nhiễm.

Thời gian phát triển của nang trùng kéo dài ở nhiệt độ thấp nếu đủ độ ẩm, nhưng chúng dễ bị bệnh và bị khô nếu nhiệt độ trên 250C. Mặc khác, độ ẩm cao và mùa mưa kéo dài sẽ gây nhiễm cao ở động vật và từ đó con người cũng bị nhiễm cao vào mùa mưa. Bên cạnh đó nhiệt độ là lượng mưa liên quan đến nhiễm sán Fasciola sp. và sự nhiễm có tính chất theo mùa.

Tại châu Âu vào mùa hè và mùa thu tỷ lệ người nhiễm bệnh SLGL nhiều hơn mùa đông; tại bắc Phi số lượng bệnh nhân cấp tính xuất hiện cao điểm vào tháng 8. Vì trong chu kỳ truyền bệnh có vai trò của thực vật thủy sinh nên sự nhiễm bệnh còn phụ thuộc vào mùa phát triển của chúng, chẳng hạn như cây cải xoong mang ấu trùng thường phát triển vào tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhưng cao nhất vẫn là tháng 9-10 hàng năm.

Ngoài ra, điều kiện sinh thái thuận lợi cho nhiễm bệnh SLGL ở người cũng cần được quan tâm. Các nghiên cứu thực địa và phòng thí nghiệm cho thấy SLGL có khả năng lan truyền rất rộng, liên quan đến ưu thế vùng sinh thái thích hợp của vật chủ ốc cũng như sự thích nghi của sán loài Fasciola spp. Nhiều kiểu môi trường khác nhau chỉ phù hợp cho một số loài ốc lây bệnh hoặc một số môi trường sống không điển hình đại diện cho vùng sinh thái có liên quan đến phân bố bệnh khác thường trên đảo Jesis của Corsica hay đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và đảo Phú Quốc (Kiên Giang) của Việt Nam (Mas Coma và cs., 1999; Huỳnh Hồng Quang và cs., 2007).

Sự có mặt bệnh SLGL ở độ cao 3500-4200m so với mặt nước biển ở những vùng cao nguyên Andes, Nam Mỹ hay Đà Lạt, Việt Nam khác nhau cũng cần lưu ý đến. Vấn đề này có nghĩa là không chỉ là ốc và sán có thể tồn tại trên những vùng có độ cao rất cao như thế, mà chúng còn có thể phát triển các phương thức phù hợp sao cho tỷ lệ nhiễm sán cao hơn có thể (Huỳnh Hồng Quang và cs., 2016). Do đó, cần thiết có những nghiên cứu nhân rộng giải thích vấn đề này trong tương lai và chúng ta cũng nên chú trọng đến những điều kiện thuận lợi để đưa ra kế hoạch phòng chống bệnh SLGL phù hợp từng giai đoạn.

Tại Việt Nam, đến nay hầu như 63/63 tỉnh thành đều có bệnh nhân mắc sán lá gan lớn, số cả bệnh có quanh năm, bất luận bệnh nhân đang sống ở độ cao cao nhất (Lạng Sơn) hay thấp nhất (các tỉnh miền Tây) so với mức nước biển, hoặc bất cứ điều kiện khi hậu nóng nhất (Nghệ An) hoặc lạnh nhất (Lạng Sơn) đều có ca bệnh ghi nhận và điều trị.

Liệu sự lan truyền bệnh giữa người với người đã được thiết lập do thích nghi?

Trước đây, với quan niệm người chỉ là vật chủ tình cờ và động vật nhai lại/ ăn cỏ là vật chủ chính. Song, những nghiên cứu gần đây cho thấy con người đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền bệnh SLGL, ít nhất cũng đã được nghiên cứu ở vùng lưu hành nặng các quốc gia Nam Mỹ, đặc biệt ở cao nguyên Andes-Bolivian.

Năm 2013, Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2013 –Fact sheet) cũng đề cập đến sự lây truyền bệnh từ người sang người (WHO, 2013). Tuy nhiên, để đạt được điều đó, tất cả đặc tính thiết yếu phải hội đủ, gồm cả tỷ lệ mắc bệnh ở người đủ cao và duy trì qua thời gian với điều kiện thích hợp, trứng sán đẻ ra trong phân người chứng minh phải còn sống và chịu được điều kiện khi vào cơ thể người.

Liệu cường độ nhiễm SLGL trên người và thích nghi để hoàn chỉnh chu kỳ?

-Trước đây, phân tích các ca bệnh ở người cho thấy lượng trứng phát hiện khá thấp ở những vùng bệnh ít lưu hành ở người mà bệnh SLGL ở gia súc chiếm tỷ lệ cao. Vào những năm 1990, tỷ lệ này gặp cao hơn và mật độ trứng cao hơn (có thể đến 440 trứng trên 1g phân), nhưng các trường hợp như thế rất hiếm. Đặc biệt trong nghiên cứu tại Bolivia, lượng trứng sán tìm thấy ca ohơn rất nhiều ở người tại những vùng bệnh lưu hành, dao động 24-5.064 trứng/gam phân, trung bình 474-1.001 trứng/ gam phân, còn ở Porto, Bồ Đào Nha cho biết số trứng trung bình là 233 trứng/ gam phân, dao động 25-2100;

-Điểm đặc biệt, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh và cường độ trứng trong phân ở trẻ em (75%, 24-4440 trứng/ gam phân) cao hơn so với người lớn (41,7%, 144-864 trứng/ gam phân) tại các vùng bệnh lưu hành nặng qua điều tra toàn cầu, điều này có thể giải thích rằng ở những vùng lưu hành nặng, người trưởng thành hoặc là giữ một lượng sán giai đoạn trẻ hoặc có thể nhiễm mới vì họ sống trong vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, nên đợt nhiễm mới thường xảy ra và lý do người là vật chủ tình cờ nên sán sống đủ thời gian đến đẻ trứng thuần thục là rất khó;

-Qua nhiều nghiên cứu điều tra dịch tễ học tại miền Trung-Tây Nguyên, Việt Nam cũng như thực hành lâm sàng chẩn đoán la bô ca bệnh SLGL, ghi nhận số lượng và tỷ lệ được tìm thấy trứng sán cũng như cường độ trứng/ gam phân được phát hiện rất thấp (< 5%), có thể do nhiều lý do như kinh nghiệm làm tiêu bản phân, chưa phối hợp đa kỹ thuật, cẩn thận trong nhận dạng hình thể trứng, hoặc loài sán sống trong cơ thể người không sống đủ đến giai đoạn đẻ trứng, hoặc sự thải trứng ra môi trường từng đợt trong khi xét nghiệm không phải là liên tục trên một ca bệnh;

-Gần đây, tại Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã triển khai nghiên cứu thử nghiệm đánh giá hiệu quả thuốc TCBZ liều 20 mg/kg như khuyến cáo của TCYTTG (WHO, 2018) và Bộ Y tế (2020), đã xét nghiệm phân tìm trứng sán lá gan lớn trên tất cả ca bệnh được chẩn đoán sán lá gan lớn, kết quả chỉ ra tỷ lệ phát hiện trứng sán Fasciola spp. lên đến 8-10% (n=130 bệnh nhân), điều này lần nữa cho thấy có thể sán dần thích nghi với cơ thể người và hoàn chỉnh chu kỳ đến giai đoạn đẻ trứng nên cơ hội phát hiện trứng sán có thể tăng hơn.



(Hết)

Ngày 01/02/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang& BS. Hồ Thị Thanh Thảo
Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích