Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 4 1 2 9
Số người đang truy cập
5 6 2
 Chuyên đề Sán lá gan
Tiếp cận mô hình One-Heath đề phòng chống bệnh sán lá truyền qua thức ăn (Food-borne Trematodiasis) ở người

Bệnh sán lá truyền qua thức ăn (Food Borne Trematodiases-FBTs) có chu kỳ sinh học và phát triển như một bệnh lây truyền tự động vật sang người khá phức tạp và có liên quan chặt chẽ với điều kiện vệ sinh kém, vệ sinh thực phẩm kém và sự có mặt của ổ chứa động vật trong bối cảnh gần gũi với cộng đồng. Một tiếp cận Một sức khỏe “One Health Approach” phối hợp hoặc tích hợp các biện pháp can thiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và thú y như liệu pháp thuốc chống ký sinh trùng trên gia súc và kiểm soát ốc, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp cận nguồn nước an toàn và truyền thông nâng cao về an toàn thực phẩm và vệ sinh như một biện pháp sống còn trong phòng chống nhiễm sán lá truyền qua thức ăn. 

Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG đã làm việc chặt chẽ với các cơ quan đối tác như Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới (World Organization for Animal Health_OIE) và Tổ chức Lương Nông thế giưới (Food and Agriculture Organization of the United Nations_FAO) để thúc đẩy phối hợp liên ngành. Các cuộc họp ba bên đã được tổ chức để thúc đẩy các hành động giữa các bộ phận và các hỗ trợ các quốc gia trong việc xây dựng năng lực để phòng chống hiệu quả các bệnh ký sinh trùng lây truyền qua đường thực phẩm. 

Bệnh sán lá gan lớn ở người và động vật: Nguồn gốc và tiến triển trên toàn cầu

Bệnh SLGL là một bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật và từ thực phẩm và nguồn nước (plant and waterborne zoonotic parasitic disease) do hai loài sán lá: (i) Fasciola hepatica ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương và (ii) F. gigantica hạn hữu trong phạm vi châu Phi và châu Á. Sán lá thuộc nhóm này nhiễm chủ yếu vào các động vật ăn cỏ như các động vật nhai lại, ngựa lai và lạc đà mà còn liên quan đến động vật có vú ăn tạp như con người và heovà đường lây truyền qua ốc nước ngọt.

Hai giai đoạn có thể khác biệt trong quá trình tiến hóa của sán lá. Gia đoạn tiền thuần hóa bao gồm nguồn gốc sán F. gigantica ở Đông Nam châu Phi, khắp vùng Miocene, nguồn gốc sán lá F. hepatica ở gần Trung Đông của châu Á. Con đường và chu kỳ của làn sóng lan rộng của cả hai loài sán vào 5 lục địa được xác định lại tên nền tảng cá kiến thức được biết gần đây về sự di chuyển theo con người của các vật chủ là vật nuôi. Sự tiến hóa gia tăng theo đặc điểm nhân chủng học của sán cho phép chúng ta gọi chúng là các nội ký sinh trùng chu sinh(“peridomestic endoparasites”).Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu về các khía cạnh chuyên sâu của bệnh sẽ dẫn đến cập nhật thêm kiến thức và phát triển cac nghiên cứu trong tương lai.


Hình 1. Bản đồ điểm nóng về bệnh sán lá gan lớn ở người trên toàn cầu với Việt Nam là quốc gia
có bệnh lưu hành cao trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Bệnh do sán lá gan lớn ở người và gia súc gây ra bởi các sán lá nội ký sinh trùng (endoparasitic trematodes) thuộc giống Fasciola. F. hepatica thường gây bệnh ở vùng ôn đới, ngược lại loài F. gigantica tìm thấy ở vùng nhiệt đới. Gần đây, loài sán lá lai giữa F. hepatica và F. gigantica đã được đề cập và mô tả trong nước (Lê Thanh Hòa và cs., 2008) và quốc tế(Periago và cs., 2008). Bệnh sán lá gan lớn là một bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người thật sự vì nó là một bệnh nỏi trội ở động vật mà có thể lây truyền sang người ở một giai đoạn đặc biệt của ký sinh trùng trong chu kỳ sinh học phát triển phức tạp. Có một số vật chủ xác định chính gồm cừu, gia súc và người nhưng sán lá nhiễm vào các động vật có vú khác như heo, chó, chuột, lạc đà alpacas, lạc đà không bướu llamas, và dê (Apt và cs., 1993; Chen và Mott 1990; Esteban và cs., 1998). Trong khi tỷ lệ nhiễm sán ở người có thể tương đối thấp so với trên động vật ở các vùng địa lý đặc biệt, chẳng hạn ở Bolivia, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn thì quá cao ở quần thể người và nó góp phần vào việc lan rộng bệnh trên động vật (Esteban và cs., 1999; Mas-Coma và cs., 1999).

Nghiên cứu khảo cổ học chỉ ra trứng sán Fasciola trên các xác chết cổ đại ở Ai Cập, ch thấy bệnh sán lá gan lớn là một bệnh ở người cổ (David và cs., 1997). Các ca sán lá gan lớn rải rác được báo cáo ở Ai Cập vào năm 1958 (Kuntz và cs., 1958). Trường hợp đầu tiên được tiến hành thông qua tổng hơp mở rộng về bệnh sán lá gan lớn ở người mở rộng là Chen và Mott (1990). Họ đã báo cáo 2.595 ca trên 40 quốc gia tại châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Phi và Tây Thái Bình Dương từ 1970-1990.

Một báo cáo tổng hợp giúp tăng kiến thức vê bệnh sán lá gan lớn ở người và thúc đẩy về các nghiên cứu về dịch tễ học và sau đó rất nhiều ấn bản trên y văn ra đời. Giờ đây, bệnh sán lá gan lớn ở người đã được TCYTTG công nhận bệnh sán lá gan lớn như một bệnh quan trọng ở người với ước tính 2.4 triệu người nhiễm hàng năm và 180 triệu người có nguy cơ mắc trên 61 quốc gia (Haseeb và cs., 2002). Một số ca tạo thành dịch đã xảy ra tại Pháp (Dauchy và cs., 2007), Ai Cập (Curtale và cs., 2007) và Iran (Rokni và cs., 2002).


Hình 2. Sự phát triển của các giai đoạn sán lá gan lớn trong cơ thể gia súc, môi trường và người

Tuy nhiên, chỉ có các nghiên cứu dịch tễ học mở rộng để xác định tỷ lệ nhiễm đã được tiến hành tại Ai Cập và Bolivia (Curtale và cs., 2003, 2007; Esteban và cs., 2002; Parkinson và cs., 2007). Các nghiên cứu này đã cho thấy sự đồng nhiễm với các bệnh khác xuất hiện phổ biến và có thể dẫn đến chưa được báo cáo một cách đầy đủ tỷ lệ mắc mới sán lá gan lớn trên toàn cầu (Esteban và cs., 2003; Maiga và cs., 1991). Tại nhiều nước, tỷ lệ nhiễm chung được ngoại suy từ các báo cáo rải rải của bệnh và cuối cùng tỷ lệ hiện mắc của bệnh không chắc chắn chính xác.

Phòng chống bệnh SLGL ở người: Tiếp cận o­ne Health để bổ sung vào hóa liệu pháp

Bệnh SLGL ở người có ổ chứa là động vật gia súc, và ốc nước ngọt là vector truyền bệnh. Bệnh này lệ thuộc nhiều vào sự thay đổi, biến đổi khí hậu và sự dịch chuyển của nguồn gia súc bị nhiễm bệnh đi lại các nơi khác. TCYTTG kiểm soát theo dõi các chiến lược khác nhau tùy theo từng quốc gia, luôn luôn dựa trên điều trị chuẩn của triclabendazole (TCBZ) với mục đích chính là giảm tỷ lệ mắc bệnh và và giảm gánh nặng bệnh tật, bao gồm chiến dịch hàng năm về hóa liệu pháp dự phòng tại các vùng lưu hành bệnh cao.

Tại các vùng bệnh lưu hành ở người nhiễm trùng thường gia tăng số ca tái nhiễm từ các ca đã được điều trị trước đó và gánh nặng tích tụ của sán trên các ca mới chưa điều trị do thiếu nguồn. Các sáng kiến Một Sức khỏe “One-Health initiatives”được xem là yếu tố bổ sung trong hóa liệu pháp dự phòng hàng năm để làm giảm lan truyền ở động vật nên sẽ làm giảm nguy cơ tái nhiễm ở người có ý nghĩa.


Hình 3. Tỷ lệ mắc mới SLGL hàng tháng ở người phân bố theo tháng so với phân bố hàng năm
trung bình tích lũy, độ ẩm, nhiệt độ tối thiểu và tối đa.
Các dữ liệu liên quan ở tỉnh Cordoba trong những năm 1960-1970 khi bệnh nhân nhiễm nhiều

Sự lan truyền bệnh do Fasciolathông qua hành động đa ngành, đa phương tập trung vào phòng chống ốc truyền bệnh, ổ chứa động vật và môi trường, thu thập nguồn nước liên quan. Các nổ lực cũng nên gồm các hoạt động để làm giảm/ tránh nguồn lây nhiễm trongl an truyền bệnh.Sáng kiến o­ne-Health bao gồm các nghiên cứu thực nghiệm và điều tra thực địa được tiến hành tại các vùng lưu hành nặng bệnh này ở người ở khu vực Bắc Bolivia Altiplano vì (i) Nó là vùng có quần thể cộng đồng hiểu biết về bệnh SLGL hơn, (ii) Nó đơn giản là các vùng đồng bằng, bằng phẳng, với chỉ loài Fasciola hepaticavà ốc Galba truncatulaliên quan mà thôi, (iii) Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trên người tai các vùng này là cao nhất và (iv) Hóa dự phòng đã sẵn sàng chạy sau hơn 10 năm với thuốc TCBZ liều đơn toàn dân mỗi năm và nhiều vấn đề xuất hiện liên quan đến tính bền vững.


Hình
4. Chu kỳ sinh học và phát triển của sán lá gan lớn Fasciola spp. với việc công nhận
người là vật chủ chính chứ không còn là vật chủ tình cờ

Thay đổi hành vi và tập quán của người dân tại các vùng bệnh lưu hành có thể là rất khó, ngay cả khi đã triển khai giáo dục sức khỏe thời gian dài. Sử dụng động vật để vận chuyển như lừa, mở cửa cho sán và ốc vào từ bên ngoài là các vùng bệnh lưu hành cao nhưng không có điều kiện kiểm soát. Thay đổi thời tiết khí hậu có thể làm thay đổi đặc điểm môi trường thuận lợi và gia tăng dịch bệnh SLGL do tăng quần thể ốc sau khi nhiệt độ tăng và lượng mưa kéo dài.

Sán lá gan lớn có thể gia tăng vấn đề kháng thuốc trong lĩnh vực thú y. Một nhóm chuyên gia đa ngành nên duy trì công tác giám sát liên tục hiệu quả ở từng biện pháp. Điều này cần thiết để nổ lực lâu dài và cần nguồn kinh phí và có thể không khả thi khi áp dụng tại các vùng nông thôn, nghèo, xa xôi và các quốc gia đang phát triển.

Cơ hội mới phát hiện sớm và diện rộng ca bệnh SLGL trong cộng đồng: Kết thúc căn bệnh?

Hiệu quả test chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên tái tổ hợp cathepsin L và kháng nguyên tiết của Fasciola gigantica(ES_excretory-secretory antigen) để chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn ở người sử dụng thiết bị sắc ký miễn dịch (immunochromatographic devices do nhóm tác giả Lakkhana Sadaow và cs., 2020 thực hiện loại ICT_immunochromatographic test như một công cụ phát hiện, chẩn đoán tại chỗ (point-of-care_POC) để chẩn đoán huyết thanh nhanh bệnh sán lá gan lớn ở người gây ra bởi F. giganticavà đánh giá khả năng chẩn đoán của chúng.

Hai loại test chẩn đoán được phát triển sử dụng các loại kháng nguyên tiết từ sán F. giganticatrưởng thành và kháng nguyên tái tổ hợp từ F. gigantica cathepsin L (rFgCL).


Hình
5. Các yếu tố có thể góp phần vào làm tăng số ca mắc sán lá gan lớn

Huyết thanh từ 12 bệnh nhân được chẩn đoán xác định về mặt ký sinh trùng sán lá gan gây ra bởi F. gigantica, 18 mẫu bệnh nhân nghi ngờ nhiễm, 65 mẫu nhiễm từ ký sinh trùng khác và 30 mẫu chứng khỏe mạnh được đưa vào. Sử dụng ngưỡng cắt cutoff > 0.5 để phts hiện kháng thể, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự kiến dương tính, dự kiến âm tính và độ chính xác của test ICT phát hiện dùng kháng nguyên tiết (ES-based ICT) lần lượt là 100%; 98,9%; 96,8%, 100%, và 99,2% các test nhanh dựa trên loại kháng nguyên Cathepsine L (rFgCL-based ICT) lần lượt là 86,7%, 93,7%; 81,3%, 95,7% và 92,0%. Độ phù hợp giữa hai loại test là 91,2%. Cả hai loại test sử dụng kháng nguyên F. gigantica ES và rFgCL đều có thể thực hiện nhanh và dễ dàng như những công cụ chẩn đoán tại chỗ. Các test này có thể dùng để hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng bệnh sán lá gan lớn do Fasciolagigantica và điều tra trên diện rộng tại các vùng bệnh lưu hành khắp các vùng nhiệt đới, nơi mà không có các trang thiết bị cần thiết bổ sung.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Luis Raúl Rosas-Hostos InfantesGuillermo Andres Paredes YatacoYeimer Ortiz-MartínezAngelica TerashimaCarlos Franco-ParedesEsteban Gonzalez-DiazAlfonso J. Rodriguez-MoralesD. Katterine Bonilla-AldanaLilian Vargas BarahonaAlyssa A. GrimshawDaniel B. ChastainStefan SillauLuis A. MarcosAndrés F. Henao-Martínez (2023). The global prevalence of human fascioliasis: a systematic review and meta-analysis. Ther Adv Infect Dis. 2023 Jan-Dec; 10: 20499361231185413.

2.Maria Alejandra Caravedo, Miguel Mauricio Cabada (2020). Human Fascioliasis: Current epidemiological status and strategies for diagnosis, treatment, and control. Res Rep Trop Med. 2020; 11:149-158.

3.Annia Alba, Antonio A. Vazquez, Sylvie Hurtrez-Boussès (2020). Towards the comprehension of fasciolosis (re-)emergence: An integrative overview.https://www.cambridge.org/core/

4.Mas-Coma S, Bargues, Valero M A (2018). Human fascioliasis infectionsources, their diversity, incidence factors,analytical methods and prevention measures.Parasitology 145, 1665-1699.

5.Lakkhana Sadaow, Hiroshi Yamasaki, Yasuyuki Morishima, Oranuch Sanpool, Rutchanee Rodpai, Penchom Janwan, Patcharaporn Boonroumkaew, Wanchai Maleewong&Pewpan M. Intapan (2020). Effectiveness of Fasciola gigantica excretory-secretory and recombinant cathepsin L antigens for rapid diagnosis of human fascioliasis using immunochromatographic devices. Helminthology, Published: 03 October 2020, volume 119:3691-3698.

6.Agatsuma T, Arakawa Y, Iwagami M, Honzako Y, Cahyaningsih U, Kang SY, Hong SJ (2000) Molecular evidence of natural hybridization between Fasciola hepatica and F. gigantica. Parasitol Int 49:231-238.

7.Anuracpreeda P, Chawengkirttikul R, Sobhon P (2016) Immunodiagnosis of Fasciola gigantica infection using monoclonal antibody-based sandwich ELISA and immunochromatographic assay for detection of circulating cathepsin L1 protease. PLoS o­ne 11:e0145650

8.Carnevale S, Rodriguez MI, Guarnera EA, Carmona C, Tanos T, Angel SO (2001) Immunodiagnosis of fasciolosis using recombinant procathepsin L cystein proteinase. Diagn Microbiol Infect Dis 41:43–49

9.Clerc O, Greub G (2010). Routine use of point-of-care tests: usefulness and application in clinical microbiology. Clin Microbiol Infect 16:1054–1061

10.Cornelissen JB, Gaasenbeek CP, Borgsteede FH, Holland WG, Boersma WJ (2001). Early immunodiagnosis of fasciolosis in ruminants using recombinant Fasciola hepatica cathepsin L-like protease. Int J Parasitol 31:728-737

11.Cwiklinski K, O’Neill SM, Donnelly S, Dalton JP (2016). A prospective view of animal and human fasciolosis. Parasite Immunol 38:558-568

