Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 08/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 0 5 5 4 3
Số người đang truy cập
2 2 3
 Chuyên đề
Bệnh về nấm: tiếp cận One Health đề quản lý toàn diện (Phần 2 và Hết)

Tiếp theo Phần 1

Ngăn chặn tình trạng nấm kháng thuốc

Nấm kháng thuốc đang phát triển như một vấn đề y tế công cộng, mọi người, bao gồm các nhà khoa học của US.CDC, chuyên gia y tế và nhân viên y tế công cộng đóng vai trò quan trọng trong vieẹc ngăn ngừa nhiễm nấm kháng thuốc. Các đầu tư vào công tác giám sát kháng thuốc của USCDC từ Sáng kiến giải pháp kháng thuốc do vi trùng nói chung (CDC’s Antimicrobial Resistance Solutions Initiative). Thông qua đầu tư này, USCDC chuyển thành hành động từng bước chống lại kháng thuốc. Trong số báo đặc biệt khoa học có tựa đề 'Sự trỗi dậy của tiến tình kháng thuốc', các chuyên gia quốc tế thảo luận về vấn đề này và các giải pháp khả thi đối với quả bom hẹn giờ kháng thuốc kháng sinh cũng như các tác nhân khác kháng thuốc như vi nấm và ký sinh trùng và virus cho biết tình trạng kháng thuốc kháng nấm có thể phát sinh thông qua các đột biến làm thay đổi cấu trúc/chức năng về số lượng protein mục tiêu của nấm hoặc nếu nấm có khả năng bơm chất chống nấm ra khỏi tế bào của nó. 

Người ta đã thấy các chủng 'Siêu đột biến' của loài nấm Candida glabrata và Cryptococcus neoformans tiến hóa đặc biệt nhanh chóng vì bộ máy tế bào của chúng cho phép đột biến gen thường xuyên hơn. Một số nấm sợi có khả năng kháng một số loại thuốc chống nấm một cách tự nhiên và các trường hợp do chúng gây ra ngày càng gia tăng. Điều này được phản ánh trong ngành nông nghiệp toàn cầu, khoảng 30% sản lượng cây trồng bị mất mỗi năm do nhiễm nấm. Mặc dù có nhiều loại thuốc chống nấm được sử dụng trong nông nghiệp hơn là sử dụng trong lâm sàng, nhưng loại phổ biến nhất là nhóm kháng nấm -azole (>26% tổng lượng thuốc diệt nấm được sử dụng ở châu Âu) đã được chứng minh là tạo ra các chủng kháng thuốc có thể lây nhiễm sang người.


Hình 3. Hình thái một số loại nấm ký sinh ở người
Aspergillusspp., Candidaspp. và Candida auris

Một trong những diễn biến đáng lo ngại nhất trong những năm gần đây là sự xuất hiện của loài nấm mới Candida auris vào năm 2009, loại vi nấm này có khả năng kháng lại tất cả loại thuốc chống nấm lâm sàng và có thể tồn tại trong các quy trình khử nhiễm thông thường của bệnh viện. Một ví dụ đáng chú ý khác là nấm Aspergillus fumigatuscó thể trải qua quá trình tái tổ hợp di truyền để tập hợp các tổ hợp gen kháng khác nhau lại với nhau. 

Thật không may, tình trạng kháng thuốc kháng nấm thường bị loại khỏi các kế hoạch giải quyết vấn đề kháng thuốc kháng sinh. Các tác giả trong số này đề xuất các yếu tố sau đây đặc biệt quan trọng để cải thiện tình hình:

-Phát triển các loại thuốc chống nấm mới: Qua nghiên cứu hiện nay các nhà khoa học cho biết có ít nhất 11 loại thuốc chống nấm hiện đang được thử nghiệm lâm sàng nhưng quá trình phát triển chậm và tốn kém, có nghĩa là các công ty dược phẩm đa quốc gia thường “ngần ngại” đầu tư vào nghiên cứu;

-Quản lý các hợp chất hiện có, trì hoãn kháng là một nhiệm vụ trọng tâm, vô cùng quan trọng: Sử dụng phối hợp hoặc liều lượng thuốc chống nấm thấp hơn, có thể làm chậm sự phát triển của tình trạng kháng thuốc và cải thiện khả năng chẩn đoán sẽ cho phép nhắm mục tiêu điều trị hiệu quả hơn và theo dõi chính xác hơn;

-Quản lý bệnh tích hợp: Các biện pháp thực hành tốt hơn đã được phát triển để nhân giống cây trồng kháng bệnh, hy vọng sẽ làm giảm lượng thuốc chống nấm cần thiết. Ở người, quản lý bệnh sẽ liên đới đến giảm số bệnh nhân có nguy cơ cao thông qua việc cung cấp rộng rãi hơn liệu pháp kháng virrus cho bệnh nhân HIV/AIDS và phát triển vaccine chống lại bệnh nấm;

-Liệu pháp miễn dịch có thể đưa ra một giải pháp thay thế khác.


Hình 4. Ba cơ chế cơ bản về kháng thuốc kháng nấm được ghi nhận

Nhiệm vụ của US.CDC bao gồm:

·Tiến hành giám sát: Truy tìm kháng vi trùng chung ở các ca nhiễm trùng nấm Candida tại 10 điểm khắp cả nước thông qua Emerging Infections Program (EIP).

·Mở rộng năng lực các Phòng xét nghiệm: Hỗ trợ một mạng lưới các la bô y tế công cộng cấp vùng (Network of regional public health laboratories) thông qua hệ thống Antimicrobial Resistance Laboratory Network (AR Lab Network) đê phát hiện nấm kháng thuốc và thực hiện các thử nghiệm đánh giá tính nhạy cảm thuốc kháng nấm(AST_Antifungal Susceptibility Testing);

·Sử dụng công nghệ phòng thí nghiệm tiên tiến và hiện đại (state-of-the-art lab technology):sử dụng giải trình tự di truyền và phát triển các test trong la-bô mới để xác định và hiểu biết hơn về các đột biến liên quan đặc hiệu với kháng thuốc kháng nấm và kháng kháng sinh;

·Hỗ trợ giám sát toàn cầu (Supporting surveillance globally)Thông qua hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization_WHO), Hệ thông Giám sát kháng thuốc vi trùng toàn cầu (Global Antimicrobial Resistance Surveillance System_GLASS), US.CDC tiếp tục hỗ trợ tăng phát hiện và truy vết kháng thuốc vi trùng để ngăn ngừa bệnh và cứu lấy nhiều mạng sống hơn;

·Sử dụng dữ liệu để hành động (Using data for action):Phân tích các mô hình kê đơn thuốc kháng nấm khắp các cơ sở y tế và đẩy mạnh sử dụng thuốc kháng nấm hợp lý.


Hình 5. Các hành động để ngăn ngừa kháng thuốc kháng nấm của US.CDC

Lãnh đạo các cơ sở y tế và nhân viên y tế phòng chống kháng thuốc có thể:

·Đánh giá việc sử dụng thuốc kháng nấm như một phần trách nhiệm của các chương trình quản lý kháng thuốc (Antimicrobial stewardship programs);

·Đảm bảo tuân thủ phòng ngừa nhiễm trùng và các hướng dẫn phòng chống kiểm soát, bao gồm cả vệ sinh tay hợp lý và các protocol chống nhiễm khuẩn;

Các chân viên chăm sóc y tế và nhân viên bệnh viện có thể:

·Kê đơn thuốc chống nấm hợp lý về liều dùng, liệu trình thời gian và chỉ định cho mỗi lần kê đơn thuốc kháng nấm;

·Thử nghiệm đánh giá tính nhạy-kháng của các thuốc kháng nấm trên bệnh nhân nhiễm trùng nấm mà không cải thiện với liệu pháp thuốc ưu tiên chống nấm;

·Biết về mô hình và mức độ kháng thuốc, bao gồm cả kháng thuốc kháng nấm ở mức bệnh viện và cộng đồng nơi họ đang làm việc.

Các bệnh nhân bệnh viện có thể:

·Rửa sạch tay của bản thân họ;

·Đảm bảo mỗi người làm sạch tay của họ trước khi vào phòng;

·Luôn tự đặt ra câu hỏi và cần làm vệ sinh nếu có đặt catheter bệnh nhân;

·Nói với nhân viên y tế của họ về nguy cơ với một số nhiễm trùng, đặc biệt khi bệnh nhân của họ có suy giảm miễn dịch;

·Dùng thuốc kháng nấm chỉ khi nào thật sự cần thiết và khi đó mới kê toa;

·Nói với nhân viên y tế nếu họ có kinh nghiệm về một số tác dụng ngoại ý phát hiện được hay là triệu chứng của bệnh nhân trong suốt quá trình dùng thuốc chống nấm.

Chỉ đạo phòng chống kháng thuốc kháng nấm

·Kháng thuốc kháng vi trùng nói chung (Antimicrobial Resistance);

·Phiên giải kết quả thử nhạy cảm với thuốc kháng nấm (Antifungal Susceptibility Testing and Interpretation);

·Bảng kiểm cho các thành tố cốt lõi cua các Chương trình Quản lý kháng thuốc kháng sinh trong bệnh viện (Checklist for Core Elements of Hospital Antibiotic Stewardship Programs);

·Vệ sinh tay tại các cơ sở y tế.

Hiện nay một số thuốc chống nấm đường toàn thân cũng đang được quan tâm về tính nhạy kháng đang xảy ra của chúng như Amphotericin B và các dạng phức hợp lipid, các dẫn xuất azole khác nhau như fluconazol, isavuconazonium hay isavuconazol,itraconazol, posaconazol và voriconazol, Echinocandins (anidulafungin, caspofungin và micafungin)Flucytosine.

Amphotericin B, một loại thuốc hiệu quả nhưng tương đối độc hại, từ lâu đã trở thành phương pháp điều trị chống nấm chủ yếu đối với các bệnh nấm xâm lấn và nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triazoles và echinocandins mới hơn có hiệu lực và ít độc hại hơn. Hiện nay những thuốc này được khuyến cáo là thuốc bậc một cho nhiều trường hợp nhiễm nấm xâm lấn. Những loại thuốc này đã làm thay đổi rõ rệt cách tiếp cận với điều trị kháng nấm, thậm chí cho phép điều trị nhiễm nấm mạn tính bằng thuốc đường uống.

Amphotericin B là liệu pháp kháng nấm cơ bản cho trường hợp nhiễm nấm xâm lấnnghiêm trọng, nhưng các thuốc chống nấm khác fluconazole, voriconazole, posaconazole, echinocandins hiện được xem như là thuốc bậc 1 đối với trường hợp này. Dù Amphotericin B có khả năng thẩm thấu dịch não tủy (DNT) tốt nhưng vẫn có hiệu quả đối với một số bệnh nấm như là viêm màng não do nấm Cryptococcus spp.



Hình 7. Một số bước hướng đến giải quyết chống lại kháng thuốc kháng nấm

Trong công thức thuốc Amphotericin B này có 2 dạng bào chế:Dạng thông thường&Dạng phức hợp lipid. Đối với dạng thông thường, Amphotericin B deoxycholate phải được pha trong dung dịch Glucose 5% vì muối có thể làm kết tủa thuốc. Thường được cho trong khoảng từ 2-3 giờ, mặc dù truyền nhanh hơn trong vòng 20-60 phút có thể được dùng ở bệnh nhân nhất định. Tuy nhiên, truyền nhanh hơn thường không có lợi thế.Nhiều bệnh nhân có ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đau đầu, đôi khi hạ huyết áp trong và vài giờ sau khi truyền. Amphotericin B cũng có thể gây viêm tĩnh mạch huyết khối do hóa chất khi tiêm qua tĩnh mạch ngoại biên nên sẽ dùng ống thông tĩnh mạch trung tâm có thể thích hợp hơn.

Một số chế phẩm lipid làm giảm độc tính của Amphotericin B (đặc biệt là các triệu chứng độc thận và các triệu chứng trong khi truyền dịch). Hai chế phẩm sẵn có là phức hợp lipid amphotericin BAmphotericin B có hạt mỡ, công thức bào chế có lipid được ưu tiên hơn Amphotericin B thông thường vì các công thức bào chế này gây ra ít triệu chứng liên quan đến tiêm truyền hơn và ít độc tính trên thận hơn.Tác dụng bất lợichính của Amphotericin B là gây độc thận(phổ biến nhất), hạ kali, hạ magie máu, hoặc ức chế tủy xương.

Suy thận là nguy cơ độc tính chính của Amphotericin B. Theo dõi creatinine huyết thanh và ure trước, trong khi điều trị: vài lần/tuần trong 2-3 tuần đầu tiên, sau đó 1-4 lần/tháng theo chỉ định lâm sàng.Amphotericin B là thuốc duy nhất trong số các thuốc kháng nấm gây độc cho thận vì thuốc này không được đào thải đáng kể qua thận và không tích lũy khi suy thận nặng hơn. Tuy nhiên, nên giảm liều hoặc nên dùng một dạng lipid thay thế nếu creatinin huyết thanh tăng lên >2,0 đến 2,5 mg/dL (>177 đến221 micromol/L) hay BUN tăng lên tới >50 mg/dL (>18 mmol/L). Độc tính cấp tính trên thận có thể giảm bằng cách truyền dịch tích cực bằng nước muối sinh lý trước khi truyền Amphotericin B; phải cho truyền ít nhất 1 L nước muối sinh lý trước khi truyền Amphotericin B.

Bất thường chức năng thận ở mức độ nhẹ đến trung bình do Amphotericin B thường giảm dần sau hoàn tất điều trị. Tổn thương vĩnh viễn xảy ra chủ yếu sau điều trị kéo dài; sau tổng liều >4 g, khoảng 75% số bệnh nhân bị suy thận kéo dài.Amphotericin B có thể làm giảm đáp ứng erythropoietin, gây thiếu máu. Nhiễm độc gan hoặc tác dụng phụ bất lợi khác không thường gặp.




Hình 8. Thuốc kháng nấm dùng tại chỗ thoa và dùng đường toàn thân

Thuốc chống nấm nhóm Azole

Nhóm Azole ngăn chặn sự tổng hợp ergosterol, một thành phần quan trọng màng tế bào nấm. Thuốc được dùng đường uống để điều trị nhiễm nấm mạn tính. Thuốc uống ketoconazol đã được thay thế bằng dẫn xuất triazole hiệu quả hơn, ít độc hơn, như fluconazol, itraconazol, voriconazol, posaconazol và isavuconazonium.Tương tác thuốc có thể xảy ra với tất cả -azole nhưng ít xảy ra hơn với fluconazol. Tương tác thuốc được liệt kê chưa biết đầy đủ, bác sĩ lâm sàng nên tham khảo tài về tương tác thuốc cụ thể trước khi sử dụng thuốc chống nấm azole.Tương tác thuốc thường xảy ra với thuốc chống nấm nhóm azole.

Fluconazole

Thuốc hòa tan trong nước được hấp thu gần như hoàn toàn sau uống một liều. Fluconazole bài tiết dưới dạng hầu như không thay đổi trong nước tiểu và có thời gian bán hủy >24 giờ, cho phép dùng liều duy nhất hàng ngày. Thuốc có độ ngấm cao vào DNT (70% nồng độ huyết thanh) và đặc biệt hữu ích trong điều trị viêm màng não do Cryptococcusspp. và viêm màng não do nấm Coccidioidal. Nó cũng là một trong những loại thuốc bậc 1 để điều trị nhiễm nấm máu do Candidaspp. ở bệnh nhân không giảm bạch cầu hạt.Liều fluconazole dao động từ 200-400 mg, uống một lần/ngày đến cao tới 800 mg một lần/ngày đối với nhiễm nấm Candida glabrata và viêm màng não do nấm Coccidioides. Liều hàng ngày  1000 mg đã được dùng và có độc tính chấp nhận được. Đáng chú ý là Pichia kudriavzevii (Candida krusei) vốn có khả năng kháng fluconazole.

Tác dụng bất lợi thường xảy ra nhất với fluconazole là cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa và phát ban. Độc tính nặng hơn là bất thường, nhưng những điều sau đây đã từng xảy ra hoại tử gan, hội chứng Stevens-Johnson, sốc phản vệ, rụng tóc từng mảng và khi dùng trong thời gian dài trong ba tháng đầu của thai kỳ, dị tật thai nhi bẩm sinh.Tương tác thuốc xảy ra với fluconazole ít thường xuyên hơn so với các -azole khác. Tuy nhiên, fluconazole đôi khi làm tăng nồng độ trong huyết thanh của thuốc chẹn canxi, cyclosporine, rifabutin, phenytoine, tacrolimus và thuốc chống đông đường uống loại warfarin. Rifampin có thể làm giảm nồng độ fluconazole trong máu.

Itraconazole

Itraconazole là điều trị cơ bản của viêm bạch huyết do Sporotrichosis nhiễm Histoplasma mức độ nhẹ và vừa nhiễm Blastomyces và nhiễm nấm Paracoccidioidosis. Thuốc cũng có hiệu quả đối với bệnh do nấm Aspergillus phổi mạn tính, bệnh do nấm Coccidioides và một số loại bệnh do nấm máu. Mặc dù khả năng thâm nhập vào DNT kém, Itraconazole có thể được sử dụng để điều trị một số loại viêm màng não do nấm nhưng không phải là thuốc được lựa chọn. Do khả năng hòa tan trong lipid và gắn kết với protein cao nên nồng độ Itraconazole trong máu có xu hướng thấp nhưng nồng độ trong mô thường cao. Nồng độ thuốc trong nước tiểu và DNT là không đáng kể. Việc sử dụng Itraconazole đã giảm khi việc sử dụng voriconazol và posaconazol tăng lên.

Tác dụng bất lợi của Itraconazole với liều lên tới 400 mg/ngày thường gặp nhất là ở đường tiêu hóa, nhưng một số nam giới đã báo cáo rối loạn cương dương và liều cao hơn có thể gây hạ kali máu, tăng huyết áp và phù ngoại biên. Tác dụng phụ được ghi nhân khác gồm phát ban dị ứng, viêm gan, ảo giác. Một cảnh báo nhấn mạnh của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (US.FDA) về bệnh suy tim đã được ban hành.

Tương tác thuốc và thực phẩm quan trọng, khi sử dụng dạng viên nang, đồ uống có tính axit (ví dụ: cola, nước ép trái cây có tính axit) hoặc thực phẩm (đặc biệt là thực phẩm giàu chất béo) sẽ cải thiện sự hấp thu Itraconazole từ đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khả năng hấp thu có thể bị giảm nếu dùng Itraconazol cùng với thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn dùng để giảm độ axit dạ dày.Một số loại thuốc, bao gồm rifampin, rifabutin, didanosine, phenytoin và carbamazepine, có thể làm giảm nồng độ itraconazole trong huyết thanh.Itraconazol cũng ức chế quá trình thoái hóa trao đổi chất của các thuốc khác, làm tăng nồng độ trong máu với những hậu quả nghiêm trọng. Rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, thậm chí tử vong có thể xảy ra, nếu dùng Itraconazol với Cisapride hoặc một số loại thuốc kháng histamine (terfenadine, astemizole, có lẽ là loratadine). Tiêu cơ vân có liên quan đến tăng nồng độ cyclosporine hoặc statin trong máu do Itraconazole gây ra. Itraconazole có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh một số thuốc (tacrolimus, warfarin, digoxin) và nên theo dõi thuốc điều trị khi sử dụng các thuốc này với Itraconazole.

Một công thức bào chế mới Itraconazole (SUBA-itraconazole, hay SUper BioAvailable) đã cải thiện sinh khả dụng mà không cần đến môi trường axit dạ dày. SUBA-itraconazole được dùng cùng với thức ăn và có thể được sử dụng để điều trị bệnh do nấm Histoplasma spp., bệnh do nấm Blastomyces và bệnh nấm Aspergillus. Liều lượng của thuốc này khác vớidạng itraconazole khác.

Voriconazole

Triazol phổ rộng có sẵn dưới dạng viên nén và dạng tiêm truyền. Thuốc được coi là điều trị được lựa chọn đối với các bệnh do Aspergillus spp. ở những vật chủ có khả năng miễn dịch và suy giảm miễn dịch. Voriconazole cũng có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do Scedosporium apiospermum và nhiễm Fusarium. Ngoài ra, thuốc có hiệu quả trong điều trị viêm thực quản do nấm và nhiễm nấm Candida xâm lấn, mặc dù nó thường không được coi là phương pháp điều trị đầu tiên, nó có hoạt tính chống lại nhiều loài Candida hơn so với fluconazol.

Các tác dụng bất lợi phải được theo dõi bao gồm nhiễm độc gan, rối loạn thị giác (thường gặp), ảo giác và phản ứng da liễu (nhạy cảm với ánh sáng). Voriconazole có thể kéo dài khoảng QT.Tương tác thuốc rất nhiều, đặc biệt với một số loại thuốc ức chế miễn dịch được dùng sau khi cấy ghép cơ quan.

Posaconazole

Posaconazole là triazole dạng hỗn dịch, thuốc viên, dạng tiêm truyền. Viên nén giải phóng chậm là dạng bào chế được ưu tiên hơn do khả dụng sinh học qua đường uống được cải thiện. Thuốc có hoạt tính mạnh chống với các loại nấm men và nấm mốc, hiệu quả điều trị nhiễm trùng nấm mốc như nấm có vách đen Cladophialophora spp.

Thuốc có hiệu quả chống lại nhiều chủng nấm MucormycosePosaconazole cũng có thể được dùng làm thuốc dự phòng chống nấm ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính có khối u ác tính về huyết học và ở người ghép tủy xương.

Tác dụng bất lợi của posaconazolenhư các triazole khác, bao gồm kéo dài khoảng QT và viêm gan.Tương tác thuốc xảy ra với nhiều loại thuốc, gồm rifabutin, rifampin, statin và thuốc ức chế miễn dịch khác nhau.

Isavuconazonium

Isavuconazonium là một triazole phổ rộng để điều trị bệnh do nấm Aspergillus và bệnh do nấm Mucormyces. Thuốc có dạng công thức IV cũng như viên nang uống, có cả dạng truyền tiêm truyền và dạng uống Không cần giám sát nồng độ thuốc.Tác dụng bất lợi của Isavuconazonium gồm rối loạn tiêu hóa và viêm gan, khoảng QT có thể giảm.Tương tác thuốc xảy ra với nhiều loại thuốc.

Oteseconazole

Oteseconazole là một loại thuốc chống nấm azole mới, dùng đường uống, được sử dụng để điều trị bệnh nấm Candida âm hộ-âm đạo tái phát.Tác dụng bất lợi của oteseconazole bao gồm đau đầu và buồn nôn.Tương tác thuốc xảy ra với rosuvastatin.

Nhóm thuốc Echinocandins

Echinocandin là các lipopeptit hòa tan trong nước, có tác dụng ức chế tổng hợp glucan. Chúng chỉ có sẵn trong công thức IV, cơ chế hoạt động của thuốc là duy nhất trong số các thuốc chống nấm; Echinocandin nhắm vào thành tế bào nấm, không có khả năng kháng chéo với các loại thuốc khác và mục tiêu của chúng là nấm và không có đối tác ở động vật có vú. Nồng độ thuốc trong nước tiểu và trong dịch não tủy không đáng kể.Echinocandin có biệt dược Anidulafungin, Caspofungin,Micafungin và Rezafungin. Có rất ít bằng chứng cho thấy loại thuốc này tốt hơn loại kia, nhưng Anidulafungin dường như tương tác với ít loại thuốc hơn những loại khác.

Cần điều chỉnh liều Caspofungin ở bệnh nhân suy gan nặng, Anidulafungin không được chuyển hóa ở gan nhưng được đào thải bằng cách thoái giáng chậm, tự phát.

Không cần điều chỉnh liều của anidulafungin trong bệnh suy gan.Những thuốc này có khả năng diệt nấm đối với các chủng Candidaspp. quan trọng về mặt lâm sàng, nhưng được coi là thuốc diệt nấm đối với Aspergillus.Tác dụng phụ của Echinocandins bao gồm viêm gan và phát ban.

Nhóm thuốc Flucytosine

Flucytosine, một chất tương tự nucleic acid có khả năng hòa tan trong nước và hấp thu tốt sau khi uống. Tình trạng kháng thuốc từ trước hoặc mới xuất hiện là phổ biến, vì vậy thuốc này hầu như luôn được dùng cùng với một loại thuốc chống nấm khác, thường là Amphotericin B. Flucytosine kết hợp với Amphotericin B được dùng chủ yếu để điều trị bệnh nấm Cryptococcus, nhưng cũng có giá trị đối với một số trường hợp nấm Candidaspp. lan tỏa (cả viêm nội tâm mạc). Flucytosine cộng với azole chống nấm có thể có lợi trong điều trị viêm màng não do Cryptococcus và một số bệnh nấm khác.

Tác dụng bất lợi chính của flucytosine là ức chế tủy xương (giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu), nhiễm độc gan và viêm ruột; mức độ ức chế tủy xương tỷ lệ thuận với nồng độ trong huyết thanh.

Vì flucytosine được đào thải chủ yếu qua thận, nên nồng độ trong máu sẽ tăng nếu độc tính trên thận phát sinh khi sử dụng đồng thời với Amphotericin B, đặc biệt khi dùng Amphotericine B với liều > 0,4 mg/kg/ngày. Cần theo dõi nồng độ flucytosine trong huyết thanh và điều chỉnh liều lượng để duy trì mức từ 40-90 mcg/mL. Xét nghiệm công thức máu và gan thận hai lần/tuần. Nếu không có điều kiện đo nồng độ thuốc huyết thanh, điều trị bắt đầu ở liều 25 mg/kg 4 lần một ngày và giảm liều khi có suy thận.


Tài liệu tham khảo

1.Benedict K, Jackson BR, Chiller T, Beer KD. Estimation of direct healthcare costs of fungal diseases in the United States. Clinical Infectious Diseases. 2019;68(11):1791.

2.Toda M, Beer KD, Kuivila KM, Chiller TM, Jackson BR. Trends in agricultural triazole fungicide use in the United States, 1992-2016 and possible implications for antifungal-resistant fungi in human disease. Environmental Health Perspectives. 2021;129(5):055001.

3.Klein BS, Vergeront JM, Disalvo AF, Kaufman L, Davis JP. Two outbreaks of Blastomycosis along rivers in Wisconsin: Isolation of Blastomyces dermatitidis from riverbank soil and evidence of its transmission along waterways. American Review of Respiratory Disease. 1987;136(6):1333-8.

4.Klein BS, Vergeront JM, Weeks RJ, Kumar UN, Mathai G, Varkey B, et al. Isolation of Blastomyces Dermatitidis in Soil Associated With a Large Outbreak of Blastomycosis in Wisconsin. New England Journal of Medicine. 1986;314(9):529-34.

5.Pfister JR, Archer JR, Hersil S, Boers T, Reed KD, Meece JK, et al. Non-Rural Point Source Blastomycosis Outbreak Near a Yard Waste Collection Site. Clinical Medicine & Research. 2011;9(2):57-65.

6.Proctor ME, Klein BS, Jones JM, Davis JP. Cluster Of Pulmonary Blastomycosis in a Rural Community: Evidence for Multiple High-Risk Environmental Foci Following a Sustained Period Of Diminished Precipitation. Mycopathologia. 2002;153(3):113-20.

7.Pappagianis D. Marked Increase in Cases of Coccidioidomycosis in California: 1991, 1992, and 1993. Clinical Infectious Diseases. 1994;19(Supplement_1):S14-S8.

8.Gorris M, Cat L, Zender C, Treseder K, Randerson J. Coccidioidomycosis Dynamics in Relation to Climate in The Southwestern United States. GeoHealth. 2018;2(1):6-24.

9.Tong DQ, Wang JX, Gill TE, Lei H, Wang B. Intensified Dust Storm Activity and Valley Fever Infection In The Southwestern United States. Geophysical Research Letters. 2017;44(9):4304-12.

10.Weaver EA, Kolivras KN. Investigating The Relationship Between Climate and Valley Fever (Coccidioidomycosis). EcoHealth. 2018;15(4):840-52.

11.Hanf M, Adenis A, Carme B, Couppié P, Nacher M. Disseminated Histoplasmosis Seasonal Incidence Variations: a Supplementary Argument For Recent Infection? J AIDS Clinic Res. 2012;3(8):1000175.

12.Datta K, Bartlett KH, Marr KA. Cryptococcus gattii: Emergence in Western North America: Exploitation of a Novel Ecological Niche. Interdisciplinary Perspectives o­n Infectious Diseases. 2009.

13.Benedict K, Park BJ. Invasive fungal infections after natural disasters. Emerging Infectious Diseases. 2014;20(3):349-355

14.Casadevail A, Kontoyiannis DP, Robert V. o­n the emergence of Candida auris: Climate change, azoles, swamps, and birds. mBio. 2019.

15.Jackson BR, Chow N, Forsberg K, Litvintseva AP, Lockhart SR, Welsh R, et al. On the origins of a species: What might explain the rise of Candida auris? Journal of Fungi. 2019; 5(3):58.

16.Kobziar LN, Thompson GR. Wildfire smoke, a potential infectious agent. 2020; 370 (6523): 1408-1410.

17.Gremião IDF, Oliveira MME, de Miranda LHM, Freitas DFS, Pereira SA. Geographic expansion of Sporotrichosis, Brazil. Emerging Infectious Diseases. 2020;26(3):621.

18.Stenske KA, Smith JR, Newman SJ, Newman LB, Kirk CA. Aflatoxicosis in dogs and dealing with suspected contaminated commercial foods. Journal of the American Veterinary Medical Association. 2006;228(11):1686-91.

19.Gold JA, Kiernan E, Yeh M, Jackson BR, Benedict K. Health care utilization and outcomes associated with accidental poisonous mushroom ingestions United States, 2016-2018. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2021;70:337-341

20.Kaae JA, Poppenga RH, Hill AE. Physical examination, serum biochemical, and coagulation abnormalities, treatments, and outcomes for dogs with toxicosis from Α amanitin containing mushrooms: 59 Cases (2006-2019). Journal of the American Veterinary Medical Association. 2020; 258(5), 502-509.

21.Ostrowsky B, Greenko J, Adams E, Quinn M, O’Brien B, Chaturvedi V , et al. Candida auris isolates resistant to three classes of antifungal medications-New York, 2019. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020;69:6-9.

22.Lortholary O, Desnos-Ollivier M, Sitbon K, Fontanet A, Bretagne S, Dromer F, et al. Recent exposure to caspofungin or fluconazole influences the epidemiology of candidemia: a prospective multicenter study involving 2,441 patients. Antimicrob Agents Chemother 2011;55:532-8.

23.Shah DN, Yau R, Lasco TM, Weston J, Salazar M, Palmer HR, et al. Impact of prior inappropriate fluconazole dosing o­n isolation of fluconazole-nonsusceptible Candida species in hospitalized patients with candidemia. Antimicrob Agents Chemother 2012;56:3239-43.

24.Ben-Ami R, Olshtain-Pops K, Krieger M, Oren I, Bishara J, Dan, M, et al. Antibiotic exposure as a risk factor for fluconazole-resistant Candida bloodstream infection. Antimicrob Agents Chemother 2012;56:2518-23.

25.WHO: Global Antimicrobial Resistance Surveillance System (GLASS)

26.Patterson TF, Thompson GR, 3rd, Denning DW, Fishman JA, Hadley S, Herbrecht R, et al. Practice guidelines for the diagnosis and management of aspergillosis: 2016 update by the Infectious Diseases Society of America. Clin Infect Dis 2016;63:e1–60.

27.Pappas PG, Kauffman CA, Andes DR, Clancy CJ, Marr KA, Ostrosky-Zeichner L, et al. Clinical practice guideline for the management of candidiasis: 2016 update by the Infectious Diseases Society of America. Clin Infect Dis 2016;62:e1-50.

 

Ngày 05/04/2024
Ths. Huỳnh Thị An Khang & TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích