Phần 2. Chẩn đoán và điều trị viêm da viêm da Demodex spp. dựa trên bằng chứng (tiếp theo và hết)
Một số nghiên cứu về điều trị viêm da do Demodex spp. ở người Nghiên cứu của Holzchuh F.G và cộng sự (2011) về điều trị bệnh do D. folliculorum ở mắt bằng ivermectin toàn thân đường uống. Hai mươi bốn mắt của 12 người bệnh (3 nam và 9 nữ; tuổi trung bình 50,4 ± 21 bị viêm bờ mi có D. folliculorum trong các mẫu lông mi) đưa vào nghiên cứu. Người bệnh được hướng dẫn dùng 1 liều ivermectin đường uống (200 μg/kg). Tất cả người bệnh được hướng dẫn lặp lại điều trị sau 7 ngày. Định lượng tuyệt đối mật độ D. folliculorum trong lông mi và nhuộm chất huỳnh quang giác mạc và hồng bengal được lấy từ người bệnh 1 ngày trước đó và 28 ngày sau điều trị. Nhóm nghiên cứu cho thấy cải thiện số lượng D. folliculorum trong lông mi sau điều trị ivermectin đường uống. Kết quả cho thấy ivermectin đã giảm rõ số lượng D. folliculorum trên lông mi người bệnh viêm bờ mi dai dẳng. Ivermectin đường uống có thể rất hữu ích như một thuốc bổ sung trong điều trị nhiễm D. folliculorum với triệu chứng ở mắt, đặc biệt trường hợp điều trị không thành công liên quan đến sự tuân thủ của người bệnh với các liệu pháp trước đó. Hình 4. Kem thoa ivermectin 1% dùng trong điều trị viêm da hoặc viêm bờ mi do Demodex spp.
Nghiên cứu của Salem D.A và cộng sự (2013), đánh giá hiệu quả ivermectin đường uống so sánh với liệu pháp phối hợp ivermectin-metronidazole trong điều trị tổn thương mắt và da doD. folliculorum trên 120 người bệnh tổn thương da và viêm bờ mi, nhiễm ký sinh trùng với mật độ Demodex spp. ≥ 5 con/cm2(đối với tổn thương da) hoặc ≥3 con/cm2(ở gốc mỗi lông mi). Phác đồ là ivermectin và phối hợp ivermectin - metronidazole. Nhóm nghiên cứu tuyển chọn 15 người bệnh từ mỗi nhóm trong số bốn nhóm cho mỗi liệu pháp điều trị. Demodex spp. được phát hiện bằng sinh thiết bề mặt da tiêu chuẩn cho các tổn thương. Ba sợi lông mi từ mỗi mí mắt dưới bị ảnh hưởng đã được nhổ và kiểm tra. Hình 5. Chế phẩm Ivermectin lotion 0,5% giúp hỗ trợ trong điều trị viêm da do ghẻ, Demodex spp.