12.Elkins DB, Haswell-Elkins M, Anderson RM (1986). The epidemiology and control of intestinal helminths in the Pulicat Lake region of southern India. I. Study design & pre-and post-treatment observations o­n Ascaris lumbricoides infection. Trans R Soc Trop Med Hyg 80:774-792

13.Galen RS et al., (1980). Predictive value & Efficiency of laboratory testing. Pediatr Clin N Am 27:861-869

14.Hashimoto K, Watanobe T, Liu CX, Init I, Blair D, Ohnishi S, Agatsuma T (1997). Mitochondrial DNA & nuclear DNA indicate that the Japanese Fasciola species is F. gigantica. Parasitol Res 83:220–225

15.Hassan MM, Mostafa NE, Ramadan M, Nassar A, Hassounah O, Omar O (2000). Anti-Fasciola IgG isotypes among patients with fascioliasis before & after treatment. J Egypt Soc Parasitol 30:505-510

16.Hassan MM, Matar MA, Mowafy N, Saleh A, Awad A, Ramadan NI (2002) Dot ELISA for measuring anti-Fasciola IgG isotypes among patients with fascioliasis. J Egypt Soc Parasitol 32:571-578

17.Intapan PM, Maleewong W, Wongkham C, Pipitgool V, Sukolapong V (1998). Excretory-secretory antigenic components of adult Fasciola gigantica recognized by infected human sera. Southeast Asian J Trop Med Public Health 29:579-583.

18.Intapan PM, Tantrawatpan C, Maleewong W, Nakashima K (2005). Potent epitopes derived from Fasciola gigantica cathepsin L1 in peptide-based immunoassay for the serodiagnosis of human fascioliasis. Diagn Microbiol Infect Dis 53:125-129.

19.Intapan PM, Khotsri P, Kanpittaya J, Chotmongkol V, Maleewong W, Morakote N (2008) Evaluation of IgG4 and total IgG antibodies against cysticerci and peptide antigens for the diagnosis of human neurocysticercosis by ELISA. Asian Pac J Allergy Immunol 26:237–244

20.Janwan P, Intapan PM, Yamasaki H, Rodpai R, Laummaunwai P, Thanchomnang T, Sanpool O, Kobayashi K, Takayama K, Kobayashi Y, Maleewong W (2016) Development and usefulness of an immunochromatographic device to detect antibodies for rapid diagnosis of human gnathostomiasis. Parasit Vectors 12(9):14

21.Lowry OH, Rosebrough NJ, Al F, Randall RJ (1951) Protein measurement with the Folin phenol reagent. J Biol Chem 193:265-275

22.Maleewong W, Intapan PM, Wongkham C, Tomanakan K, Daenseekaew W, Sukeepaisarnjaroen W (1996) Comparison of adult somatic and excretory-secretory antigens in enzyme-linked immunosorbent assay for serodiagnosis of human infection with Fasciola gigantica. Southeast Asian J Trop Med Public Health 27:566-569.

23.Maleewong W, Wongkham C, Intapan PM, Pipitgool V (1999) Fasciola gigantica-specific antigens: purification by a continuous-elution method and its evaluation for the diagnosis of human fascioliasis. Am J Trop Med Hyg 61(4):648-651.

24.Marcilla A, Bargues MD, Mas-Coma S (2002) A PCR-RFLP assay for the distinction between Fasciola hepatica and F. gigantica. Mol Cell Probes 16:327–333

25.Martínez-Sernández V, Muiño L, Perteguer MJ, Gárate T, Mezo M, González-Warleta M, Muro A, Correia da Costa JM, Romarís F, Ubeira FM (2011) Development and evaluation of a new lateral flow immunoassay for serodiagnosis of human fasciolosis. PLoS Negl Trop Dis 5:e1376

26.Mas-Coma S (2004). Human fascioliasis & Waterborne zoonoses: Identification, causes and control. World Health Organization (WHO), International Water Association Publishing, London, 305-322

27.Mas-Coma S, Bargues MD, Valero MA (2005). Fascioliasis and other plant-borne trematode zoonoses. Int J Parasitol 35:1255–1278

28.Mas-Coma S, Valero MA, Bargues MD (2009) Fasciola, lymnaeids and human fascioliasis, with a global overview o­n disease transmission, epidemiology, evolutionary genetics, molecular epidemiology and control. Adv Parasitol 69:41–146

29.Mas-Coma S, Adela Valero M, Dolores Bargues M (2015) Fasciola and Fasciolopsis. In: Xiao L, Ryan U, Feng Y (eds) Biology of food borne parasites, 1st edn. Taylor and Francis Group, New York, pp 371–404

30.Mas-Coma S, Bargues MD, Valero MA (2018) Human fascioliasis infection sources, their diversity, incidence factors, analytical methods and prevention measures. Parasitology 145:1665–1699

31.O’Neill SM, Parkinson M, Strauss W, Angels R, Dalton JP (1998) Immunodiagnosis of Fasciola hepatica infection (fascioliasis) in a human population in the Bolivian Altiplano using purified cathepsin L cysteine proteinase. Am J Trop Med Hyg 58:417–423

32.O’Neill SM, Parkinson M, Dowd AJ, Strauss W, Angels R, Dalton JP (1999) Immunodiagnosis of human fascioliasis using recombinant Fasciola hepatica cathepsin L1 cysteine proteinase. Am J Trop Med Hyg 60:749-751.

33.Periago MV, Valero MA, Panova M, Mas-Coma S (2006). Phenotypic comparison of allopatric populations of Fasciola hepatica and Fasciola gigantica from European and African bovines using a computer image analysis system (CIAS). Parasitol Res 99:368-378.

34.Periago MV, Valero MA, El Sayed M, Desquesnes M, Curtale F, Mas-Coma S (2008). First phenotypic description of Fasciola hepatica/Fasciola gigantica intermediate forms from the human endemic area of the Nile Delta, Egypt. Infect Genet Evol 8:51-58.

35.Rokni MB, Massoud J, O’Neill SM, Parkinson M, Dalton JP (2002). Diagnosis of human fasciolosis in the Gilan province of Northern Iran: Application of cathepsin L-ELISA. Diagn Microbiol Infect Dis 44:175-179.

36.Strauss W, O’Neill SM, Parkinson M, Angels R, Dalton JP (1999) Diagnosis of human fasciolosis: detection of anti-cathepsin L antibodies in blood samples collected o­n filter paper. Am J Trop Med Hyg 60:746-748.

37.Tantrawatpan C, Maleewong W, Wongkham S, Intapan PM, Nakashima K (2005). Serodiagnosis of human fascioliasis by a cystatin capture enzyme-linked immunosorbent assay with recombinant Fasciola gigantica cathepsin L antigen. Am J Trop Med Hyg 72:82-86.

38.Tantrawatpan C, Maleewong W, Wongkham C, Intapan PM, Nakashima K (2007). Evaluation of immunoglobulin G4 subclass antibody in a peptide-based enzyme-linked immunosorbent assay for the serodiagnosis of human fascioliasis. Parasitology 134:2021-2026.

39.Valero MA, Periago MV, Pérez-Crespo I, Angles R, Gabrielli AF, Mas-Coma S (2012). Field evaluation of a coproantigen detection test for fascioliasis diagnosis and surveillance in human hyperendemic areas of Andean countries. PLoS Negl Trop Dis 6:e1812

40.Watanabe S (1965) A revision of genus Fasciola in Japan with particular reference to F. hepatica and F. gigantica. In: Morishita K, Kamiya Y, Matsubayashi H (eds) Progress of medical parasitology in Japan. Megura Parasitological Museum, Tokyo, pp 359–381

41.Wongkham C, Tantrawatpan C, Intapan PM, Maleewong W, Wongkham S, Nakashima K (2005) Evaluation of immunoglobulin G subclass antibodies against recombinant Fasciola gigantica cathepsin L1 in an enzyme-linked immunosorbent assay for serodiagnosis of human fascioliasis. Clin Diagn Lab Immunol 12:1152–1156

42.Yamasaki H, Aoki T, Oya H (1989) A cysteine proteinase from the liver fluke Fasciola spp.: purification, characterization, localization and application to immunodiagnosis. Jpn J Parasitol 38:373–384

43.Yamasaki H, Mineki R, Murayama K, Ito A, Aoki T (2002) Characterisation and expression of the Fasciola gigantica cathepsin L gene. Int J Parasitol 32:1031–1042

Ngày 22/02/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích