Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống & sốt rét ác tính, nhiễm trùng huyết - Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị (Phần 2-Hết)
Tiêu chuẩn xác định hoặc hướng đến chẩn đoán SIRS Hội các nhà lâm sàng lồng ngực hay tim mạch ở Mỹ (The American College of Chest Physicians) cũng đưa ra nhiều định nghĩa và khái niệm để chỉ ra Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan/ đa phủ tạng(Multiple Organ Dysfunction Syndrome-MODS)như là tình huống xảy ra thay đổi chức năng các mô và cơ quan trên các bệnh nhân đang bị nhiễm trùng huyết cấp tính, cân bằng nội mô không thể cân bằng và ổn định khi đã được can thiệp. Hội hứng SIRS được xác định thông qua một số tiêu chí có bất kỳ hai trong số các tiêu chuẩn ở trên. Một số thang điểm để đánh giá độ trầm trọng của tổn thương các hệ thống cơ quan. Phiên bản thang điểm đánh giá sức khỏe mạn tính và sinh lý cấp tính (The Acute Physiology and Chronic Health Evaluation -APACHE) II và III, điểm rối loạn chức năng đa cơ quan (Multiple organ dysfunction score), Đánh giá suy giảm chức năng tuần tự các cơ quan (sequential organ failure assessment (SOFA) và điểm số rối loạn chức năng cơ quan lô-gic (logistic organ dysfunction (LOD) cũng có giá trị hỗ trợ. Hình 4. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ở hội chứng suy chức năng đa cơ quan
Chẩn đoán Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống SIRS Chẩn đoán hội chứng SIRS dựa trên sự hiện diện triệu chứng nêu trên cùng với một số chấn thương trên cơ thể. Khi nghi ngờ hội chứng SIRS, cần làm xét nghiệm cấy máu, acid lactic và công thức máu đầy đủ.Các xét nghiệm chẩn đoán nghi ngờ hội chứng đáp ứng viêm toàn thân là: ·Công thức máu toàn phần; ·Cấy máu; ·Nuôi cấy nước tiểu; ·Nuôi cấy đờm; ·Nuôi cấy dịch ở vết thương (nếu có vết thương); ·Chức năng gan; ·Các enzyme tim; ·Acid lactic; ·Đo khí máu; ·Phân tích dịch não tủy,… Vai trò procalcitonin (PCT) trong máu trong sốt rét ác tính và nhiễm trùng huyết Chỉ số PCT trong máu là một thông số đặc biệt của viêm do vi khuẩn, vi nấm nặng, dẫn đến viêm liên quan đến nhiễm khuẩn và suy chức năng đa mô và cơ quan. Xét nghiệm máu đo nồng độ PCT là một chỉ điểm “marker” đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra, PCT được sử dụng để: ·Chẩn đoán và theo dõi các bệnh viêm do nhiễm khuẩn nói chung; ·Chẩn đoán phân biệt viêm do nhiễm khuẩn và viêm không do nhiễm khuẩn; ·Theo dõi bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn (sau phẫu thuật, ghép tạng, dùng thuốc ức chế miễn dịch, đa chấn thương), bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt, để phát hiện các nhiễm khuẩn ảnh hưởng hệ thống hoặc phát hiện các biến chứng nhiễm khuẩn; ·Tiên lượng và diễn biến của tình trạng viêm nặng (viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, hội chứng SIRS và hội chứng suy chức năng đa cơ quan; ·Chỉ dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp hoặc viêm phổi; nGiá trị bình thường là chỉ số PCT < 0,05 ng/ml và dựa vào giá trị nồng độ PCT sẽ xem xét chỉ định thuốc và theo dõi: ·Giá trị PCT < 0,10 ng/ml: Không chỉ định dùng kháng sinh; ·Giá trị PCT < 0,25ng/ml: Không khuyến cáo dùng kháng sinh, nếu trị liệu giảm xuống mức này thì tiếp tục dùng cho hiệu quả; ·Giá trị PCT > 0,25ng/ml: Khuyến cáo và cân nhắc sử dụng kháng sinh.; ·Giá trị PCT > 0,50 ng/ml: Chỉ định kháng sinh là bắt buộc; ·Giá trị PCT từ 0,50 - 2,0 ng/ml: Nhiễm khuẩn do đáp ứng viêm hệ thống tương đối, nguyên nhân có thể là chấn thương, phẫu thuật sau chấn thương, sốc tim; ·Giá trị PCT 2,0 - 10 ng/ml: Đáp ứng viêm hệ thống nghiêm trọng (SIRS), nguyên nhân bởi nhiễm trùng hệ thống và nhiễm khuẩn huyết, chưa có suy đa tạng; ·Giá trị PCT > 10 ng/ml: Đáp ứng viêm hệ thống sâu do nhiễm khuẩn huyếtnghiêm trọng hoặc sốc nhiễm khuẩn. Hình 5. Cơ chế gây nhiễm trùng và diễn tiến từ nhiễm trùng đến tử vong
Thái độ xử trí và điều trị bệnh Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống SIRSKhông có thuốc chọn lọc cho hội chứng SIRS. Điều trị SIRS chính là theo chẩn đoán cụ thể bệnh chính gây ra SIRS, với bệnh có trước đang diễn tiến, dùng các thuốc giảm biến chứng. KHÔNG có thuốc để thay đổi tình trạng đáp ứng viêm toàn thân. Kháng sinh phổ rộng, insulin (ở bệnh nhân tăng đường máu) và nên cân nhắc sử dụng steroid ở bệnh nhân có tiêu chuẩn phù hợp SIRS. ·Điều trị nguyên nhân gây ra hội chứng SIRS; ·Khi khả thi nên tiến hành nuôi cấy máu và dịch sinh học trước khi dùng kháng sinh; ·Cần theo dõi tăng đường máu ở bệnh nhân dùng thuốc giảm đau; ·Kháng sinh theo kinh nghiệm không dùng cho tất cả bệnh nhân có SIRS. Chỉ định kháng sinh gồm khi nghi ngờ nguyên nhân gây nhiễm khuẩn, huyết học không ổn định, bạch cầu giảm (hoặc có tình trạng suy giảm miễn dịch khác), cắt lách hoặc nguyên nhân tương đương (do nhiễm trùng nặng sau cắt lách; ·Vì vi khuẩn kháng thuốc đang tăng lên, nên khởi đầu dùng kháng sinh phổ rộng khi nguyên nhân của SIRS là nhiễm khuẩn nhưng chẩn đoán nhiễm khuẩn lại không đặc hiệu; ·Bệnh nhân hạ huyết áp nên truyền dịch và nếu huyết áp vẫn thấp sau khi đã bù dịch, thì nên dùng thuốc vận mạch. Tất cả bệnh nhân phải được bù dịch đủ qua đường tĩnh mạch và phổ biến là dùng 2 đường truyền tĩnh mạch hoặc một tĩnh mạch trung tâm; ·Tăng đường máu hay gặp trong SIRS, thậm chí ở các bệnh nhân không mắc đái đường; ·Điều trị thuốc đặc hiệu theo phác đồ sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, nhiễm trùng tiết niệu, viêm phổi phế quản,… hay các nhiễm trùng đang có sẵn có thể gay nguy cơ tạo ra hội chứng SIRS. Phòng ngừa Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống SIRSĐể tránh hội chứng SIRS, đảm bảo rằng điều trị tốt tất cả bệnh lý nhiễm trùng, biến chứng hay các thương tổn hay vết thương nghiêm trọng. Nếu không điều trị, SIRS có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn và thậm chí tử vong. Nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ gây hội chứng SIRS, hãy nói cho nhân viên y tế để làm thé nào quản lý các dấu chứng đó SIRS và chăm sóc hiệu quả nó. Phòng ngừa thường quy gồm thông tắc tĩnh mạch sâu, chăm sóc vêt thương, phòng loét tiêu hoá, quản lý tốt các bệnh lý nhiễm trùng đi kèm. Kháng sinh kéo dài khi có chỉ định lâm sàng, dùng kháng sinh phổ hẹp khi có thể để tránh bội nhiễm (ví dụ có sốt, thay đổi bạch cầu, hoặc lâm sàng kém đi).
(Hết)
Tài liệu tham khảo 1.Bone RC, Balk RA, Cerra FB, Dellinger RP, Fein AM, Knaus WA, Schein RM, Sibbald WJ. Definitions for sepsis and organ failure and guidelines for the use of innovative therapies in sepsis. The ACCP/SCCM Consensus Conference Committee. American College of Chest Physicians/Society of Critical Care Medicine. Chest. 1992 Jun;101(6):1644-55. 2.Kaukonen KM, Bailey M, Pilcher D, Cooper DJ, Bellomo R. Systemic inflammatory response syndrome criteria in defining severe sepsis. N Engl J Med. 2015 Apr 23;372(17):1629-38. 3.Levy MM, Fink MP, Marshall JC, Abraham E, Angus D, Cook D, Cohen J, Opal SM, Vincent JL, Ramsay G, SCCM/ESICM/ACCP/ATS/SIS 2001 SCCM/ESICM/ACCP/ATS/SIS International Sepsis Definitions Conference. Crit Care Med. 2003 Apr;31(4):1250-6. 4.Vincent JL, Opal SM, Marshall JC, Tracey KJ. Sepsis definitions: time for change. Lancet. 2013 Mar 02;381(9868):774-5. 5.Fernando SM, Rochwerg B, Seely AJE. Clinical implications of the Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). CMAJ. 2018 Sep 10;190(36):E1058-E1059. 6.Mayo Clinic Multiple organ dysfunction syndrome. 7.Gourd NM, Nikitas N. Multiple organ dysfunction syndrome. Journal of intensive care medicine. 2020 Dec;35(12):1564-75. 8.In the fast lane MODS Available from:https://litfl.com/multiple-organ-dysfunction-syndrome 9.Ausmed MODS Available from:https://www.ausmed.com/cpd/articles/multiple-organ-dysfunction-syndrome (accessed 28.2.2021) 10.RN e-Learning. Multiple Organ Dysfunction Syndrome (MODS)
|