Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 5 2 6
Số người đang truy cập
2 9 5
 Chuyên đề
Véc tơ và phân bố các véc tơ theo từng quốc gia trong khu vực Đông và Nam Á

Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) phân chia các quốc gia trên toàn cầu thành 6 khu vực, trong đó khu vực Đông và Nam Á có 11 thành viên với gần 2 tỷ người gồm Bangladesh, Bhutan, Triều Tiên, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thailand, Đông Timor, riêng Việt Nam nằm ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Đây là một trong những khu vực lưu hành nhiều bệnh do muỗi truyền và cũng là trung tâm y tế toàn cầu.

Theo TCYTTG (WHO, 2020) cho biết các bệnh do véc tơ truyền chiếm khoảng 17% tổng gánh nặng các bệnh truyền nhiễm toàn cầu và hơn 700.000 ca chết mỗi năm. Với hơn 80% dân số sống ở khu vực có nguy cơ nhiễm từ hai hay nhiều hơn hai bệnhdo véc tơ truyềnchính. Hàng năm có hơn 1 tỷ người nhiễm một bệnh do vector truyền. Đặc biệt, Đông và Nam Á là khu vực bị ảnh hưởng lớn. Trong năm 2018, khu vực báo cáo hơn 8 triệu ca nhiễm sốt rét với hơn 11.600 ca tử vong. Trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc SXHD đã gia tăng hơn 30 lần, hơn 52% dân số có nguy cơ mắc SXHD và bệnh này lưu hành ở 10/11 quốc gia trong khu vực. Chikungunya là bệnh lưu hành ở tất cả các quốc gia thành viên ngoại trừ Đông Timor và Triều Tiên. Virus Zika đã báo cáo ở các quốc gia gồm Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Maldives. Khu vực Đông và Nam Á chiếm 58% gánh nặngtrên toàn cầu ở bệnh giun chỉ bạch huyết. Viêm não Nhật Bản tiếp tục là vấn đề y tế cộng đồng quan trọng ở Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka. Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Bhutan báo cáo khoảng 6.000 ca Leishmaniasis mỗi năm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), các bệnh do véc tơ truyền (VBDs) đang lan rộng ở khu vực Đông và Nam Á. Hầu hết các quốc gia thành viên báo cáo về sự lan truyền của nhiều bệnh truyền qua véc tơ và chỉ có một quốc gia thành viên là Triều Tiên báo cáo chỉ có lây truyền một bệnh do véc tơ truyền. Muỗi là một trong số các véc tơ quan trọng nhất truyền cho 6 bệnh chính gồm sốt rét, giun chỉ, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, Chikungunya và virus Zika. Muỗi có các đặc điểm đặc trưng là cơ thể thon, dài được bao phủ bởi các vảy và mang các bộ phận miệng của loài đốt và hút máu vật chủ. Muỗi thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), lớp Côn trùng (Insecta), phân lớp Pterygota, bộ Endopterygota, bộ Diptera, phân bộ Nematocera, Liên họ Culicoidea, họ Culicidae, và có các phân họ Culicinae, Anophelinae và Toxorhynchitinae.

Ở khu vực Đông và Nam Á của TCYTTG, bệnh sốt rét lan truyền qua muỗi Anopheles; bệnh giun chỉ bạch huyết lan truyền thông qua muỗi Culex sp., Mansonia sp., Anopheles sp. và Aedes sp.; Viêm não Nhật Bản do muỗi Culex sp. truyền; sốt xuất huyết, Chikungunya và virus Zika lan truyền do muỗi Aedes sp. và bệnh Kala-Azar lan truyền qua muỗi Phlebotomus sp. Trong số hơn 3.727 loài muỗi trên thế giới, thì có hơn 300 loài được báo cáo ở khu vực Đông và Nam Á. Trong số đó, có 76 loài đóng vai trò là véc tơ truyền bệnh quan trọng trong khu vực. Các Bản đồ sau đây sẽ trình bày sự phân bố các véc tơ truyền bệnh ở khu vực Đông và Nam Á theo danh sách các véc tơ và được sử dụng để định loại.

Một đánh giá tổng quan của TCYTTG về các véc tơ truyền bệnh đã ghi nhận có tổng cộng 74 loài muỗi và 02 loài Phlebotomus sp. là nguyên nhân gây ra các bệnh do véc tơ truyền gồm sốt rét, sốt xuất huyết, Chikungunya, bệnh do vi rút Zika, viêm não Nhật Bản, bệnh giun chỉ và bệnh do Leishmania spp. ở khu vực Đông Nam Á. Các véc tơ truyền các bệnh do véc tơ truyền này được liệt kê dưới đây và sự phân bố của các véc tơ này theo bệnh ở khu vực cũng được minh họa thông qua các bản đồ. Từ danh sách các véctơ và sự phân bố của chúng người ta cho biết rằng bệnh sốt rét lây truyền qua 58 loài muỗi Anopheles sp.; bệnh giun chỉ được lan truyền thông qua 5 loài Culex sp., 3 loài Aedes sp., 4 loài Mansonia sp. và 8 loài muỗi Anopheles sp.; Viêm não Nhật Bản lan truyền do 9 loài Culex sp.; sốt xuất huyết, Chikungunya và virus Zika lan truyền thông qua 2 loài muỗi Aede ssp.; và bệnh Leishmania sp. được lan truyền thông qua 2 loài Phlebotomussp..

Anopheles

1. An. aconitus Döenitz, 1902

30. An. nigerrimus Giles, 1900

2. An. annularis Van der Wulp, 1884

31. An. nilgiricus Christophers, 1924

3. An. argyropus (Swellengrebel), 1914

32. An. nitidus Harrisson, Scanlon and Reid, 1973

4. An. baimaii Sallum & Peyton, 2005

33. An. nivipes (Theobald), 1903

5. An. balabacensis Baisas, 1936

34. An. notanandai Rattanarithikul & Green, 1987

6. An. barbirostris Van der Wulp, 1884

35. An. pallidus Theobald, 1901

7. An. barbumbrosus Strickland and Chowdhruy, 1927

36. An. paraliae Sandosham, 1959

8. An. bengalensis Puri, 1930

37. An. peditaeniatus Leicester, 1908

9. An. cracens Sallum & Peyton, 2005

38. An. philippinensis Ludlow, 1902

10. An. crawfordi Reid, 1953

39. An. pseudojamesii Strickland & Chowdhury, 1927

11. An. culicifacies Giles, 1901

40. An. pseudowillmori Theobald, 1910

12. An. dirus Peyton and Harrison, 1979

41. An. pujutensis Colless, 1948

13. An. dravidicus Christophers, 1924

42. An. punctulatus Doenitz, 1901

14. An. farauti s.s. Laveran, 1902

43. An. pursati Laveran, 1902

15. An. fluviatilis James, 1902

44. An. sawadwongporni Rattanarithikul & Green, 1987

16. An. hackeri Edwards, 1921

45. An. scanloni Sallum & Peyton, 2005

17. An. introlatus Colless, 1957

46. An. sinensis Weidemann, 1828

18. An. jamesii Theobald, 1901

47. An. sinerodes Yamada, 1924

19. An. jeyporiensis James, 1902

48. An. splendidus Koidzumi, 1920

20. An. karwari James, 1903

49. An. stephensi Liston, 1901

21. An. kochi Dönitz, 1901

50. An. subpictus Grassi, 1899

22. An. koliensis Owen, 1945

51. An. sundaicus Rodenwaldt, 1925

23. An. koreicus Yamada & Watanabe, 1918

52. An. tessellatus Theobald, 1901

24. An. latens Sallum, Peyton, Wilkerson, 2005

53. An. theobaldi Giles, 1901

25. An. lestri de Meillon, 1931

54. An. umbrosus (Theobald), 1903

26. An. lindesayi Giles, 1900

55. An. vagus Döenitz, 1902

27. An. macarthuri Colless, 1956

56. An. varuna Iyengar, 1924

28. An. maculatus Theobald, 1901

57. An. willmori James, 1903

29. An. minimus Theobald, 1901

58. An. yatsushiroensis Miyazaki, 1951

Culex Aedes

59. Cx. bitaeniorhynchus Giles, 1901

60. Cx. fuscocephala Theobald, 1907

61. Cx. gelidus Theobald, 1901

62. Cx. perexiguus Theobald, 1903

63. Cx. pseudovishnui Theobald, 1901

64. Cx. quinquefasciatus Say, 1823

65. Cx. tritaeniorhynchus Giles, 1901

66. Cx. vishnui Theobald, 1901

67. Cx. whitmorei (Giles, 1904)

68. Ae. aegypti (Linnaeus in Hasselquist, 1762)

69. Ae. albopictus (Skuse, 1894)

70. Ae. niveus Ludlow, 1903

71. Ae. vittatus Bigot, 1861

Mansonia

72. Ma. annulifera Theobald, 1901

73. Ma. indiana Edwards, 1930

74. Ma. uniformis Theobald, 1901

 

Phlebotomus

75. P. argentipes Annandale & Brunetti, 1908

76. P. papatasi Scopoli, 1786


Hình 1. Phân bố các véc tơ sốt rét ở khu vực Đông Nam Á (WHO, 2020)

Bảng 1. Danh sách các véc tơ sốt rét theo từng quốc gia

Bangladesh

An. aconitus

An.annularis

An. baimaii

An. barbirostris

An. bengalensis

An. dirus

An. jeyporiensis

An. maculatus

An. minimus

An. philippinensis

An. sundaicus

An. vagus

Indonesia

 

An. aconitus

An. balabacensis

An. bancrofti

An. barbirostris

An. farauti

An. flavirostris

An. koliensis

An. letifer

An. ludlowae

An. maculatus

An. minimus

An. nigerrimus

An. puntulatus

An. sinensis

An. subpictus

An. sundaisus

An. vagus

Nepal  

An. annularis

An. dravidicus

An. fluviatilis

An. maculatus

An. minimus

An. pseudowillmori

An. willmori

Thái Lan

An. baimaii

An. dirus

An. dravidicus

An. epiroticus

An. minimus

An. maculatus

An. philippinensis

An. pseudowillmori

An.sawadwongporni

Bhutan 

An. cilicifacies

An. dirus

An. minimus

An. pseudowillmori

Maldives

An. subpictus

An. tesselatus

Triều Tiên

An. koreicus

An. lesteri

An. lindesayi

An. sinensis

An. sineroides

An. yatsushiroensis

Ấn Độ

An. annularis

An. baimaii

An. cilicifacies

An. dirus

An. fluviatilis

An. jeyporiensis

An. maculatus

An. minimus

An. philippinensis

An. stephensi

An. sundaicus

An. varuna

Myanmar

An. aconitus

An.annularis

An. baimaii

An. cilicifacies

An. dirus

An. jeyporiensis

An. maculatus

An. minimus

An. philippinensis

An. sundaicus

An. sinensis

 

Sri Lanka

An. aconitus

An.annularis

An. barbirostris

An. cilicifacies

An. nigerrimus

An. pallidus

An. peditaeniatus

An. subpictus

An. tessellatus

An. vagus

An. varuna

 

Thái Lan

An. baimaiiAn. dirusAn. dravidicusAn. epiroticus

An. minimusAn. maculatusAn. philippinensisAn. pseudowillmori

Đông Timor

An. barbirostrisAn. subpictusAn. vagus


Hình 2. Bản đồ phân bố véc tơ truyền bệnh SXHD, Zika và Chinkungunya ở Đông và Nam Á


Hình 3. Phân bố các véc tơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở Đông và Nam Á


Hình 4. Phân bố các véc tơ truyền bệnh giun chỉ bạch huyết ở Đông và Nam Á


Hình 5. Phân bố các véc tơ truyền bệnh Leishmaniasis ở Đông và Nam Á

Tài liệu tham khảo:  Pictorial identification key of important disease vectors in the WHO South-East Asia Region

Ngày 15/08/2024
TS. Đỗ Văn Nguyên, TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích