Cập nhật các chiến lược mới của Tổ chức Y tế thế giới về loại trừ sốt rét (Phần 1)
Hiện nay, các quốc gia có bệnh sốt rét lưu hành đang nằm ở các điểm khác nhau trên con đường loại trừ bệnh sốt rét. Tốc độ tiến độ loại trừ sốt rét sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của hệ thống y tế quốc gia, mức độ đầu tư vào các chiến lược loại trừ bệnh sốt rét và các yếu tố khác, bao gồm các yếu tố sinh học; môi trường; và thực tế xã hội, nhân khẩu học, chính trị và kinh tế của một quốc gia cụ thể. Tính đến tháng 1 năm 2024, tổng cộng 43 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ đã được WHO chứng nhận là không còn bệnh sốt rét.Cabo Verde là quốc gia mới nhất được công nhận loại trừ sốt rét của WHO, quốc gia này đã không phát hiện bất kỳ trường hợp sốt rét nội địa nào kể từ tháng 1 năm 2018. Cabo Verde là quốc gia thứ tư ở Châu Phi được chứng nhận không còn bệnh sốt rét, sau Algeria (2019), Maroc (2010) và Mauritius (1973). Chiến lược sốt rét toàn cầu của WHO đối với bệnh sốt rét kêu gọi tất cả cácnước có lưu hành bệnh sốt rét đẩy nhanh tiến độ hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét. Ở những nơi sắp loại trừ, các biện pháp can thiệp sẽ có hiệu quả nhất trong việc giảm lây truyền nếu chúng được điều chỉnh phù hợp với sự phân bố củaổbệnh sốt rét dai dẳng. Tháng 6 năm 2022, WHO đã có những khuyến nghị mới cho các quốc gia đang ở giai đoạn cuối trong tiến trình loại trừ sốt rét, bên cạnh đó cũng có những khuyến nghị quan trọng cho các quốc gia đã đạt được mục tiêu loại trừ và đang nỗ lực ngăn chặn sốt rét quay trở lại.Các khuyến nghị mới cho giai đoạn cuối của loại trừ sốt rét hiện đã có trong Hướng dẫn của WHO về bệnh sốt rét. Phiên bản Hướng dẫn này bao gồm thông tin sửa đổi liên quan đến khuyến nghị của WHO về việc sử dụng phun tồn lưu trong nhà để ngăn ngừa bệnh sốt rét và khuyến nghị có điều kiện về việc sử dụng kem xua tại chỗ để kiểm soát bệnh sốt rét ở cấp độ cộng đồng. Nó thay thế các phiên bản được xuất bản vào ngày 16 tháng 2 năm 2021, ngày 13 tháng 7 năm 2021, ngày 18 tháng 2 năm 2022, ngày 31 tháng 3 năm 2022, ngày 3 tháng 6 năm 2022, ngày 25 tháng 11 năm 2022 và ngày 14 tháng 3 năm 2023. Các khuyến nghị mới này được chia thành 3 loại can thiệp có thể thực hiện trong giai đoạn cuối của chiến lược loại trừ sốt rét bao gồm: + Chiến lược “Toàn dân”- “mass” strategies. + Chiến lược “Có mục tiêu”- “targeted” strategies. + Chiến lược “Phản ứng”- “reactive” strategies. Hình 1
Ở mức độ lây truyền thấp và rất thấp, các ca sốt rét có xu hướng thu hẹp theo cụm địa lý và theocác yếu tố nguy cơ. Đây chính là tiền đề đằng saucủa các chiến lược can thiệp có mục tiêu và tái chủ động, các biện pháp can thiệp được áp dụng cho một tập hợp con nhỏ củadân số hoặc một khu vực nhỏ của cộng đồng được cho là có các lan truyền sốt rét từ đó có thể làm giảmlan truyền tổng thể. Chiến lược “Toàn dân” là gì và chiến lược nào trong số này được WHO khuyến nghị để giảm lây truyền bệnh sốt rét ở các quốc gia có gánh nặng bệnh sốt rét thấp? Ở những khu vực mà lan truyền bệnh sốt rét lan rộng khắp dân số của một khu vực địa lý xác định (ví dụ như ở một huyện hoặc làng), có thể cần có các chiến lược bao trùm toàn bộ dân số để giảm lây truyền. Những chiến lược này có thể bao gồm quản lý điều trị toàn dân (Mass drug administration), xét nghiệm và điều trị toàn dân (Mass testing and treatment) hoặc dự phòng tái phát toàn dân (Mass relapse prevention). Các chiến lược toàn dân thường không được khuyến nghị cho các khu vực đã loại trừ sốt rét khi có sự tái phát lan truyền bệnh sốt rét trở lại. Khuyến nghị có điều kiện cho chiến lược quản lý điều trị toàn dân (MDA). Thông qua MDA, tất cả các cá nhân trong một khu vực địa lý xác định đều được điều trị bằng thuốc chống sốt rét. Thuốc điều trị mọi bệnh nhiễm trùng sốt rét hiện có đồng thời có tác dụng dự phòng, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng mới trong một khoảng thời gian, tùy thuộc vào loại thuốc. WHO đã ban hành khuyến nghị có điều kiện mới về việc sử dụng MDA để giảm sự lây truyền P. falciparum ở các bối cảnh lây truyền thấp đến rất thấp và P. vivax ở tất cả các bối cảnh. Tuy nhiên, khuyến nghị lưu ý rằng các chương trình MDA yêu cầu nhiều người khỏe mạnh, không có triệu chứng uống thuốc khi họ không cảm thấy ốm, do đó có khả năng xảy ra phản ứng phụ. Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố chính quyết định sự thành công của MDA nhằm cải thiện tỷ lệ tham gia và tuân thủ toàn bộ quá trình điều trị bằng thuốc. Mặc dù MDA có thể nhanh chóng làm giảm lây truyền bệnh sốt rét ở những nơi có mức lan truyền thấp nhưng hiệu quả sẽ giảm dần trong vòng 1-3 tháng. Như vậy, can thiệp MDA, nếu được thực hiện, phải là một thành phần của chương trình loại trừ sốt rét rộng hơn, bao gồm nhiều biện pháp can thiệp khác như giám sát dựa trên ca bệnh và chẩn đoán sốt rét, điều trị thuốc chống sốt rét hiệu quả; các công cụ và chiến lược dự phòng thích hợp. Khuyến nghị có điều kiện cho chiến lược xét nghiệm và điều trị toàn dân (MTaT) MTaT là việc xét nghiệm sốt rét cho toàn bộ dân sốtrong một khu vực địa lý xác định và điều trị tất cả các trường hợp dương tính bằng thuốc chống sốt rét hiệu quả trong cùng một khoảng thời gian. Dựa trên bằng chứng sẵn có, MTaT có tác độngrất hạn chế đối với việc giảm tỷ lệ mới mắc và hiện mắc bệnh sốt rét, đồng thời các nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược này được coi là lớn. Tuy nhiên, khuyến nghị có điều kiện của WHO đối với MTaT lưu ý rằng có thể có những trường hợp đặc biệt mà MTaT có thể phù hợp, chẳng hạn như ở những nơi có mức độ lây truyền rất thấp hoặc sau loại trừ mà MDA không phải là một chiến lược khả thi hoặc có thể chấp nhận được. Khuyến nghị có điều kiện cho chiến lược dự phòng tái phát toàn dân (MRP) MRP nhằm giảm sự lây truyền do P. vivax. WHO đã đưa ra khuyến nghị có điều kiện cho việc sử dụng phương pháp điều trị hàng loạt chỉ bằng thuốc 8-aminoquinoline để giảm lây truyền bệnh sốt rét do P. vivax. Khuyến cáo lưu ý khả năng gây tổn hại nghiêm trọng do sử dụng thuốc này mà không xét nghiệm trước về tình trạng thiếu G6PD và việc tiến hành các xét nghiệm này cho một lượng lớn dân số sẽ làm tăng thêm đáng kể sự phức tạp và chi phí của biện pháp can thiệp. Khuyến cáo của WHO cũng tính đến chất lượng rất thấp của bằng chứng sẵn có để đánh giá tác động có lợi của MRP đối với sự lây truyền P. vivax. Chiến lược “Có mục tiêu” là gì và chúng sẽ áp dụng trong bối cảnh nào? Nhóm nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ những chiến lược này? Ở mức độ lây truyềnthấp và rất thấp, các ca sốt rét thường tập trung ở những người có chung các yếu tố nguy cơ. Đây là tiền đề cho các chiến lược có mục tiêu, các biện pháp can thiệp được áp dụng cho một nhóm nhỏ dân số được cho là bao quanh ổ lây nhiễm có thể làm giảm sự lây truyền nói chung. Ở nhiều nơi có mức độ lây truyền thấp, các nhóm dân số có nguy cơ mắc sốt rét cao là những ngườicó các hoạt động ngoài trời như khai thác mỏ, khai thác cao su, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Những người tham gia các môn thể thao ban đêm, giao lưu ngoài trời hoặc ngủ bên ngoài cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các chiến lược có mục tiêu để tiếp cận các nhóm dân số nà có thể bao gồm quản lý điều trị có mục tiêu (Targeted drug administration) cũng như xét nghiệm và điều trị có mục tiêu (Targeted testing and treatment). Khuyến nghị có điều kiện cho chiến lược quản lý điều trị có mục tiêu (TDA). TDA là một hình thức của hoá dự phòng liên quan đến việc cung cấp đầy đủ thuốc sốt rét cho những người có nguy cơ nhiễm sốt rét cao hơn so với dân số nói chung. Thuốc điều trị tất cả các bệnh nhiễm trùng hiện có và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng mới trong suốt thời gian dự phòng sau điều trị bằng thuốc. Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của TDA, nhằm cải thiện tỷ lệ tham gia và tuân thủ điều trị. Khuyến nghị cũng lưu ý rằng cần thận trọng để tránh các nhóm kỳ thị có nguy cơ lây nhiễm cao hơn và cần áp dụng các chiến lược bổ sung để loại bỏ hoặc phòng ngừa sốt rét quay trở lại. Khuyến nghị có điều kiện cho xét nghiệm và điều trị có mục tiêu (TTaT). Thông qua TTaT, những cá nhân có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao hơn sẽ được xét nghiệm sốt rét và chỉ những người có kết quả xét nghiệm dương tính mới được điều trị bằng thuốc chống sốt rét. WHO đã đưa ra khuyến nghị có điều kiện cho TtaT, lưu ý rằng tác động của can thiệp này đối với sự lây truyền bệnh sốt rét ở các khu vực có tỷ lệthấp đến rất thấp hoặc sau loại trừ sẽhạn chế. Khuyến nghị cho rằng có thể có một số trường hợp hạn chế mà TTaT có thể mang lại lợi ích, chẳng hạn như biện pháp can thiệp có thể được sử dụng khi biện pháp hoá dự phòng không được chấp nhận đối với những người có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Khuyến nghị có điều kiện cho chiến lược xét nghiệm và điều trị thông thường tại các điểm nhập cảnh. Xét nghiệm và điều trị tại các điểm nhập cảnh (đôi khi được gọi là "sàng lọc biên giới") bao gồm việc xét nghiệm các cá nhân qua biên giới - dù bằng đường bộ, đường biển hay đường hàng không - và điều trị tất cả các trường hợp dương tính bằng thuốc chống sốt rét thích hợp. Sự can thiệp này thường được thực hiện ở biên giới giữa các quốc gia đang tiến tới loại trừ sốt rét và các nước láng giềng có mức độ lan truyền bệnh sốt rét cao hơn. Khuyến nghị có điều kiện của WHO cho can thiệp này, cho rằng đây khó có thể là một chiến lược có thể chấp nhận được hoặc khả thi để thực hiện; nhiều biên giới rất lỏng lẻo, có nhiều cửa khẩu biên giới không chính thức (tiểu gạch), gây khó khăn cho việc đạt được độ bao phủ cao cho xét nghiệm và điều trị. Khuyến cáo có điều kiện cho chiến lược xét nghiệm và điều trị bệnh sốt rét cho các nhóm có tổ chức hoặc có thể xác định được đến hoặc trở về từ các vùng lưu hành bệnh sốt rét. Khuyến nghị của WHO lưu ý rằng xét nghiệm sốt rét cho các nhóm này (ví dụ: quân nhân, công nhân nhập cư hoặc người hành hương theo tôn giáo) và điều trị cho những người có kết quả xét nghiệm dương tính bằng thuốcsốt rét, có thể giúp các quốc gia tiến gần đến việc loại trừ hoặc phòng ngừa sốt rét quay trở lại bằng cách giảm các trường hợp sốt rét ngoại lai. Khả năng chấp nhận và tính khả thi của chiến lược này được coi là cao hơn so với xét nghiệm và điều trị thông thường tại các điểm nhập cảnh nhưng sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh địa phương.
(Còn nữa) --> Tiếp theo Phần 2
|