Cập nhật thông tin các bệnh do muỗi truyền trên thế giới và Việt Nam (Phần 1-còn nữa)
TheoBáo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các bệnh do véc tơ truyền (Vector-Borne Diseases_VBDs) chiếm hơn 17% trong tổng số các bệnh truyền nhiễm và là nguyên nhân gây ra hơn 700.000 ca tử vong hàng năm trên thế giới. Tác nhân gây racác bệnh do véc tơtruyền bao gồm ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc virus (WHO, 2020). Trong số các bệnh do véc tơtruyền thì bệnh do muỗi truyền ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng và gây ra nhiều ca mắc, tử vong trên toàn thế giới, bao gồm bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, Zika, Chikungunya, sốt vàng, sốt thung lũng Rift, viêm não Nhật Bản, giun chỉ bạch huyết, sốt Tây sông Nin,...Muỗi thuộc Culicidae là một họ lớn với khoảng 3.727 loài muỗi được công nhận, phân thành hai phân họ với 113 giống, chúng phân phố trên toàn thế giới, đặc biệt các quốc gia vùng nhiệt đới. Trong đó, phân họ Anophelinae (Grassi, 1900) chia thành 3 giống (Anopheles, Bironella và Chagasia) với ít nhất 524 loài được công nhận và nhiều phức hợp loài đang chờ được định danh và phân họ Culicinae gồm 110 giống với 3.203 loài(cập nhật đến ngày 21/5/2024). Hình 1. Phân bố toàn cầu về các bệnh do véc tơ truyền quan trọng và véc tơ liên quan.
Bệnh | Người nguy cơ | Ca mắc/năm | Ca chết/năm | Véc tơ chính | Sốt rét | 3,5 tỷ | 198 triệu | >500.000 | Châu Phi: An. gambiae, An. arabiensis, an. funestus; châu Á/Úc: An. stephensi, An. dirus, An. sinensis, An. farauti; Trung và Nam Mỹ: An. darlingi, An. albimanus | Viêm não Nhật Bản | 3 tỷ | 60.000 | 20.000 | Cx. tritaeniorhynchus, Cx. gelidus | Sốt xuất huyết Dengue | 2,5 tỷ | 50 triệu | 22.000 | Ae. aegypti, Ae. albopictus | Giun chỉ bạch huyết | 1,3 tỷ | 120 triệu | <100 | Cx. Quiquefasciatus, Cx. gambiae | Chkungunya | >1 tỷ | 0,5 triệu | <100 | Ae. aegypti, Ae. albopictus | Leishmaniasis | > 1 tỷ | 1,3 triệu | 30.000 | Phlebotomus papatasi, Lutzomyia longipalpis | Sốt vàng | 900 triệu | 200.000 | 30.000 | Ae. aegypti | Sốt xuất huyết Crimean-Congo | <1 tỷ | <1000 | < 100 | Hyalomma sppp. | Chagas | < tỷ | 6-7 triệu | 20.000 | Rhodnius prolixus, Triatoma insectans | Lyme | < 500 triệu | 20.000 | <100 | Ixodes scapularis, I. ricinus | Bệnh ngủ châu Phi | 65 triệu | <20.000 | ? | Glossina morsitans, G. palpalis |
Muỗi là côn trùng đốt máu (đốt cả người và động vật) để phát triển và khi đốt máu vật chủ chúng sẽ nuốt tất cả các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng sống trong máu vật chủ. Những virus, ký sinh trùng và vi khuẩn này sau đó có thể truyền sang vật chủ khác thông qua tuyến nước bọt khi muỗi đốt máu vật chủ khác. Bất kỳ bệnh nào lây lan từ muỗi sang người đều được gọi là 'bệnh do muỗi truyền'. Có thể muỗi khi nhiễm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng không bị ảnh hưởng nhưng những căn bệnh do muỗi truyền này có thể gây ra gánh nặng lớn cho những ai bị nhiễm. Bảng 1. Danh sách một số bệnh do véc tơtruyền (WHO, 2020) Véc tơ | Bệnh do véc tơ truyền phổ biến | Mầm bệnh | Muỗi | Aedessp. | Chikungunya Sốt xuất huyết Dengue Giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis) Sốt thung lũng Rift (Rift Valley fever) Sốt vàng (Yellow Fever) Bệnh Zika | Virus Virus Ký sinh trùng Virus Virus Virus | Anopheles sp. | Giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis) Sốt rét (Malaria) | Ký sinh trùng Ký sinh trùng | Culexsp. | Viêm não Nhật bản (Japanese encephalitis) Giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis) Sốt Tây sông Nin (West Nile fever) | Virus Ký sinh trùng Virus | Ốc nước ngọt | Bệnh sán máng (Schistosomiasis) | Ký sinh trùng | Ruồi đen (Blackflies) | Bệnh mù lòa đường sông (Onchoceriasis) | Ký sinh trùng | Bọ chét (Fleas) | Dịch hạch (truyền từ chuột sang người) Tungiasis | Vi khuẩn Ngoại ký sinh (Ectoparasite) | Chí (chấy) rận (Lice) | Sốt phát ban (Typhus) Sốt tái phát Louse (Louse-borne relapsing fever) | Vi khuẩn Vi khuẩn | Muỗi cát (Sandflies) | Bệnh do Leishmania sp. (Leishmaniasis) Sốt do muỗi cát (Phlebotomus fever) | Vi khuẩn Virus | Ve (Ticks) | Sốt xuất huyết Crimean-Congo Bệnh Lyme Bệnh sốt tái phát (Borreliosis) Bệnh do Rickettsial (sốt spotted và sốt Q fever) Viêm não do ve truyền (Tick-borne encephalitis) Tularaemia | Virus Vi khuẩn Vi khuẩn Vi khuẩn Virus Vi khuẩn | Bọ xít (Triatome bugs) | Bệnh Chagas (American trypanosomiasis) | Ký sinh trùng | Ruồi (Tsetse flies) | Bệnh ngủ châu Phi (African trypanosomiasis) | Ký sinh trùng |
Hiện nay, theo ước tính của tổ chức Y tế Thế giớicó khoảng 3,9 tỷ người sống ở hơn 129 quốc gia có nguy cơ mắc sốt xuất huyết(SXH) với khoảng 96 triệu ca có triệu chứng, có khoảng 240 triệu người nhiễm sốt rétmỗi năm và hàng trăm ngàn người khác bị ảnh hưởng bởi virusZika, Chikungunya, sốt vàng và các bệnh do muỗi truyền khác. Dưới đây là tổng hợp gánh nặng các bệnh do muỗi truyền phổ biến trên thế giới và Việt Nam. |
|
| Muỗi Anopheles | Muỗi Aedes | Muỗi Culex |
Hình 2. Các giống muỗi là véc tơ trên bệnh trên thế giới 1. Sốt rét Về véc tơ: Sốt rét lan truyền từ người này sang người khác chủ yếu thông qua muỗi Anophelessp. nhiễm ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) đốt máu. Trên thế giới có hơn 400 loài Anophelessp, trong đó có khoảng 40 loài là véc tơchính quan trọng, tùy thuộc vào điều kiện từng vùng, khu vực (WHO, 2021 và WHO, 2023). Riêng tại Việt Nam, có ít nhất 63 loài Anophelesspp. trong đó có 3 véc tơ chính gồm An. dirus, An. minimus và An. epiroticus, các véc tơnày phân bố theo các sinh cảnh khác nhau, riêng véc tơ chính An. minimus phân bố trên phạm vi toàn quốc, còn An. dirus phân bố chính ở rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc trở vào Nam và An. epiroticus phân bố ở vùng ven biển nước lợ Nam bộ. Về ký sinh trùng sốt rét (KSTSR), có 5 loài KSTSR gây bệnh phổ biến ở người gồm P. falciparum, P. vivax, P. malariae, P. ovale và P. knowlesi. Trong số 5 loài KSRTSR gây bệnh thì P. falciparum gây ra phần lớn số ca tử vong sốt rét ở châu Phi và P. vivax gây ra phần lớn ca tử vong sốt rét ở bên ngoài khu vực Tiểu vùng Sa mạc Saharan châu Phi. Riêng tại Việt Nam, P. falciparum, P. vivax là hai loài KSTSR phổ biến gây ra hầu hết các ca mắc sốt rét tại Việt Nam và hiện nay vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên từ năm 2023 đến nay,loài KSTSR P. malariae trở nên phổ biến ở hầu hết các xã tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Hình 3. Thực trạng sốt rét trên thế giới năm 2022
Gánh nặng sốt rét: Từ năm 2000 đến năm 2014, mặc dù xu hướng số ca bệnh có nhiều biến động nhưng nhìn chung vẫn giảm, từ 243 triệu xuống 230 triệu ở 108 quốc gia có sốt rét lưu hành vào năm 2000. Kể từ năm 2015, số ca sốt rét đã tăng lên, mức tăng hàng năm lớn nhất là 11 triệu ca được ước tính từ năm 2019 đến năm 2020. Hầu hết sự gia tăng số ca trong 5 năm qua xảy ra ở các quốc gia trong khu vực châu Phi. Các nước có số ca mắc sốt rét tăng từ năm 2021 đến năm 2022 là Pakistan (+2,1 triệu người), Ethiopia (+1,3 triệu người), Nigeria (+1,3 triệu người), Uganda (+597.000 người) và Papua New Guinea (+423.000 người). Trong số các nước này, sự gia tăng ở Nigeria là do tăng dân số trong khi tỷ lệ mắc bệnh không thay đổi. Ở bốn nước còn lại và so với năm 2021, tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp 5 lần vào năm 2022 ở Pakistan (2,2 đến 11,5 trường hợp trên 1.000 dân có nguy cơ), 32% ở Ethiopia (46,3 đến 60,9 trường hợp trên 1.000 dân có nguy cơ), 32% ở Papua New Guinea (124,3 đến 163,7 trường hợp trên 1.000 dân có nguy cơ) và 2% ở Uganda (262,9 đến 267,8 trường hợp trên 1.000 dân có nguy cơ). Từ năm 2000 đến năm 2019, số ca tử vong do sốt rét đã giảm đều đặn, từ 864.000 năm 2000 xuống còn 576.000 vào năm 2019. Năm 2020, số ca tử vong do sốt rét đã tăng 55.000 ca lên con số ước tính là 631.000, một phần là do sự gián đoạn tiếp cận các dịch vụ phòng chống sốt rét và quản lý ca bệnh do đại dịch COVID-19. Tiếp theo sự gia tăng này là sự sụt giảm nhẹ vào năm 2021 và 2022, xuống lần lượt là 610.000 và 608.000. Tỷ lệ tử vong do sốt rét đã giảm một nửa từ năm 2000 đến năm 2019, từ 28,8 trên 100.000 dân có nguy cơ xuống còn 14,1. Năm 2020, tỷ lệ tử vong tăng lên 15,2 trên 100.000 dân có nguy cơ trước khi giảm nhẹ xuống 14,5 vào năm 2021 và 14,3 trong năm 2022. Hình 4. Phân bố LTSR tuyến huyện tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên (nguồn: http://www.impe-qn.org.vn)
Theo Báo cáo mới nhất của TCYTTG (WHO, 2023), trong năm 2022 có 249 triệu ca mắc và 608.000 ca tử vong trên toàn cầu, khu vực châu Phi chiếm 94% số ca mắc và 95% số ca tử vong trên toàn cầu. Trẻ em dưới 5 tuổi chiếm khoảng 78% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Như vậy, số ca mắc sốt rét trên toàn cầu năm 2022tăng 5 triệu ca so với năm 2021. Tại Việt Nam, sốt rét là bệnh lưu hành tại nhiều địa phương và hiện đang thực hiện chiến lược phòng, chống và loại trừ sốt rét với mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030. Giai đoạn trong 10 năm 2012-2022, có 82.380 bệnh nhân sốt rét (BNSR) và 35 trường hợp tử vong do sốt rét được báo cáo tại Việt Nam, trong đó 46.105 trường hợp bệnh sốt rét P. falciparum và 33.732 trường hợp bệnh sốt rét P. vivax. Như vậy, BNSR nhiễm P. falciparum vẫn chiếm ưu thế so với P. vivax trong giai đoạn này. Tuy nhiên, năm 2023 số BNSR nhiễm P. malariae tăng đáng kể tại một số điểm như huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Về tình hình loại trừ sốt rét tại Việt Nam, thì đến hết năm 2023 có 46 tỉnh công nhận loại trừ sốt rét, riêng khu vực miền Trung-Tây Nguyên là điểm nóng về sốt rét của cả nước thì có 3 tỉnh được công nhận loại trừ sốt rét gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Ngãi. So sánh các chỉ số mắc sốt rét năm 2023 với cùng kỳ năm 2022 cho thấy toàn quốc có 448 BNSR giảm 1,54% (448/455 BNSR) so với năm 2022; số trường hợp SRAT (sốt rét ác tính) tăng 9 trường hợp (17/8), có 02 trường hợp tử vong tăng 02 trường hợp, số BNSR tăng nhiều tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Trong tổng số 448 BNSR thì tỷ lệ KSTSR P. vivax là 46,43% chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là loài KSTSR P. falciparum chiếm 27,68%,P.malariae 25% trong tổng số KSTSR toàn quốc. Các tỉnh có số BNSR cao trong năm 2023 gồm Khánh Hòa 209 BNSR (46,65%), Lai Châu 93 BNSR (20,76%), Nghệ An 24 BNSR (5,4%), Gia Lai 11 BNSR (2,46%), Ninh Thuận và Phú Yên mỗi tỉnh 9 BNSR (2,01%), Đắk Lắk 8 BNSR (1,79%) và Bình Phước 7 BNSR (1,56%). Khu vực miền Trung-Tây Nguyên tiếp tục là vùng trọng điểm sốt rét của cả nước. Trong năm 2023, toàn khu vực ghi nhận 268 BNSR giảm 28 BNSR (9,47%) so với năm 2022 ghi nhận 296 BNSR. Mặc dù số BNSR trong khu vực giảm nhưng một số tỉnh có số BNSR tăng đột biến như tỉnh Khánh Hòa năm 2023 ghi nhận 208 BNSR tăng 196 BNSR so với năm 2022 ghi nhận 12 BNSR và phần lớn số BNSR ghi nhận tại Khánh Hòa là nhiễm KSTSR P. malariae (106 BNSR).
Còn nữa -->Tiếp theo Phần 2
|