Các đối tượng nghiên cứu được theo dõi mỗi tuần một lần trong bốn lần khám. Số liệu cho thấy có sự khác biệt về số lượng Demodex spp. giữa các phân nhóm dùng ivermectin và liệu pháp kết hợp trong tất cả lần tái khám. Ở lần khám cuối cùng, trong phân nhóm trị liệu kết hợp, có 1,7% người bệnh không cải thiện lâm sàng, 26,7% cải thiện lâm sàng rõ rệt và 71,6% cho thấy thuyên giảm hoàn toàn. Trên nhóm người dùng phác đồ ivermectin, 27 người bệnh có mật độ Demodex≥ 5 con/cm2, 21,7% không cải thiện lâm sàng, 33,3% cho thấy sự cải thiện rõ rệt và 45% thuyên giảm hoàn toàn. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng liệu pháp kết hợp có hiệu quả cao hơn trong việc làm giảm mật độ D. folliculorum ở tất cả nhóm và giảm số lượng Demodex spp. về mức bình thường ở bệnh trứng cá đỏ và viêm bờ mi trước. Mặt khác, hai liệu pháp điều trị có thể so sánh được trong việc giảm tải lượng Demodex spp. xuống mức bình thường ở các tổn thương mụn trứng cá và viêm da quanh miệng. Nhiều loại viêm da khác liên quan đếnDemodex spp. và giả thuyết nó là bệnh nguyên đang còn luận bàn như hói đầu, rụng mi, viêm da dầu lan tỏa thì vai trò của ivermectin vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, IVM có thể có ích trong rối loạn liên quan đến tăng mật độ Demodex spp. và rối loạn điều hòa miễn dịch, viêm mi, viêm ống tai ngoài, trứng cá, viêm da cơ địa suy giảm miễn dịch. Sử dụng IVM trên phụ nữ mang thai và đang cho con bú vẫn còn đang nghiên cứu, chưa thấy có tác dụng lên gây quái thai trên nghiên cứu ở mô hình động vật. Tuy nhiên, không có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ mang thai để minh chứng. Hiện tại phân loại ivermectin dùng đường uống và đường thoa ngoài trên phụ nữ mang thai theo mức độ C và hiện nay cũng không đưa ra khuyến cáo trên người. Dữ liệu chỉ ra ivermectin đào thải qua sữa rất ít sau khi dùng thuốc đường uống, song thuốc ivermectin không khuyến cáo dùng trong khi đang cho con bú. Nghiên cứu của Stein G, Kircik L, Fowler J (2014) đánh giá sự an toàn của kem ivermectin 1% so với nhũ dịch azelaic 15% trong điều trị tổn thương trứng cá đỏ do Demodex spp., kết quả hai thử nghiệm mù đôi và có đối chứng trong 40 tuần. Bệnh trứng cá đỏ sẩn mủ đặc trưng ban đỏ ở mặt và tổn thương viêm được cho là chủ yếu do rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch bẩm sinh và gần đây cũng cho thấy D. folliculorum có thể góp phần vào nguyên nhân của bệnh này. Hai thử nghiệm giai đoạn 3 đã chứng minh rằng kem ivermectin 1% tốt hơn đáng kể trong giảm tổn thương, an toàn và dung nạp tốt. Hai nghiên cứu mở rộng kéo dài 40 tuần đánh giá tính an toàn lâu dài của kem ivermectin 1% so với gel azelaic acid (AzA) 15%. Những đối tượng ban đầu được điều trị bằng ivermectin 1% tiếp tục dùng ivermectin 1% và những đối tượng ban đầu được điều trị bằng tá dược chuyển sang gel AzA 15%. Hình 6. Viêm bờ mi và viêm da vùng gò má liên quan đến Demodex spp.
Kem ivermectin1% an toàn trong suốt nghiên cứu với tỷ lệ xảy ra các biến cố bất lợi liên quan thấp hơn so với gel AzA 15%. Không có đối tượng nào trong nhóm dùng kem ivermectin 1% ngừng nghiên cứu do biến cố bất lợi liên quan. Ivermectin 1% cũng tiếp tục có hiệu quả trong các nghiên cứu mở rộng kéo dài 40 tuần cũng hiệu quả tốt so với thời điểm ban đầu và việc sử dụng kem ivermectin 1% như liệu pháp lâu dài cho bệnh trứng cá đỏ mụn mủ vì kem ivermectin 1% chứng minh an toàn và hiệu quả. Nghiên cứu của Hirsch-Hoffmann và cộng sự (2015) về lựa chọn điều trị viêm bờ mi do Demodex spp., đánh giá hiệu quả và sự ưa thích của người bệnh đối với các lựa chọn điều trị hiện được khuyến cáo. Tất cả người bệnh có bằng chứng viêm bờ mi do Demodex spp. đều được thông báo liệu pháp điều trị và được hướng dẫn vệ sinh mí mắt hàng ngày. Lựa chọn điều trị tại chỗ bổ sung gồm dầu cây trà 5%, bọt làm sạch có chứa 0,02% dầu cây trà (Naviblef®) và thuốc mỡ metronidazole 2%. Các lựa chọn điều trị toàn thân gồm ivermectin 6 mg vào ngày 1 và 14 và metronidazole 500 mg hai lần mỗi ngày trong 10 ngày. Tất cả người bệnh đều được khám lại sau 2 tháng về triệu chứng và số lượng Demodex spp. trên 10 sợi lông mi. Kết quả cho thấy 94/96 người bệnh viêm bờ mi do Demodex spp. đã chọn phương pháp điều trị bổ sung, mật độ Demodex spp. trung bình sau 2 tháng điều trị là 13,3 với 5% liệu pháp dầu cây trà (n=6), 9,4% với thuốc mỡ metronidazole (n=5), 12,8% với ivermectin đường uống (n=27) và 22% với metronidazole đường uống (n=5). Dù có một số phác đồ điều trị đã được công bố nhưng không có lựa chọn nào trong số này có hiệu quả rõ ràng đốivới bệnh viêm bờ mi do Demodex spp. Nghiên cứu của Lam N.S và cộng sự (2018) đưa ra một số thử nghiệm kết hợp thuốc điều trị bệnh viêm da do Demodex spp. ở người. Liệu pháp kết hợp metronidazole và ivermectin đường uống cho thấy giảm đáng kể số lượng Demodex spp. trong các thể lâm sàng viêm da dạng mụn trứng cá, viêm da quanh miệng, viêm bờ mi và bệnh trứng cá đỏ so với chỉ dùng ivermectin đường uống đơn thuần. Hơn nữa, liệu pháp điều trị này tốt hơn đáng kể trong việc giảm lượng Demodexspp. xuống mức bình thường ở nhóm bệnh trứng cá đỏ và viêm bờ mi. Kết hợp metronidazole và ivermectin đường uống cũng cho thấy sự cải thiện viêm bờ mi. Kết hợp metronidazole đường uống và bôi tại chỗ cho thấy cũng hiệu quả với bệnh trứng cá đỏ có D. folliculorum. Bệnh khỏi dần trong một tháng và ban đỏ còn sót lại trên má bệnh nhân biến mất 9 tháng sau đó. Ngoài ra, một thử nghiệm kết hợp metronidazole và prednisolone đường uống trong ba tuần kết hợp với nhũ dịch metronidazole và lindane tại chỗ cho thấy giảm dần mụn mủ trong bệnh viêm da do Demodex spp. mụn mủ. Bằng cách dùng phương pháp điều trị metronidazole tại chỗ và uống trong 2 tháng và thuốc mỡ thủy ngân màu vàng 15 ngày, Demodex spp. trên mặt biến mất với sự thuyên giảm hoàn toàn mà không tái phát bệnh, tác dụng phụ nhẹ thoáng qua khi dùng viên metronidazole đường uống 15 ngày. Sharara và cộng sự (2024) nghiên cứu về trứng cá đỏ và xem đó là một bệnh lý da viêm mạn tính thường gặp (common chronic inflammatory cutaneous disease). Demodexspp. đóng vai trò quan trọng trong bệnh nguyên và bệnh sinh của trứng cá đỏ, dù có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau sẵn có, song trứng cá đỏ có thể khó điều trị trên một số bệnh nhân. Thuốc ivermectin được chấp thuận điều trị trứng cá đỏ. Tuy nhiên, thuốc Ivermectin dùng đường uốngđể điều trị trứng cá đỏ có nhiễm Demodex spp. được nghiên cứu vẫn còn hạn hữu. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu lực, tính an toàn, tác dụng ngoại ý và sự hài lòng của bệnh nhân khi dùng liều duy nhất 250 µg/kg thuốc ivermectin đường uống trong điều trị các thể trứng cá đỏ khác nhau và thiết lập mối liên quan giữa hiệu lực và các biến số lâm sàng. Đồng thời cũng làm rõ vai trò có thể của Demodex spp. trong cơ chế bệnh sinh của trứng cá đỏ và hiệu quả của Ivermectin đường uống trên sự thay đổi mật độ Demodexspp. sau điều trị và cơ chế có thể trong điều trị trứng cá đỏ. Wei-Lun Huang và cộng sự (2024) nghiên cứu về sự đồng nhiễm Demodex spp. cùng lúc trên da mặt và bờ mi mắt để xác định mối liên quan giữa bệnh viêm da Demodex spp. ở mặt và mắt và hiệu quả của điều trị viêm da ở mặt lên việc cải thiện bệnh lý ở mắt. Đây là một nghiên cứu thuần tập lâm sàng tiến cứu (prospective clinical cohort study). Viêm da do Demodex spp. ở mắt của các bệnh nhân ngoại trú từ một trung tâm y khoa trong năm 2020. Chẩn đoán dựa trên rút gốc lông mi mắt (epilation) của 4 mi mắt. Tải lượng Demodex spp. cao ở mắt (ODL) được xác định ≥8 con Demodex spp. mỗi mắt.Nhiễm trùng Demodex spp., ở mắt được đánh giá thông qua xét nghiệm soi kính hiển vi trực tiếp với mẫu da lấy ra xét nghiệm có mật độ Demodex spp. phát triển trên da mặt xác định từ >5 con Demodex spp./cm2. Tất cả bệnh nhân được kê đơn điều trị ở mắt 3 tháng và các bệnh nhân viêm da do Demodex spp. thì điều trị theo liệu pháp của bệnh da. Kết quả cho thấy, 89 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu trong số các ca hoàn thành liệu trình điều trị, có 39 người bệnh có mật độ Demodex spp. ở mắt cao. Đếm mật độ Demodex spp. ngay cổ chân lông mi thấp (ODL thấp khác với ODL cao lấy mức ngưỡng 8 và 14, P = 0,009). FDO ít lưu hành ở nhóm này (49% so với 77%, P = 0,012). Thang điểm chỉ số bệnh ở da do Demodex spp. (The Ocular Surface Disease Index score) giảm trên các bệnh nhân không có FDO (20,0 ± 17,1 đến 14,0 ± 16,6; p = 0,027) sau 3 tháng điều trị dầu cây trà. Điều trị thuốc ivermectin thoa trên da mặt cung cấp tỷ lệ tiêu diệt Demodex spp. ở mắt cao hơn ở nhóm bệnh nhân FDO (76% so với 16%, p <0,001).Sự xuất hiện đồng thời bệnh viêm da và viêm bờ mi mắt do Demodex spp. rất phổ biến, đặc biệt trên những ca viêm bờ mi mắt do Demodex spp. nặng. Dù điềutrị một mình thể viêm bờ mi mắt có hiệu quả trên bệnh nhân viêm bờ mi, song nếu điều trị thoa thuốc trên da mặt nữa sẽ giúp tăng cường loại bỏ Demodex spp. ở măt trên các bệnh nhân mắc đồng thời thể da và viêm bờ mi do Demodex spp. Nghiên cứu mới nhất của Paichitrojjana Avà cộng sự (2024) đánh giá hiệu lực của thuốc ivermectin đường uống lên giảm triệu chứng lâm sàng và mật độ Demodex ở bệnh nhân viêm da do Demodex spp. đăng trên tạp chí Drug Design, Development and Therapy,ngày 19.11.2024. Các nhà nghiên cứu nhận ra một thách thức mà các nhà da liễu và ký sinh trùng đang đối mặt trong điều trị viêm da Demodex spp. là tỷ lệ tái xuất hiện (recurrence) cao và khó đưa mật độ Demodex spp. trở về mức bình thường sau khi đã cải thiện lâm sàng. Thuốc ivermectin đường uống có hiệu quả trong điều trị viêm da do Demodex spp. Tuy nhiên, có một sự thiếu thông tin đầy đủ về hiệu quả trên lâm sàng và hiệu quả diệt Demodex spp. (acaricidal effects) đường uống của thuốc ivermectin. Đây là một nghiên cứu tiến cứu, thực nghiệm gần đúng (quasi-experimental study) gồm 40 người bệnh viêm da do Demodex spp. (20 người bệnh có mật độ Demodex spp. < 20 con Demodex spp./cm2, 20 người bệnh có mật độ ≥ 20 con Demodex spp./cm2). Cả hai nhóm điều trị bằng thuốc ivermectin đường uống (200 μg/kg/tuần) đến khi cải hiện hoàn toàn lâm sàng (Grade 4 theo tháng Quartile Grading Scale) và mật độ ≤ 5 con Demodex spp./cm2 hoặc điều trị bằng ivermectin đường uống với tổng liều 8 tuần. Kết quả cho thấy 75% số người bệnh đạt được thuyên giảm triệu chứng lâm sàng, cải thiện lâm sàng tuyệt vời với mật độ Demodex spp. ≤ 5 con Demodex spp./cm2. Tất cả người bệnh trong nhóm có mật độ < 20 con Demodex spp. /cm² có thuyên giảm, trong khi chỉ có 50% số người bệnh có mật độ Demodex spp. ≥ 20 con Demodex spp./cm² đạt được sự thuyên giảm. Thời gian trung bình thuyên giảm triệu chứng sau khi dùng ivermectin đường uống là 28 ngày đối với nhóm có mật độ < 20 Demodex spp./cm² và 56 ngày đối với nhóm có mật độDemodex spp. ≥ 20 D/cm² (p < 0,001). Kết luận rằng thuốc ivermectin có hiệu quả cải thiện triệụ chứng lâm sàng và bình thường hóa mật độ Demodex spp. trên các bệnh nhân viêm da do Demodex spp. Các bệnh nhân có mật độ cao đòi hỏi liệu trình điều trị kéo dài hơn so với nhóm có mật độ thấp hơn. Nhìn chung, liệu pháp thuốc phối hợp đường uống toàn thân và thoa ngoài (Systemic and topical) ivermectin cộng metronidazole có hiệu quả nhất trong việc làm giảm mật độ Demodex spp. trên da và trên vêm bờ mi theo kết quả nghiên cứu ẩn bản trên tạp chí Contact Lens and Anterior Eye. Vì tỷ lệ mắc bệnh cao, dẫn đến nhiều hậu quả trên chất lượng sống và thiếu các nghiên cứu lồng ghép phân tích để lựa chọn điều trị, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một phân tích tổng hợp có hệ thống để đánh giáhiệu quả điều trị của viêm bờ mi do Demodex spp. Cả các nghiên cứu ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên có đối chứng so sánh hiệu lực và tác dụng phụ của hai thuốc, hoặc thuốc với giả dược trên các bệnh nhân lớn hơn 16 tuổi. Kết quả đầu tiên là đếm mật độ Demodex spp. ở mỗi lông mi mắt (mites per eyelash) thời điểm điều trị; kết quả thứ hai gồm tỷ lệ tiêu diệt toàn bộ Demodex spp., thời gian chảy nước mắt (tear break-up time), chỉ số bệnh bề mặt mắt (Ocular Surface Disease Index - OSDI), test Schirmer, độ thẩm thấu, chỉ số gàu hihf trụ (cylindrical dandruff score), tỷ lệ phản ứng bất lợi và cac phân tích phụ so sánh liệu pháp dầu cây trà (tea tree oil (TTO) hay can thiệp có thuốc và can thiệp không có thuốc. Hình 7. Các chế phẩm từ dầu cây trà để điều trị hỗ trợ trong viêm da do Demodex spp.
Dầu cây trà (Tea Tree Oil-TTO) là một loại tinh dầu có nguồn gốc từ lá của cây trà ở nước Úc, thuốc được dùng để bôi ngoài ở nồng độ thấp trong điều trị gàu, mụn trứng cá, chấy rận, herpes, côn trùng cắn, ghẻ, nhiễm trùng da hoặc vi khuẩn, dầu không dùng qua đường uống. Toàn bộ 3426 tài liệu nghiên cứu được tham khảo, trong đó có 18 tài liệu hội đủ tiêu chuẩn. Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên này gồm 1574 mắt từ 1195 người bệnh nhiễm Demodex spp. Các người bệnh được theo dõi liệu trình khác nhau dao động từ 28-90 ngày và phân loại đánh giá ở mỗi can thiệp khác nhau. Tổng số 4 nghiên cứu so sánh với giả dược, 12 so sánh 2 can thiệp và 2 so sánh một can thiệp.Chỉ có 1 nghiên cứu đánh giá tác dụng ngoại ý. Có 6 nghiên cứu được tài trợ bởi công ty dược và 4 nghiên cứu có cỡ mẫu ít hơn 30 người bệnh. Về nguy cơ sai số, nguy cơ thấp được xác định trong 30,6% số nghiên cứu. Có 8 nghiên cứu có đếm mật độ Demodex spp. Thay đổi toàn bộ Demodex spp. trên mỗi lông mi là -2,07 (95%CI: -3,99 đến -0,15), với hiệu quả cao nhât đáng chú ý ở nhóm dùng thuốc đường toàn thân và đường thoa ivermectin-metronidazole lần lượt -5,10 và -7,50 Demodex spp. trên lông mi mắt. Các can thiệp khác làm giảm mật độ Demodex trên lông mi có ý nghĩa bao gồm nước mắt nhân tạo cộng với nhỏ dung dịch steroid cộng với xà phòng dành cho mắt 5% dầu cây trà TTO (-1,71 Demodexspp./ lông mi mắt) và làm vệ sinh mi mắt (eyelid scrubs) bằng dung dịch dầu cây trà 50% hàng tuần cộng với 10% dầu cây trà mỗi ngày TTO (-1,00 Demodexspp./ mi mắt). Một phân tích phân tánkhông chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm phụ có ý nghĩa ở nhóm điều trị bằng dầu cây trà(TTO) và nhóm điều trị không có dầu cây trà, nhưng phân tích loại trừ các biến số này trên nhóm dùng điều trị bằng dầu cây trà chỉ ra có hiệu quả có ý nghĩa với giảm -0,90 Demodex spp./lông mi mắt (95%CI: -1,39 đến -0,40) so với nhóm không dùng dầu cây trà không có ý nghĩa (-2,76 Demodexspp./lông mi mắt; 95%CI: -1,39 đến -0,40). Khi so sánh liệu pháp dùng thuốc và nhóm không dùng thuốc, các nhà nghiên cứu chú ý có ý nghĩa giữa các nhóm phụ với nhóm can thiệp có dùng thuốc (-2,88 Demodexspp./ lông mi mắt; 95%CI: -5,74 đến -0,02). Trong nghiên cứu có 13 nghiên cứu loại trừ Demodex spp. Tỷ số nguy cơ toàn bộ (RR) là 1,84 (95%CI: 1,27-2,66) được chú ý ở các nhóm có can thiệp.Tỷ số nguy cơ cao nhất có ý nghĩa nhìnthấy 50% ở nhóm dùng dung dịch vệ sinh mi mắt bằng dầu trà, mật ong manuka và thuốc thoa ngoài ivermectin cộng với metronidazole. Kết quả chỉ ra phân tích gộp không thấy được sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm biến số phụ trên nhóm có dùng dầu cây tà và nhóm không dùng dầu cây trà (TTO- and non-TTO-derived treatments). 12 nghiên cứu khác phân tích cả OSDI, thời gian chảy nước mắt, test Schirmer, độ thẩm thấu và cải thiện trên lâm sàng, không có cái nào chỉ ra có ý nghĩa và cải thiện triệu chứng lâm sàng này là có liên quan với tỷ số nguy cơ tổng thể là 0,96 (95%CI: 0,90-1,04). Ngoài ra, 3 nghiên cứu khác xem xét gàu hình trụ (cylindrical dandruff) đã tìm thấy giảm chung Demodex spp. có ý nghĩa thống kê (-0,76; 95%CI: -1,09 đến -0,44), không có sự khác biệt giữa các nhóm biến số phụ ở nhóm có dùng dầu cây trà và nhóm không dùng dầu cây trà. Nghiên cứu về tác dụng ngoại ý trên 9 nghiên cứu: Nhóm can thiệp có xu hướng xuất hiện tác dụng ngoại ý với hiệu ứng chung theo sự khác biệt nguy cơ là 0,24 (95%CI: 0,08-0,41). Tác dụng ngoại ý gặp cao nhất và đáng kể nhất là trên các nhóm dùng dung dịch vệ sinh dầu trà 50% TTO hàng tuần với dung dịch dầu trà TTO 10% mỗi ngày (0,05; 95%CI: 0,02-0,08) và tất cả báo cáo đều ghi nhận tác dụng ngoại ý mức độ nhẹ. Giới hạn cua nghiên cứu phân tích gộp ở đây là thiếu sự chuẩn hóa và so sánh giữa các nghiên cứu đưa vào, chỉ có một vài nghiên cứu cso đầy đủ đánh giá tác dụng ngoại ý, nhu cầu thu thập thông tin từ các nghiên cứu chưa hoàn chỉnh và dữ liệu không có sẵn cũng như không biết được tỷ lệ tái nhiễm là bao nhiêu.
(Hết)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Y tế (2014). Quyết định số 26/QĐ-BYT về việc Ban hành Tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh Y học. Hà Nội, ngày 3 tháng 01 năm 2014. 2.Nguyễn Thị Bình (2019). Demodex spp. và kỹ thuật xét nghiệm ký sinh trùng Demodex spp., Chuyên đề xét nghiệm, http://www.quyhoadh.org.vn. 3.Bùi Thị Hồng Nhụy, Võ Văn Thắng và cs., (2017). Tỷ lệ nhiễm và viêm da do Demodex spp. ở nữ giới từ 18-60 tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2016. Tạp chí Y học Việt Nam, 458(8), 760-767. 4.Đặng Thu Hương (2005). Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng, các chủng gây bệnh và kết quả điều trị viêm da do Demodex spp. tại Viện Da liễu, Luận văn BSCK II, Đại học Y Hà Nội. 5.Huỳnh Văn Bá (2009). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá đỏ có bôi corticoids. Tạp chí Y học thực hành, 2, 644-645. 6.Huỳnh Bạch Cúc, Huỳnh Văn Bá (2016). Nghiên cứu tình hình nhiễm vi nấm và Demodex trên bệnh nhân mụn trứng cá tuổi trưởng thành đến khám tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ 2014-2015. Tạp chí Y học Việt Nam, 2(2), 168-170. 7.Trần Đình Trung (2017). Tỷ lệ nhiễm Demodex spp. và các yếu tố liên quan ở nữ trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng năm 2016. Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng. 8.Hà Nguyên Phương Anh, Trương Hồng Quỳnh Mai, Lê Thị Đàm (2009). Tình hình mắc bệnh và đặc điểm lâm sàng bệnh nhân bị viêm da do Demodex. Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng. 9.Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Văn Chương (2013). Một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng trên bệnh nhân có tổn thương da do ngoại ký sinh trùng Demodex spp. Tạp chí Phòng chống Sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 3, 50-58. 10.Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh do ký sinh trùng và bệnh lý nội tiêu hóa, Quy Nhơn, năm 2018. 11.Askin U, Seckin D et al (2010). Comparison of the two techniques for measurement of the density of Demodex folliculorum: Standardized skin surface biopsy and direct microscopic examination. Bristish Journal of Dermatology, 162(5):1124-1126. 12.Chen W and Plewig G et al (2014). Human demodicosis: Revisit and a proposed classification. British Journal of Dermatol, 170(6):1219-1225. 13.Moravvej H, Mohammad Dehghan-Mangabadi (2007). Association of Rosacea with demodicosis. Arch Iranian Med, 10(2), 199-203. 14.Turgut Erdemir A et al., (2014). Reflectance confocal microscopy vs. standardized skin surface biopsy for measuring the density of Demodex mites. Skin Res Technol, 20(4):435-439. 15.Holzchuh F.G and et al (2011). Clinical treatment of ocular Demodex folliculorum by systemic ivermectin. Am J Ophthalmol, 151(6):1030-1034. 16.KashifSiddiqui, LindaSteinGold, JapinderGill (2016). The efficacy, safety, and tolerability of ivermectin compared with current topical treatments for the inflammatory lesions of rosacea: A network meta-analysis. Springer Plus, 5, 1151. 17.Roque Manolette R (2015). Demodicosis Treatment and Management. http://www.emedicine.medscape.com. 18.Gamboa G.V, Palma S.D, Lifschitz A (2016). Ivermectin-loaded lipid nanocapsules: Toward the development of a new antiparasitic delivery system for veterinary applications. Parasitol Res, (32): 110-115. 19.http://www.drug.com/metronidazle 20.http://www.drug.com/ivermectin 21.Lam N.S, Long X, Griffin R.C, Doery J.C.G, Lu F (2018). Human demodicidosis and the current treatment options. Review article. Hong Kong J Dermatol Venereol, (26):10-17. 22.Stein G, Kircik L, Fowler J (2014). Long-time safety of Ivermectin 1% cream vs azelaic acid 15% gel in treat inflammatory lesins of rosacea: Results of two 40-week controlled, investigator-blinded trial. J Drugs Dermatol, 13(11):1380-1386. 23.Lucero Noguera-Morel, Paula Gerlero,Antonio Torreloet al (2016). Ivermectin therapy for papulopustular rosacea and periorificial dermatitis in children: A series of 15 cases: An oral communication at the 2016 European Society of Pediatric Dermatology, Paris, May 2016. 24.Salem D.A, El-Shazly A, Nabih N, El-Bayoumy Y (2013). Evaluation of the efficacy of oral ivermectin in comparison with ivermectin-metronidazole combined therapy in the treatment of ocular and skin lesions of Demodex folliculorum. Int J Infect Dis, 17(5):343-347. 25.Kircik L.H, Del Rosso J.Q, Layton A.M et al (2016). Over 25 years of clinical experience with ivermectin: An overview of safety for an increasing number of indications. J. Drugs Dermatol, 15(3): 325-332. 26.Hsu C.K, Hsu M.M, Lee J.Y (2009). Demodicosis: A clinicopathological study. J Am Acad Dermatol,(60):453-462. 27.Filho P. A, Hazarbassanov R. M, Grisolia B. D and et al (2011). The efficacy of oral ivermectin for the treatment of chronic blepharitis in patients tested positive for Demodex spp. Br J Ophthalmol, 95(6):893-895. 28.Koçak M, Yağli S, Vahapoğlu G, Ekşioğlu M (2002). Permethrin 5% cream versus metronidazole 0,75% gel for the treatment of papulopustular rosacea: A randomized double-blind placebo-controlled study. Dermatology, 205(3):265-270. 29.Shih Y.L, Huang Y.H, Ho H.C et al (2009). Topical steroid induce demodicidosis as a presentation ofhemifacial rosacea-like lesion: A case report. Dermatol Sinica, 27(2):111-116. 30.Karincaoglu Y et al (2009). Is Demodex folliculorum an aetiological factor in seborrhoeic dermatitis. Clin Exp Dermatol, 34(8):516-520. 31.Paichitrojjana A , Chalermchai T (2024). Evaluating the efficacy of oral ivermectin on clinical symptoms and Demodex densities in patients with Demodicosis. Drug Design, Development and Therapy,19 November 2024 Vol.2024, (18):5299-5306 32.Sharara, Manal A. Abdel Hamid, Kariman S., Imam, Adel A (2024). Efficacy of single-dose oral ivermectin in treatment of rosacea in relation to demodex mites. Egyptian Journal of Dermatology and Venereology 44(3):p 192-199. 33.Wei-Lun Huang,Chang-Ming Huang,Chia-Yu Chu,Fung-Rong Hu (2024). Comorbidity of ocular and facial demodicosis. American Journal of Ophthalmology, Volume (257):201-211.
|