Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 2 7 1 8
Số người đang truy cập
2 7 4
 Chuyên đề Nấm-Đơn bào
Bệnh u nấm Mycetoma ở người & động vật: từ dịch tễ đến chiến lược điều trị (Phần 4-Hết)

Tiếp theo Phần 3


BỆNH U NẤM Ở MÈO

Các báo cáo về bệnh u nấm ở mèo là rất hiếm. Tuy nhiên, theo hiểu biết, không có mô tả đáng tin cậy nào về bệnh Eumycetoma ở mèo trong tài liệu y văn. Một trường hợp duy nhất về bệnh Eumycetoma ở mèo ở Anh được mô tả vào năm 1987. Các tổn thương chủ yếu ảnh hưởng đến các mô mềm của mông phải và vùng thắt lưng phải, có đặc trưng là sưng u hạt với rỉ mủ có chứa các hạt đen Exophiala jeanselmei (Torula jeanselmei).Exophiala là một thành viên của nấm dematiaceous hoặc nấm có sắc tố nâu và nó được phân lập từ đất ở Anh. Rất có thể nhiễm trùng ở con mèo này có nguồn gốc từ đất và xâm nhập vào cơ thể do vết thương bị nhiễm bẩn.

Nấm da dạng u nấmmycetoma không phổ biến ở người và động vật. Như đã đề cập ở trên, đây là một dạng đặc biệt của bệnh nấm da (u nấm giả). Trường hợp đầu tiên của bệnh u nấm ở mèo bởi một loại nấm da được Kano et al báo cáo vào năm 2008. Bệnh nhân là một con mèo Ba Tư đực bị thiến, 9 tuổi, nặng 4,2 kg, có các nốt dưới da ở lưng chứa đầy dịch mủ có chất giống như xi măng chứa các hạt màu vàng. Nấm gây bệnh được xác định bằng phân tử cũng như hình thái là Microsporum canis.

Mặc dù bệnh u nấm giả đã được mô tả trước đây ở mèo, người và ngựa, hầu hết các trường hợp được báo cáo về nấm da u nấm giả ở mèo đều xảy ra ở mèo Ba Tư, cho thấy mối liên quan di truyền với bệnh, và Microsporum canis được báo cáo là tác nhân thường thấy nhất được phân lập từ các nốt sần nuôi cấy, nhưng Trichophyton mentagrophytes được nuôi cấy từ một trường hợp u nấm giả.

Đối với các trường hợp nhiễm actinomycetoma ở mèo, các báo cáo riêng lẻ về trường hợp nhiễm actinomycetoma do Nocardia spp. và Streptomyces spp. đã được báo cáo. Đây là tác nhân gây bệnh phổ biến hơn đối với bệnh u nấm mycetoma ở mèo. Nocardia asteroides là loài được phân lập phổ biến nhất và các loài Nocardiaspp. khác rất hiếm khi được phân lập. Sự lây nhiễm bệnh từ động vật sang người ở bệnh nocardiosis không được chứng minh cho đến năm 2014 bởi Sykes. Tuy nhiên, bệnh do Nocardiaspp. đã được báo cáo ở người bị vết trầy xước hoặc vết cắn nghiêm trọng từ mèo hoặc chó khỏe mạnh, vì vậy nó được coi là bệnh truyền từ động vật sang người.

Báo cáo có 17 trường hợp bệnh nocardiosis ở mèo trên 14 tuổi từ ba bang phía đông của Úc. Phần lớn mèo bị tổn thương lan rộng ở dưới da và da liên quan đến các đường rò rỉ dịch. Tổn thương thường nằm ở các vùng thường bị mèo cắn hoặc trầy xước, bao gồm chân, thành bụng, rốn bẹn và sống mũi. Trong một số trường hợp khác, tổn thương nằm ở các đầu chi xa. Điều thú vị là phần lớn các ca bệnh nhiễm trùng đều do Nocardia nova gây ra.

Trong một báo cáo riêng lẻ, Nocardia africana được báo cáolần đầu tiên là tác nhân gây bệnh u nấm mycetoma ở mèo. Mẫu phân lập lâm sàng được xác định bằng các xét nghiệm sinh lý và phân tích DNA ribosom 16S. Nocardia brasiliensis là một nguyên nhân quan trọng gây bệnh u nấm mycetoma ở người ở các vùng nhiệt đới của châu Mỹ và cũng được ghi nhận ở một con mèo ở California.

Ở mèo, các báo cáo riêng lẻ về trường hợp nhiễm trùng da và dưới da do Actinomyces spp. gây ra đã được báo cáo trước đây. Actinomyces viscosus, Actinomyces meyeri, Actinomyces pyogenes Actinomyces bowdenii là những loài được phân lập phổ biến nhất từ mèo. Trong y văn chỉ tìm thấy một báo cáo duy nhất mô tả khối u trong màng bụng do Actinomycesspp. gây ra ở loài này. Ngược lại, Actinomycetoma trong ổ bụng được báo cáo thường xuyên hơn ở người, chủ yếu ảnh hưởng đến vùng hồi manh tràng. Cũng đã có một báo cáo mô tả một trường hợp hiếm gặp Actinomycetoma ổ bụng ở mèo. Một con mèo Ragdoll cái, 5 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh u nấm mycetoma trong ổ bụng liên quan đến vùng manh tràng.

Nhiễm trùng do các loài Streptomyces hiếm được báo cáo ở mèo, với chỉ ba báo cáo mô tả về u nấm mycetoma dưới da. Báo cáo đầu tiên ghi nhận ở vùng xương bả vai của một con mèo, báo cáo thứ hai ảnh hưởng đến chân sau của một con mèo khác, được xác định là do Streptomyces griseus. Trường hợp thứ ba về u nấm actinomycotic ở hốc mắt của một con mèo đực 18 tháng tuổi có biểu hiện chảy nước mũi có mủ một bên trong 8 tuần và lồi mắt. Streptomyces cinnamoneus được xác định là tác nhân gây bệnh.

Streptomyces cinnamoneus, một vi khuẩn sợi phân nhánh gram dương, thuộc chi Streptomyces và bộ Actinomycetales. Về mặt lâm sàng, u nấm do Streptomyces không thể phân biệt được với u nấm do Actinomyces. Loài Streptomyces là vi sinh vật hoại sinh phát triển chậm, phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiễm trùng thường xảy ra sau khi cấy ghép chấn thương. Chấn thương dường như là cần thiết để tạo ra điều kiện thích hợp cho sự phát triển của tác nhân này. Vì vi khuẩn gây ô nhiễm thường được tìm thấy trong các tổn thương, chúng có thể là "đối tác" cần thiết cho vi khuẩn actinomycete.

Hoạt tính collagenase của Streptomyces là yếu tố nguy cơ tạo ra điều kiện thích hợp cho sự phát triển và lan truyền của vi sinh vật sang các mô lân cận, hình thành u nấm actinomycotic. Nhiễm trùng mô mềm có thể tiến triển theo thời gian và đến xương. Nhiễm trùng thường có đặc trưng là nổi u và chảy dịch các với các u hạt hoặc hạt.

BỆNH U NẤM MYCETOMA Ở NGỰA

Bệnh u nấm mycetoma ở ngựa được báo cáo nhiều nhất ở Bắc Mỹ, Nam Phi và Úc, và chỉ có một trường hợp ở Châu Âu. Có 17 tài liệu báo cáo các trường hợp như eumycetoma ở ngựa, với tác nhân gây bệnh được xác định bằng nuôi cấy hoặc kỹ thuật miễn dịch. Trong số này, 03 trường hợp do Bipolaris spicifera (Helminthosporium spiciferum hoặc Curvularia spicifera theo thời điểm công bố) gây ra. Các phân lập từ các trường hợp còn lại được xác định là phức hợp Scedosporium/Pseudallescheria (SPC), Aspergillus versicolor, Curvularia verruculosa, Phialophora oxyspora Madurella mycetomatis.

Những sinh vật này thường có thể được phân lập từ vật liệu thực vật và đất; cụ thể, phức hợp Scedosporium / Pseudallescheria (SPC) cũng có thể được phân lập từ môi trường nước bị ô nhiễm, nước mặn và không khí. Johnson et al, vào năm 1975, đã mô tả trường hợp của một con ngựa lai 13 tuổi bị thiến ở miền trung đông Alberta (Canada), được đưa đến phòng khám thú y tại Western College of Veterinary Medicine vào tháng 6 năm 1973 với tình trạng sưng sau cầu mắt (retrobulbar) gây ra chứng lồi mắt nghiêm trọng ở mắt trái. Scedosporium apiospermum được phân lập là nguyên nhân gây bệnh.

Năm 1977, Boomker et al báo cáo trường hợp đầu tiên của bệnh u nấm mycetoma từ Nam Phi, với bệnh u nấm hạt đen xảy ra ở hai con ngựa; trong cả hai trường hợp, các sinh vật được xác định là Curvularia geniculata.Vào năm 1995, một con ngựa cái 5 tuổi được đưa đến điều trị vì có một khối u ở môi trên; nuôi cấy nấm cho thấy tất cả các phân lập đều là chủng giống nhau của Aspergillus versicolor.

Một con bê cái Jersey 2 tuổi được đưa đến Phòng khám Thú y, Trường Đại học Khoa học Thú y và Chăn nuôi, Đại học Khoa học Nông nghiệp và Công nghệ Kashmir, Srinagar, với tiền sử viêm da dạng sợi. Kiểm tra nấm từ mảnh da bong ra dẫn đến việc phân lập và xác định được loài Curvularia spp. Elad và cộng sự vào năm 2010, đã báo cáo trường hợp của một con ngựa cái Haflinger 3 tuổi từ Israel. Nó được đưa đến với một vết thương, kích thước khoảng 3 cm, nằm ở chân sau trái ở khớp khuỷu. Các "hạt" màu đen có kích thước lên đến 0,5 cm được nhìn thấy trong vết thương. Một mẫu sinh thiết được lấy để làm mô bệnh học và nuôi cấy. Định danh chính xác của phân lập được thực hiện bằng các phương pháp phân tử là Madurella mycetomatis.

Randleff-Rasmussen và cộng sự đã mô tả một phát hiện bất thường về một bệnh u nấm mycetoma trên da ở môi trên bên phải và cánh bên của lỗ mũi của một con ngựa 16 tuổi vào năm 2017. tác nhân gây bệnh được xác định là Aspergillus terreus.

BỆNH U NẤM MYCETOMA Ở DÊ

Theo Gumaa và cộng sự vào năm 1978, lần đầu tiên ba trường hợp bệnh u nấm mycetoma ở dê được báo cáo trong y văn. Hai con dê bị u nấm mycetoma ở chân sau, và con thứ ba bị ở vai trái. Ở hai con dê, tác nhân gây bệnh được xác định bằng nuôi cấy, mô bệnh học và huyết thanh học là Actinomadura madurae. Ở con dê còn lại, chẩn đoán chỉ dựa trên mô bệnh học và tác nhân gây bệnh được cho là Actinomadura pelletierii. Cho đến nay, chưa có mô tả đáng tin cậy hơn về bệnh u nấm eumycetoma ở dê trong y văn.

BỆNH U NẤM Ở GIA SÚC

Drechslera rostrata được phân lập từ một trường hợp bệnh u nấm mycetomado nấm (eumycotic mycetoma)với các tổn thương liên quan đến da, khoang mũi và các hạch bạch huyết của một con bò. Đây là trường hợp đầu tiên của bệnh u nấm mycetoma do nấm ở Úc. Drechslera rostrata là một loại nấm phổ biến thường gặp trên cỏ và trong đất. Nó chưa được phân lập từ các trường hợp bệnh u nấm mycetoma khác được ghi nhận.

ĐIỀU TRỊ CHỐNG NẤM Ở ĐỘNG VẬT MẮC BỆNH U NẤM MYCETOMA

Hai yếu tố chính để quản lý thành công bệnh nhân u nấm mycetoma là xác định chính xác hơn các tác nhân gây bệnh và phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng tích cực hơn. Việc xác định tác nhân gây bệnh có giá trị cho việc điều trị thích hợp và xác định loại thuốc lựa chọn cho việc điều trị bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh u nấm mycetoma do nấm rất khó điều trị, thời gian điều trị kéo dài và tỷ lệ tái phát cao.

Đối với điều trị Eumycetoma, không có liệu pháp tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc chống nấm được dùng ở người cũng được dùng ở động vật để điều trị nhiễm trùng Eumycetoma. Itraconazole (ITC), voriconazole (VRC) và posaconazole (POS), terbinafine và các echinocandin cho thấy hoạt động trên thử nghiệm in vitro nhất quán nhất chống lại nhóm nấm liên quan.Tương tự, ở một số loài động vật cũng xảy ra nhiều hạn chế, bao gồm dược lực học thay đổi, tác dụng phụ, tương tác thuốc và kháng thuốc chống nấm.

Quản lý thành công ca nhiễmEumycetoma thường dựa vào việc cắt bỏ phạm vi rộng các khu vực bị ảnh hưởng sau khi điều trị bằng thuốc chống nấm. Mặc dù liệu pháp chống nấm đơn độc có thể dẫn đến tiên lượng thay đổi, ngay cả trong các chủng của cùng một loài, và tái phát ở cùng một vị trí hoặc vị trí mới là điều rất phổ biến.

Đối với bệnh Eumycetoma ở động vật, nhiều tác giả đã sử dụng các phác đồ điều trị khác nhau. Itraconazole (ITC) được báo cáo là có hiệu quả trong thú y, thường yêu cầu liệu trình kéo dài 1-2 năm. Điều trị cần được tiếp tục sau khi các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng hồi phục để đảm bảo không còn các yếu tố nấm tồn tại ở vị trí tổn thương đã lành trong tối đa 6 tháng.

Một báo cáo cho thấy liệu trình itraconazole 10 tháng (liều lượng từ 10 mg/kg mỗi 12 giờ đến 20 mg/ml mỗi 48 giờ), kết hợp với cắt bỏ ngoại khoa, đã thành công trong việc điều trị bệnh nấm da u nấm giả ở mèo.

Trong một báo cáo khác, việc sử dụng itraconazole đường uống có triển vọng vì hiệu quả trong việc giảm kích thước khối u, nhưng phải ngừng thuốc do tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Mèo có thể gặp tác dụng phụ phụ thuộc vào liều dùng và thường hồi phục sau khi ngừng thuốc.

Đối với điều trị eumycetoma ở mèo, itraconazole 10 mg/kg/ngày là lựa chọn hàng đầu nhưng hiệu quả có thể thay đổi. Các lựa chọn thay thế bao gồm ketoconazole 10 mg/kg/ngày hoặc terbinafine 30-40 mg/kg/ngày và nên được kết hợp với cắt bỏ ngoại khoa.

Trong y học thú y, chưa có các thử nghiệm lâm sàng rộng rãi cho phép chúng tôi so sánh tương quan các thông số lâm sàng và mô bệnh học với đáp ứng điều trị. Mở rộng tổn thương, xơ hóa và phù nề có thể được coi là những yếu tố ảnh hưởng đến điều trị chống nấm.

Actinomycetoma thường nhạy với điều trị bằng kháng sinh. Một số loại kháng sinh, trong số đó có cotrimoxazole, streptomycin, trimethoprim, rifampicin và amoxicillin-clavulanic acid, đã được sử dụng và thấy hiệu quả. Ngoài ra, các phối hợp thuốc như amikacin với cotrimoxazole và rifampicin, và meropenem cũng đã được sử dụng. Độ nhạy cảm in vitro của actinomycetes với ciprofloxacin và linezolid cũng đã được chứng minh, nhưng hiện tại chúng không được sử dụng như liệu pháp tuyến đầu. Ngày nay, sự đồng thuận chung là cotrimoxazole nên được sử dụng như liệu pháp tiêu chuẩn cho tất cả các bệnh nhân actinomycetoma. Điều trị kháng sinh kết hợp được ưu tiên hơn điều trị đơn liều để tránh phát triển kháng thuốc và loại bỏ nhiễm trùng còn sót lại. Phẫu thuật có thể cần thiết cho một số bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp nội khoa đơn thuần.

Vào năm 1987, Welsh đã chứng minh hiệu quả điều trị tuyệt vời với amikacin đơn độc và kết hợp với TMP-SMX (phác đồ Welsh) trong điều trị cho 15 bệnh nhân mắc bệnh u nấm actinomycotic đáp ứng kém và những bệnh nhân có biến chứngtoàn thân. Phác đồ bao gồm amikacin theo chu kỳ với liều 15 mg/kg/ngày, chia thành hai lần trong chu kỳ 21 ngày trong 1-3 chu kỳ, với khoảng nghỉ 15 ngày giữa các chu kỳ, trong khi cotrimoxazole (một viên gấp đôi liều lượng)2 lần 1 ngày) được dùng liên tục trong 35-105 ngày. Khoảng cách 2 tuần của amikacin trong chu kỳ 5 tuần được sử dụng để theo dõi chức năng thận và thính lực. Tất cả các bệnh nhân đều thuyên giảm với phác đồ này, hầu hết bệnh nhân cần hai chu kỳ (42 ngày) amikacin và 70 ngày điều trị cotrimoxazole.

Ramamet và cộng sự ban đầu mô tả một liệu trình hai bước bao gồm giai đoạn tích cực với penicillin, gentamicin và cotrimoxazole trong 5-7 tuần, tiếp theo là liệu pháp duy trì với amoxicillin và cotrimoxazole kéo dài 5-6 tháng sau khi khỏi bệnh lâm sàng; tuy nhiên, sau đó họ đã điều chỉnh thành gentamicin (1,5 mg / kg IV) cộng với TMP-SMX (hai viên gấp đôi liều lượng - double strength) được dùng hai lần mỗi ngày trong 4 tuần, sau đó tiếp tục dùng TMP-SMX cộng với doxycycline (100 mg hai lần mỗi ngày). Cách tiếp cận được điều chỉnh này có ưu điểm là giảm số lượng mũi tiêm và thời gian của giai đoạn tích cực và giảm chi phí điều trị nhưng vẫn duy trì hiệu quả.

Trong trường hợp kháng thuốc hoặc dị ứng với cotrimoxazole hoặc amikacin, có thể sử dụng co-amoxiclav thay thế cotrimoxazole và netilmicin thay amikacin. Co-amoxiclav cũng có thể được sử dụng riêng trong thai kỳ; tuy nhiên, khả năng kháng thuốc vẫn có. Amikacin kết hợp với carbapenem, chẳng hạn như imipenem hoặc meropenem, cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp khó điều trị.

Kết luận, việc truyền bệnh do vết cắn hoặc vết cào, chủ yếu từ mèo, có thể mang theo một lượng lớn bào tử giữa các móng vuốt bên cạnh việc tiếp xúc gần với con người, có thể là một yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng. Các tổn thương nghi ngờ cần được sinh thiết để kiểm tra mô bệnh học và nuôi cấy và định dạng phân tử; sai sót phòng thí nghiệm trong việc xác định sinh vật có thể xảy ra. Mẫu mô và dịch tiết phải được coi là có nguy cơ tiềm ẩn cho đến khi có được chẩn đoán xác định. Hiện không có liệu pháp điều trị chuẩn cho eumycetoma. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc chống nấm được sử dụng ở người cũng được sử dụng ở động vật để điều trị nhiễm Eumycetoma.

Các thử nghiệm lâm sàng rất cần thiết trong thú y để so sánh tương quan các thông số lâm sàng và mô học với hiệu quả điều trị.

DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

SPC: Scedosporium Pseudallescheria Complex

ITC: Itraconazole

VRC: Voriconazole

POS: Posaconazole

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Kohler JR, Casadevall A, Perfect J. The spectrum of fungi that infects humans. Cold Spring Harb Perspect Med. 2015; 5: a019273.2.

2.aMatthew C Fisher , Daniel A Henk, Cheryl J Briggs, John S Brownstein, Lawrence C Madoff, Sarah L McCraw, et al. Emerging fungal threats to animal, plant and ecosystem health. Nature. 2012; 484: 186-194.

3.Casadevall A, Pirofski LA. Host-pathogen interactions: basic concepts of microbial commensalism, colonization, infection, and disease. Infect Immun. 2000; 68: 6511–6518.

4.Guarro J, GeneJ Stchigel AM. Developments in fungal taxonomy. Clin Microbiol Rev. 1999; 12: 454–500.

5.S Seyedmousavi , J Guillot , A Tolooe , P E Verweij , G S de Hoog Neglected fungal zoonoses: hidden threats to man and animals. Clin Microbiol Infect. 2015; 21:416–425.

6.Kate E. Jones, Nikkita G. Patel, Marc A. Levy, Adam Storeygard, Deborah Balk, John L. Gittleman, et al. Global trends in emerging infectious diseases. Nature. 2008; 451: 990–993

7.Fahal AH, Suliman SH, Hay R. Mycetoma: The Spectrum of Clinical Presentation. Trop Med Infect Dis. 2018; 3(3):97.

8.Emmanuel P, Dumre SP, John S, Karbwang J, Hirayama K. Mycetoma: a clinical dilemma in resource limited settings. Ann Clin Microbiol Antimicrob. 2018;17(1):35.

9.Welsh O, Al-Abdely HM, Salinas-Carmona MC, Fahal AH. Mycetoma medical therapy. PLoS Negl Trop Dis. 2014;8(10):e3218.

10.Ahmed AA, van de Sande W, Fahal AH. Mycetoma laboratory diagnosis: Review article. PLoS Negl Trop Dis. 2017;11(8):e0005638..

11.de Hoog GS, Adelmann D, Ahmed AOA, Belkum A. Phylogeny and typification of Madurella mycetomatis, with a comparison of other agents of eumycetoma. Mycoses.2004; 47: 121–130.

12.Mhmoud NA, Santona A, Fiamma M, Siddig EE, Deligios M, Bakhiet SM, et al. Chaetomium atrobrunneum causing human eumycetoma: The first report. PLoS Negl Trop Dis 2019; 13(5): e0007276. https://doi.org/10.1371/journal

13.Boomker J, Coetzler JAW, Scott DB. Black grain mycetoma (maduromycosis) in horses. o­nderstepoort J Vet Res 1977;44:249-251.

14.Johnson GR, Schiefer B, Pantekoek JFCA. Case-report, maduromycosis in western Canada. Can Vet J 1975;16(11):341-344.

15.Kurtz HJ, Finco DR, Perman VP.Maduromycosis by Pseudallescheria boydii in a dog. J Am Vet Med Assoc1970; 157(7):917-921.

16.McEntee M Eumycotic mycetoma: review and report of a cutaneous lesion by Pseudallescheria boydii in a horse. J Am Vet Med Assoc 1987;191(11):1459-1461.

17.Muller GH, Kirk RW, Scott DW: Fungal disease. In: Small animal dermatology, 1989,pp. 336-337. WB Saunders Co.,Philadelphia, PA

18.Jang, S. S., J. A. Popp. Eumycotic mycetoma in a dog caused by Allescheria boydii. J. Am. Vet. Med. Assoc1970; 157:1071–1076.

19.Bridges CH. Maduromycotic mycetomas in animals Curvularia geniculata as an etiologic agent. Am J Pathol 1957; 33: 411–427.

20.Bridges CH. Maduromycotic mycetomas in animals. Brachycladium spiciferum as an etiologic agent. J Am Vet Med Assoc 1960; 137: 192–201.

21.Bridges, C.H. Maduromycosis of bovine nasal mucosa. Cornell Vet. 1960;50:468-484.

22.Miller RI, Norton JH, Summers PM. Black grained mycetoma in two horses. Aust Vet J 1980; 56: 347–348.

23.D Elad , U Orgad, B Yakobson, S Perl, P Golomb, R Trainin, et al. Eumycetoma caused by Curvularia lunata in a dog. Mycopathologia 1991; 116: 113–118

24.Russo AM, Ebremeyer SE, Mancebo OA, Monzon CM. Eumycotic mycetomas in horses caused by Curvularia verruculosa. Rev Argent Microbiol 1994; 26: 179–182.

25.Kaplan, W., Chandler, F. W., Ajello, I., Gauthier, R., Riggings, R.,Cayouette, P., 1975. Equine phaeohyphomycosis caused by Drechslera spicifera. Canadian Veterinary Journal.1975; 16, 205-208.

26.Kevin G. Keegan, Clayton L. Dillavou, Susan E. Turnquist, William H. Fales Subcutaneous mycetoma-like granuloma in a horse caused by Aspergillus versicolor.J Vet Diagn Invest1995; 7: 564–567.

27.Pia K. Randleff-Rasmussen, Marion Mosca, Frederic Knoerr, Didier Pin, Isabelle Desjardins Successful medical treatment of an Aspergillus terreus mycetoma of the nostril/lip in a 16-year-old Fjord ponygelding with pituitary pars intermedia dysfunction Vet Dermatol 2017.

28.Lopez MJ, Robinson SO, Cooley AJ, Prichard MA, McGinnis MR. Molecular identification of Phialophora oxyspora as the cause of mycetoma in a horse. J Am Vet Med Assoc2007; 230: 84–88.

29.Elad, D.,Blum, S.,Kol, A.,Ederi, N.,David, D. Eumycetoma caused by Madurella mycetomatis in a mare. Med.Mycol.2010;48,639–642.

30.Thompson, L. Isolation and comparison of actinomyces from human and bovine infections. Proc. Mayo Clin.1950; 25, 81-86.

31.Breed, R. S., E. G. I. Murray, N. R. Smith. In Bergey’s Manual of Determinative Bacteriology, 7th ed. 1957.Williams & Wilkins Co., Baltimore Md.

32.Brion, A.L‘Actinomycose du chien et du chat. Formes cliniques. Necrobacillose des carnivores. Pathogenie, pluralitk des espices d’Actinomyces. Actinomyces baudeti. Rev. MCd. VCt.1942; 93, 145-147.

33.Emmons, C. W., C. H. Binford, J. P. Utz.in Medical Mycology. Lea & Febiger, Philadelphia. 1963;73-85.

34.Jubb, K. V. F., P. C. Kennedy. In Pathology of Domestic Animals. Academic Press Inc. New York and London.1963; 1, 458.

35.Kimball, A., E. R. Frank. The isolation of Actinomyces bovis from fistulous withers and poll evil. Amer. J. vet. Res. 1945;6, 39-44. 3

36.Pal M.Veterinary and Medical Mycology (1st Edition). 2007. Indian Council of Agricultural Research, New Delhi, India.

37.Pal M.Nocardiosis: a saprozoonosis. Vet 1999;23: 13-14.

38.Saubolle MA, Sussland D.Nocardiosis: review of clinical and laboratory experience. J Clin Microbiol.2003;41: 4497-4501.

39.Wilson JW. Nocardiosis: updates and clinical overview. Mayo Clin Proc 2012; 87: 403-407.

40.Roth A, Andress S, Kroppenstedt RM, Harmsen D, Mauch H.Phyogeny of the genus Nocardia based o­n reassessed 16S rRNA gene sequences reveals underspeciation and division of strains classified as Nocardia asteroides into three established species and two unnamed taxons. J Clin Microbiol 2003;41: 851-856.

41.Schlaberg R, Huard RC, Della-Latta P. Nocardia cyriacigeorgica an emerging pathogen in the United States. J Clin Microbiol 2008; 46: 265-273.

42.Hamid ME, Maldonado L, Sharaf-Eldin GS, Mohammed MF, Saeed NS, Michael Goodfellow Nocardia africana sp. nov., a new pathogen isolated from patients with pulmonary infections. J Clin Microbiol 2001;39: 625-630.

43.Nocard EI. Note about the disease of cattle of Guadeloupe, known for farcy. Ann Inst Pasteur 1888;2: 293-302.9.

44.Eppinger H. About a new pathogenic Cladothrix and induced them pseudotuberculosis (cladothrichica). Posts Path Anat 1891;9: 287-328.

45.Pal M. Etiological significance of Nocardia asteroides in corneal ulcer of cattle. Curr Sci 1982;51: 533-534.

46.Brown-Elliot BA, Brown JM, Conville PS, Wallace RJ Jr. Clinical and laboratory features of the Nocardia spp. based o­n current molecular taxonomy. Clin Microbiol Rev 2006;19: 259-282.

47.Lovett IS, Housang ET, Burge S, Turner-Warwick M, Thomson FD, Harrison AR, et al. An outbreak of Nocardia asteroides infection in a renal transplant unit. Q J Med 1981;50: 123-135.

48.Rodrigues-Nava V, Couble A, Molinard C, Sandoval H, Boiron P, Laurent F. Nocardia mexicana sp. nov., a new pathogen isolated from human mycetomas. J Clin Microbiol 2004;42: 4530-4535.

49.Paredes BE, Hunger RE, Braathen LR, Brand CU.Cutaneous nocardiosis caused by Nocardia brasiliensis after an insect bite. Dermatology 1999;198: 159-161

50.Gonzalez Ochoa, A. Mycetomas caused by Nocardia brasiliensis; with a note o­n the isolation of the causative organism from soil. Lab. Invest., 1962; 11: 1118-1123.

51.Ackerman N, Grain E, Castleman W.Canine nocardiosis. J Am Anim Hosp Assoc 1982; 18: 147-153.

52.Pal M, Khan ZU. Mastitis in a cow due to Nocardia asteroids. Vet Res Bull 1979;2: 175-176.

53.Costa, E.O.; Ribeiro, M.G.; Ribeiro, A.R. et al. Diagnosis of clinical bovine mastitis by fine needle aspiration followed by staining and scanning electron microscopy in a Prototheca zopfii outbreak. Mycopathologia 2004;158: 81-85.

54.Kirpensteijn J, Fingland RB. Cutaneous actinomycosis and nocardiosis in dogs: 43 cases (1980e1990).JAmVet Med Assoc1992;201: 917e20.

55.Costa, E.O.; Macedo, M.M.; Coutinho, S.D. Castilho W, Teixeira C.M, Benesi J.F. Isolamento de Actinomicetales aeróbios do gênero Nocardia de processos infecciosos dos animais domésticos. Rev.Fac. Med. vet. Univ. S. Paulo, 24: 17-21, 1987.

56.Pal M, Tesfaye S, Boru BG.Nocardial infections of canines and felines. Indian Pet J 2011;3: 29-34.

57.Márcio Garcia Ribeiro, Tatiana Salerno, Ana Luiza de Mattos-Guaraldi, Thereza Cristina Ferreira Camello, Hélio Langoni, Amanda Keller Siqueira, et al. Nocardiosis: an overview and additional report of 28 cases in cattle and dogs. Rev. Inst. Med. trop. S. Paulo 2008; 50(3):177-185.

58.Hattori Y, Kano R, Kunitani Y, Yanai T, Hasegawa A. Nocardia Africana isolated from a feline mycetoma. J Clin Microbiol 2003;41(2): 908-910.

59.Seibold, H.R. Mycetoma in a dog. J.Am.Vet.M.A. 1955;I27:444-445.

60.Brodey, R. S., H. F. Schryver, M. J. Deubler, W. Kaplan, L. Ajello. Mycetoma in a dog. J. Am. Vet. Med. Assoc. 1967;151:442–451.

61.Mezza LE, Harvey HJ. Osteomyelitis associated with Maduromycotic mycetoma in the foot of a dog. J Am Anim Hosp Assoc 1985; 21: 215–8.

62.Davis, C. L. Shorten, H. L. Granulomatous nasal swelling in a bovine. Journal of the American Veterinary Medical Association 1936; 89, 91-96.

63.Akun, R..Eine Chromoblastomycosis-ahnliche Pilz-krankheit beim Pferde. Zentralblatt fur Allgemeine Pathologie 1953;9, 294-297.

64.Bak UB, Cheong CK. Abdominal maduromycosis in a dog. Korean J Vet Res 1982; 22: 67–8.

65.Valerie Coyle, Josephine P. Isaacs, Denise A. O’boyle.Canine mycetoma: a case report and review of the literature J. small Anirn. Pract. 1984; 25,26 1-268.

66.Pal M, Verma JD. Aspergillus terreus as a possible cause of mycetoma o­n the foot of a dog. Mykosen 1987; 30: 172–4.

67.Lambrechts N, Collett MG, Henton M. Black grain eumycetoma (Madurella mycetomatis) in the abdominal cavity of a dog. J Med Vet Mycol 1991; 29: 211–214.

68.J.Guillot, D. Garcia-Hermoso, F. Degorce, M. Deville, C. Calvie ́,G. Dickele ́,F. Delisle, R. Chermette. Eumycetoma Caused by Cladophialophora bantiana in a Dog Journal of Clinical Microbiology, 2004, 43(10):4901–4903.

69.Francesca Abramo, Antonella Vercelli, Francesca Manciant.Two cases of dermatophytic pseudomycetoma in the dog: an immunohistochemical study Dermatology 2001;12, 203 – 207.

70.Francesco Albanese , Luisa Vera Muscatello , Alice Michelutti , Christian Falcaro , Laura Bellentani, Patrizia Danesi. Canine eumycetoma caused by Madurella pseudomycetomatis.Medical Mycology Case Reports 35 (2022) 51–53.

71.Charles H Bredges D.VM. Maduromycotic mycetomas in animals I957;33 (3):411-427.

72.Pei-Lun Sun, Pin-Chieh Peng, Pin-Hsien Wu, Ya-Lun Chiang, Yu-Ming Ju, Cheng-Chi Chang, Peng-Cheng Wang.Canine eumycetoma caused by Cladophialophora bantiana Mycoses, 2013, 56, 376–381.

73.Von Schiefer B, Mehnert B. Maduromycosis in a horse in Germany. Berl Munch Tierartztl Wochenschr 1965; 12: 230–234

74.Reid MM, Jeffrey DR, Kaiser GE. A rare case of maduromycosis of 10 the equine uterus. Vet Med Sm Anim Clin 1976; 71: 947–949.

75.Otcenášek M, Mátl J, Vitovec J, Vladik P, Wohlman J. Maduromycotic mycetoma in a horse. Vet Med (Praha) 1982; 27: 37–43.

76.Van Amstel SR, Ross M, van den Bergh SS. Maduromycosis Madurella mycetomatis) in a horse. J S Afr Vet Assoc 1984; 55: 81–83.

77.Rui Kano, Kazuya Edamura, Hisayoshi Yumikura, Haruhiko Maruyama, Kazuyuki Asano, Shigeo Tanaka, Atsuhiko Hasegawa. Confirmed case of feline mycetoma due to Microsporum canis Mycoses 2008;52, 80–83.

78.A.H.M. Van den Broek, K. L. Thoday Eumycetoma in a British cat J. small Anim. Pract. (1987) 28, 827-831.

79.D. Pritchard, B. F. Chick , M. D. Connol. Eumycotic mycetoma due to Drechslera Rostrata infection in a cow.Australian Veterinary Journal 1977; 53:241-244.

80.D. Elad, S. Perl, G. Yamin, S. Blum, D. David. Disseminated pseudallescheriosis in a dog Medical Mycology 2010;48:635–638.

81.Allison, N., R. K. McDonald, S. R. Guist, J. Bentinck-Smith.Eumycotic mycetoma caused by Pseudallescheria boydii in a dog. J. Am. Vet.Med. Assoc.1989; 194:797-799.

82.Walker RL, Monticello TM, Ford RB, English RV. Eumycotic mycetoma caused by Pseudallescheria boydii in the abdominal cavity of a dog. J Am Vet Med Assoc 1988; 192: 67-70.

83.Janovec, J., Brockman, D. J., Priestnall, S. L., & Kulendra, N. J. (2015). Successful treatment of intra-abdominal eumycotic mycetoma caused by Penicillium duponti in a dog. Journal of Small Animal Practice, 57(3), 159–162.

84.Robinson, V.B. Third Annual Seminar of the American College of Veterinary Pathologists, I952,Case number12.

85.Joe Herberta,, Deborah Chonga, Derek Spielmana, Mark Krockenbergera,, Jamie Wildnera, Richard Bishop Unusual presentation and urinary tract obstruction due to disseminated intra-abdominal eumycetomas caused by Curvularia species in a dog. Medical Mycology Case Reports 26 2019: 28–31

86.Bourdin M., Destombes P., Parodi AL., Drouhet E., Segretain G. Première observation d’un mycétome chez un chat. Recueil de Médecine Vétérinaire, 1975, 151, 475-480.

87.Tuttle, P.A., Chandler, F.W. Deep dermatophytosis in a cat. Journal of the American Veterinary Medical Association 1983; 183: 1106-8.

88.Yager JA, Wilcock BP, Lynch JA, Thompson AR, Mycetoma-like granuloma in a cat caused by Microsporum canis. Journal of Comparative Pathology 1986; 96: 171– 6.

89.Fansworth, G.A. A friable subcutaneous mass in a Persian cat. Military Medicine 1990; 155: 618– 22.

90.Medleau, L., Rakich, P.M. Microsporum canis pseudomycetoma in a cat. Journal of the American Animal Hospital Association 1994; 30: 573 – 6.

91.M. G. Rinaldi, E. A. Lamazor, E. H. Roeser, C. J. Wegner. Mycetoma or pseudomycetoma? A distinctive mycosis caused by dermatophytes. Mycopathologica 1983; 81: 41– 8.

92.Chen AWJ, Kuo JWL, Chen JS, Sun C.C, Huang SF.Dermatophyte pseudomycetoma: a case report. British Journal of Dermatology 1993; 129: 729 – 32.

93.Reifinger, M., Pfeifer, F., Kuttin, E.S. Trichophyton equinum als Ursache von Pseudomyzetomen bei einem Pferd. Wiener Tierarztliche Monatsschrift 1999; 86: 88 –92.

94.Scott, D.W., Miller, W.H., Griffin, C.E. Fungal skin diseases. In: Muller and Kirk’s Small Animal Dermatology,5th edn. Philadelphia: W.B. Saunders, 1995: 341.

95.Ajello, L., Kaplan, W., Chandler, F.N. Dermatophyte mycetomas: fact or fiction? Proceedings of the Fifth Inter-national Conference o­n Mycoses, Publication number 396.Washington, DC: Pan American Health Organization,1980: 135 – 40.

96.Cabanes FJ, Roura X, Garcia F, et al. Nasal granuloma caused by Scedosporium apiospermum in a dog. J Clin Microbiol 1998; 36: 2755–2758.

97.Beale KM. Nodules and draining tracts. Vet Clin North Am Small Anim Pract1995;25: 887e900.

98.Hardie E. Actinomycosis and nocardiosis. In: Greene C, ed. Infectious diseases of the dog and cat. Philadelphia: WB Saunders, 1990: 585e591

99.Edwards DF. Actinomycosis and mocardiosis. In:Greene C, ed. Infectious Diseases of the Dog and Cat3rd edn. St Louis: Saunders Elsevier, 2006: 451e461.

100.Love DN, Vekselstein R, Collings S. The obligate and facultatively anaerobic bacterial flora of the normal feline gingival margin. Vet Microbiol1990;22: 267e75

101.T. W. Swerczek, B. Schiefer and S. W. Nielsen. Canine Actinomycosis Zbl. Vet Med., Reihc D, Dd. 15, Heft 9 1968; 955-970.

102.Trolldenier, I. Uber eine bei einem Hunde gefundene pathogene Streptothrix. Z. Tiermed. 1903; 7:81-109.

103.Chedid, M.B.; Chedid, M.F.; Porto, N.S.; Severo, C.B., Severo, L.C. -Nocardial infections: report of 22 cases. Rev. Inst. Med. trop. S. Paulo, 49: 239-246, 2007.

104.Petrillo, V.F.; Severo, L.C.; Londero, A.T., porto, N.S. Pulmonary nocardiosis report of the first two Brazilian cases. Mycopathologia (Den Haag),66: 17-20, 1978

105.Awad, F. I., 1959: Nocardiosis in the dog in the Sudan. Zbl. Vet. Med. 6, 919-924.

106.Kiska, D.L.; Hicks, K., Pettit, D.J. Identification of medically relevant Nocardia species with an abbreviated battery of test. J. clin. Microbiol., 40: 1346-1351, 2002.

107.Saubolle, M.A., Sussland, D. Nocardiodis: review of clinical and laboratoryexperience. J. clin. Microbiol., 41: 4497-4501, 2003.

108.Chester RS, C.G.C.,Thornton, R.H. (1956) A comparison of techniques for isolating soil fungi. Transaction of the British Mycological Society 39(3), 301-313.

109.Miller, W.H., Goldschmidt, M.H. Mycetomas in the cat caused by dermatophyte: a case report. Journal of the American Animal Hospital Association 1986; 22: 255 – 60.

110.Sanyal, M., Thammayya, A., Basu, N. Actinomycetoma Caused by Organisms of the Nocardia Asteroides Complex and Closely Related Strains. Mycoses,2009; 21(4), 109-121.

111.Sykes J.E. Nocardiosis. Canine and Feline Infectious Diseases, Elsevier, 2014.;409 - 416.

112.Malik R., Krockenberger M.B., O'Brien C.R., White J.D., Foster D., Tisdall P.L., et al. Nocardia infections in cats: a retrospective multi-institutional study of 17 cases. Australian Veterinary Journal 2006;84(7): 235-245.

113.Ajello, L., W. W. Walker, D. L. Dungworth, G. L. Brumfield. Isolation of Nocardia brasiliensis from a cat with a review of its prevalence and geographic distribution. J. amer. vet. med. Ass. 1961; 138:370-376.

114.Lewis GE, Fidler WJ and Crumrine MH. Mycetoma in a cat. J Am Vet Med Assoc 1972; 161: 500–503.

115.Reinke, S. I., P. J. Ihrke, J. D. Reinke, A. A. Stannard, S. S. Jang, D. M. Gillette, K. W.. Hallock. Actinomycotic mycetoma in a cat. J Am Vet Med Assoc 1986; 189: 446–448.

116.Pascual, C., Foster, G., Falsen, E., Bergstrom, K., Greko, C., Collins, M. D. Actinomyces bowdenii sp. nov., isolated from canine and feline clinical specimens. International Journal of Systematic Bacteriology,1999; 49(4): 1873–1877.

117.Kawamura N, Shimada A, Morita T, Murakami S, Azuma R, Fujiwara M, et al. Intraperitoneal actinomycosis in a cat. Vet Rec 2005;157: 593e4

118.Thanos L, Mylona S, Kalioras V, Pomoni M, Batakis N. Ileocecal actinomycosis: a case report. Abdom Imaging 2004;29:36e8.

119.Sharman, M. J., Goh, C. S., Kuipers von Lande, R. G., Hodgson, J. L. Intra-Abdominal Actinomycetoma in a Cat. Journal of Feline Medicine and Surgery,2009; 11(8), 701-705.

120.Murakami S, Yamanishi MW, Azuma R. Lymph node abscess due to Actinomyces viscosus in a cat.J Vet Med Sci1997;59: 1079e80.

121.Stuart Walton, Patricia Martin, Carla Tolson, Susannah Plumridge, Vanessa R Barrs. Orbital actinomycotic mycetoma caused by Streptomyces cinnamoneus Journal of Feline Medicine and Surgery Open Reports 2015;1-5.

122.Noyal Mariya Joseph, Belgode NarasimhaHarish, Sujatha Sistla, Devinder Mohan Thappa, Subhash Chandra Parija. Streptomyces bacteremia in a patient with actinomycotic mycetoma. J Infect Develop Ctries 2010; 4: 249–252.

123.Erika T Quintana , Katarzyna Wierzbicka, Pawel Mackiewicz, Abdalla Osman, Ahmed H Fahal, Mohamed E Hamid, et al. Streptomyces sudanensis sp. nov., a new pathogen isolated from patients with actinomycetoma. Antonie Van Leeuwenhoe 2008; 93: 305–313.

124.Schrempf H. The family Streptomycetaceae, part II: molecular biology. Prokaryotes 2006; 3: 605–622.

125.Schauffler AF. Maduromycotic mycetoma in an aged mare. J Am Vet Med Assoc 1972; 160: 998–1000.

126.Qureshi, S. A.Wani , S. Beg. Curvularia Dermatomycosis In a Jserey Heifer: a case report Pakistan Vet. J., 2006, 26(3): 149-150.

127.Samia A. Gumaa, F. H. A. Mohamed, E. S. Mahgoub, S. E. I. Adam, A M. EL Hassan, S. E. Imbabi. Myceroma in goats. Sabouraudia 1978; 16:217-223.

128.N'diaye B, Dieng MT, Perez A, Stockmeyer M, Bakshi R. Clinical efficacy and safety of oral terbinafine in fungal mycetoma. Int J Dermatol 2006;45:154-7.

129.Mahgoub ES, Gumaa SA. Ketoconazole in the treatment of eumycetoma due to Madurella mycetomii. Trans R Soc Trop Med Hyg 1984;78:376-9.

130.Venugopal PV, Venugopal TV. Treatment of eumycetoma with ketoconazole. Australas J Dermatol 1993;34:27-9.

131.Queiroz-Telles F, McGinnis MR, Salkin I, Graybill JR. Subcutaneous mycoses. Infect Dis Clin North Am 2003;17:59-85, viii

132.Porte L, Khatibi S, Hajj LE, Cassaing S, Berry A, Massip P, et al. Scedosporium apiospermum mycetoma with bone involvement successfully treated with voriconazole. Trans R Soc Trop Med Hyg 2006;100:891-4

133.Negroni R, Tobón A, Bustamante B, Shikanai-Yasuda MA, Patino H, Restrepo A. Posaconazole treatment of refractory eumycetoma and chromoblastomycosis. Rev Inst Med Trop Sao Paulo 2005;47:339-46.

134.Kloezen W, Meis JF, Curfs-Breuker I, Fahal AH, van de Sande WW. In vitro antifungal activity of isavuconazole against Madurella mycetomatis. Antimicrob Agents Chemother 2012;56:6054-6

135.Ahmed SA, Kloezen W, Duncanson F, Zijlstra EE, de Hoog GS, Fahal AH, et al. Madurella mycetomatis is highly susceptible to ravuconazole. PLoS Negl Trop Dis 2014;8:e2942.

136.Ahmed AO, van de Sande WW, van Vianen W, van Belkum A, Fahal AH, Verbrugh HA, et al. In vitro susceptibilities of Madurella mycetomatis to itraconazole and amphotericin B assessed by a modified NCCLS method and a viability-based 2,3-Bis (2-methoxy-4-nitro-5- sulfophenyl)-5-[(phenylamino) carbonyl]-2H-tetrazolium hydroxide (XTT) assay. Antimicrob Agents Chemother 2004;48:2742-6.

137.van de Sande WW, Fahal AH, Bakker-Woudenberg IA, van Belkum A. Madurella mycetomatis is not susceptible to the echinocandin class of antifungal agents. Antimicrob Agents Chemother 2010;54:2738-40

138.Matsumoto T, Ajello L. Agents of Phaeohyphomycosis. In:Medical Mycology Volume 4. Ajello L, Hay RJ (eds),in:Topley & Wilson’s Microbiology and Microbial Infections Collier L, Balows A, Sussman M (eds). Arnold: OxfordUniversity Press, Inc., New York, 1998: 503–524.

139.Welsh O, Salinas MC, Rodríguez MA. Treatment of eumycetoma and actinomycetoma. Curr Top Med Mycol 1995;6:47-71.

140.Scott DW, Miller WH Jr, Griffin CE.) Muller and Kirk’sSmall Animal Dermatology (6th edn). WB Saunders: Co:Philadelphia, 2001;pp. 379–381.

141.Vanessa Schmidt. Uncommon fungal infections in cats and dogs in the UK.UK Vet – 2008; 13 (5):1-4.

142.Praveen K., Sumathy T.K., Prasad S.A.L., Devi D.R.G., Shivaswamy K.N., Ranganathan C. An unusual presentation of primary cutaneous nocardiosis at a rare site: succesful treatment with a modified Welsh regimen. Dermatology o­nline Journal 2011; 17(12): 1.

143.Welsh O, Sauceda E, Gonzalez J, Ocampo J. Amikacin alone and in combination with trimethoprim-sulfamethoxazole in the treatment of actinomycotic mycetoma. J Am Acad Dermatol 1987;17:443-8

144.Gomez A, Saul A, Bonifaz A, Lopez M. Amoxicillin and clavulanic acid in the treatment of actinomycetoma. Int J Dermatol 1993;32:218-20.

145.Mahaisavariya P, Chaiprasert A, Sivayathorn A, Khemngern S. Deep fungal and higher bacterial skin infections in Thailand: Clinical manifestations and treatment regimens. Int J Dermatol 1999;38:279-84

146.Gugnani HC, Suselan AV, Anikwe RM, Udeh FN, Ojukwu JO. Actinomycetoma in Nigeria. J Trop Med Hyg 1981;84:259-63.

147.Damle DK, Mahajan PM, Pradhan SN, Belgaumkar VA, Gosavi AP, Tolat SN, et al. Modified Welsh regimen: A promising therapy for actinomycetoma. J Drugs Dermatol 2008;7:853-6.

148.Ramam M, Garg T, D'Souza P, Verma KK, Khaitan BK, Singh MK, et al. A two-step schedule for the treatment of actinomycotic mycetomas. Acta Derm Venereol 2000;80:378-80.

149.Ramam M, Bhat R, Garg T, Sharma VK, Ray R, Singh MK, et al. A modified two-step treatment for actinomycetoma. Indian J Dermatol Venereol Leprol 2007;73:235-9.

150.Zijlstra EE, van de Sande WW, Welsh O, Mahgoub el S, Goodfellow M, Fahal AH. Mycetoma: A unique neglected tropical disease. Lancet Infect Dis 2016;16:100-12.

Ngày 24/06/2024
CN. Nguyễn Thái Hoàng, TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích