Phòng chống véc tơ sốt rét: Thực trạng, khoảng trống phòng chống và các công cụ mới (Phần 2)
Tiếp theo Phần 1 Thực trạng sử dụng IRS IRS là biện pháp can thiệp phòng chống véc tơ được chương trình sốt rét tại các quốc gia triển khai rộng rãi thứ hai. Khi được thực hiện đúng cách, IRS đã được chứng minh là một biện pháp can thiệp mạnh mẽ để giảm mật độ và tuổi thọ của muỗi trưởng thành và do đó làm giảm sự lây truyền sốt rét. Tuy nhiên, mặc dù có truyền thống lâu đời và có nhiều kinh nghiệm hoạt động liên quan, nhưng rất ít RCT được thực hiện trên IRS. Có một số điều kiện tương tự như những điều kiện được xem xét đối với ITNs để IRS có hiệu quả cao:quần thể véc tơ đốt máu và nghỉ ngơi trong nhà, mọi người chủ yếu ngủ trong nhà vào ban đêm và sự chấp nhận cao của cộng đồng về biện pháp này. Thực tế, việc triển khai IRS vớiyêu cầu khó khăn hơn về mặt hậu cần và tốn kém hơn đáng kể so với việc phân phối ITNs. Ngoài ra, bằng chứng cho thấy tác động của IRS khi được triển khai ở những khu vực có mức độ bao phủ ITNs cao còn hạn chế. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của IRS, bao gồm khả năng kháng hoá chất, thời điểm phun thuốc và mức độ đào tạo của người người phun thuốc (ảnh hưởng đến chất lượng phun thuốc). Ngoài ra, ở quy mô lớn, chi phí cao. Một đánh giá gần đây cho thấy, so với ITNs, IRS đắt hơn khoảng 5 lần cho mỗi người được bảo vệ mỗi năm, khiến nó kém hiệu quả về mặt chi phí.Chi phí có thể còn tăng hơn nữa khi khả năng kháng hoát chất diệt muỗi được sử dụng trong IRS xuất hiện và cần có nhiều hóa chất đắt tiền hơn. Hoá chất có tác dụng lâu dài hơn, nếu được phát triển và cung cấp ở mức giá hợp lý, sẽ làm giảm tần suất IRS và cuối cùng có thể giảm chi phí hậu cần. Năm 2021, 53 quốc gia đã triển khai IRS để phòng chống bệnh sốt rét. Trên toàn cầu, tỷ lệ dân số có nguy cơ được IRS bảo vệ ở các quốc gia hiện đang lưu hành bệnh sốt rét tiếp tục giảm, từ 5,5% năm 2010 xuống 2,4% vào năm 2021. Tỷ lệ dân số có nguy cơ được IRS bảo vệ vẫn ổn định kể từ năm 2016, với ít hơn 6% dân số được bảo vệở từng khu vực của WHO (Hình 4). Số người được IRS bảo vệ trên toàn cầu đã giảm từ 153 triệu năm 2010 xuống còn 112 triệu vào năm 2015 và tiếp tục giảm xuống còn 80 triệu vào năm 2021. Từ năm 2020 đến năm 2021, số người được IRS bảo vệ đã giảm ở Ấn Độ, Zambia và Chad. lần lượt là 7,8 triệu, 1,7 triệu và 1,0 triệu. Hình 4. Tỷ lệ dân số có nguy cơ được bảo vệ bởi IRS, theo khu vực của WHO, 2010-2021 Nguồn: Dữ liệu IVCC và báo cáo NMPs
Các khoảng trống trong phòng chống véc tơ sốt rét Phòng chống véc tơ sốt rét đòi hỏi phải thu thập và giải thích định kỳ dữ liệu về các loài véc tơ địa phương, khả năng xâm nhập của các véc tơ từ các khu vực địa lý khác, tính nhạy cảm của chúng với hoá chất, hành vi của véc tơ và con người. Việc giám sát liên tục về phạm vi bao phủ, việc sử dụng, chất lượng và độ bền của các biện pháp can thiệp phòng chống véc tơ cũng rất quan trọng. Những thành quả mong manh đạt được trong việc kiểm soát bệnh sốt rét đang bị đe dọa bởi sự lan rộng của tình trạng kháng thuốc diệt côn trùng ở muỗi Anopheles. Nếu không được kiểm soát, tình trạng kháng hoá chất có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét. Cần có hành động khẩn cấp để giảm thiểu và quản lý tình trạng kháng hoá diệt côn trùng, đồng thời tìm giải pháp kiểm soát quần thể muỗi đốt ngoài trời, hiện còn nhiều khoảng trống phòng chống. Quan trọng nhất là đòi hỏi sự đổi mới để phát triển các công cụ, công nghệ và phương pháp tiếp cận mới để phòng chống véc tơ, đồng thời đánh giá nghiêm ngặt các công cụ này một cách đơn lẻ và kết hợp để thiết lập vai trò tiềm năng của chúng như một phần của chiến lược phòng chống sốt rét toàn diện. Hình 5. Những thách thức chính đối với việc phát triển các công cụ phòng chống véc tơ sốt rét mới. Nguồn: Rocha, E.M.; Katak, R.d.M.; Campos de Oliveira, J.; Araujo, M.d.S.; Carlos, B.C.; Galizi, R.; Tripet, F.; Marinotti, O.; Souza-Neto, J.A. Vector-Focused Approaches to Curb Malaria Transmission in the Brazilian Amazon: An Overview of Current and Future Challenges and Strategies. Trop. Med. Infect. Dis.2020,5, 161. https://doi.org/10.3390/tropicalmed5040161
Vào tháng 3/2022, WHO đã phát hành bản cập nhật hướng dẫn phòng chống véc tơ. Khuyến nghị có điều kiện về việc triển khai màn tẩm pyrethroid-PBO đã được cập nhật dựa trên bản sửa đổi hoàn thành gần đây của đánh giá hệ thống trước đó. Một khuyến nghị về việc triển khai màn tẩm hoá chất tồn lưu lâu dài chỉ chứa pyrethroid (LLINs) hoặcpyrethroid-piperonyl butoxide (PBO) và một khuyến nghị có điều kiện riêng biệt về việc triển khai phun tồn lưu trong nhà (IRS) tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi các trường hợp khẩn cấp nhân đạo đã được xây dựng dựa trên dựa trên bằng chứng về các biện pháp can thiệp kiểm soát véc tơ từ một tổng quan hệ thống gần đây. Các phần về lựa chọn hoá chất cho IRS đã được cập nhật để cung cấp thêm chi tiết về rủi ro của việc sử dụng dichloro-diphenyl-trichloroethane (DDT) và tầm quan trọng của việc xem xét các loại hoá chất thay thế. Thông tin thêm về việc cân nhắc nguồn lực, chi phí và hiệu quả chi phí cho các biện pháp can thiệp do WHO khuyến nghị đã được bổ sung để cung cấp thông tin cho các nghiên cứu chi phí địa phương và hướng dẫn lựa chọn các gói can thiệp. Các lĩnh vực vẫn còn thiếu sót về bằng chứng và cần nghiên cứu để cung cấp thông tin sửa đổi thêm về hướng dẫn phòng chốngvéc tơ sốt rét đã được cập nhật. Cả ITNs và IRS đều không phù hợp để giảm tác động của việc đốt người ngoài trời, một tình huống, thậm chí còn khó khăn hơn bởi cả khả năng di truyền (kháng hoát chất) và hành vi thích nghicủa muỗi. Khả năng kháng hoá chất được biết đến rộng rãi và được theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên, sự thích ứng hành vi của muỗi (những thay đổi trong hành vi đốt người, kiếm ăn và nghỉ ngơi) có thể quan trọng không kém, nhưng ít được biết đến và ít được theo dõi hơn. Ngày càng có nhiều bằng chứng về nỗ lực của véc tơ nhằm giảm tiếp xúc với hoá chất; ví dụ, bằng cách đốt máu sớm trước khi đi ngủ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi ngoài trời hoặc cho đốt gia súc thay vì con người. Ngoài ra, các véc tơ có tính linh hoạt hành vi này trở nên chiếm ưu thế hơn so với các véc tơ có sự thay đổi hành vi hạn chế. Một ví dụ về bằng chứng như vậy đến từ một nghiên cứu dọc kéo dài 4 năm về véc tơ sốt rét An. arabiensisvàAn. funestus s.l. (chúng trú ngụ trong nhà và ngoài trời và tìm kiếm vật chủ trong nhà) tại bốn ngôi làng ở Cộng hòa Thống nhất Tanzania. Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về những thay đổi về sự phong phú của véc tơ muỗi, môi trường sống và vật chủ nhằm phù hợp với sự thay đổi hành vi của chúng sau khi phân phối LLINs trên diện rộng.Mặc dù không được xem xét rõ ràng trong phân tích hiệu quả, nhưng việc thay đổi hành vi này của muỗi làm giảm hiệu quả của ITNs và IRS, không phụ thuộc vào các yếu tố khác và có liên quan đến tình trạng lây truyền dai dẳng. Sự thích ứng về mặt hành vi của véc tơ sẽ cần đầu tư vào R&D nhằm phát triển các biện pháp can thiệp nhắm vào việc phòng chống lây truyền ngoài trời. Hình 6. Minh họa những khoảng trống trong bảo vệ có thể xảy ra ngay cả trong bối cảnh các công cụ phòng chống véc tơ lõi có mức độ bao phủ cao. Nguồn: Monroe A, Mihayo K, Okumu F, Finda M, Moore S, Koenker H, et al. Human behaviour and residual malaria transmission in Zanzibar: findings from in-depth interviews and direct observation of community events. Malar J. 2019;18:220.
(Còn nữa) --> Tiếp theo Phần 3
|