Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 05/02/2025
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 9 1 6 5 6 3
Số người đang truy cập
2 0 9
 Chuyên đề
Một số nguyên nhân góp phần lý giải áp xe gan do sán lá gan lớn thường gặp ở phần gan phải nhiều hơn gan trái

Giới thiệu một số con đường mà tác nhân nhiễm trùng đi vào nhu mô gan gây abces

Sán lá gan lớn Fasciola spp. là một trong những sán lá quan trọng gây ra nhóm bệnh sán lá truyền qua thức ăn (Food Borne Trematodiasis-FBTs) thuộc nhóm bệnh nhiệt đới đang bị lãng quên (NTDs) đã và đang anh hưởng lên hàng triệu người trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, hiện nó được xem là nhóm bệnh ký sinh trùng đang nổi và tái nổi (Emerging and Re-emerging parasitic diseases) ở người và đã đến lúc chúng ta nên xem nó là bệnh ký sinh trùng ở người quan trọng và con người dần trở thành vật chủ thích nghi chứ không nên xem con người là vật chủ tình cờ như trước đây.

Bệnh áp xe gan nói chung và áp xe gan do sán lá gan lớn Fasciola spp. (SLGL) nói riêng là một tình trạng hoại tử nhu mô gan có thể có hoặc không tụ mủ trong nhu mô gan (và hiếm hơn là kể cả đường mật), nguyên nhân do nhiễm amipEntamoeba histolytica, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm.

Các tác nhân nhiễm trùng này có thể xâm nhập vào hệ thống gan mật (hepatobiliary system), và đặc biệt khi nhiễm ở trọng hệ thống đường mật có thể gây bệnh lý viêm túi mật, viêm đường mật-túi mật, sỏi ống mật chủ, xuất huyết đường mật và có thể dẫn đến áp xe gan đồng thời.

Các tác nhân gây bệnh từ các “ổ viêm” tại đường mật, dịch mật, hậu quả từ tắc đường dẫn mật có thể trào ngược lên ống mật trong gan và hình thành ổ áp xe. Điều thú vị là phần lớn các trường hợp abces nhu mô gan nằm ở các hạ phân thùy gan (P) nhiều hơn gan (T), có thể lý giải điều này theo một số cơ chế giải phẩu sau đây:


Hình 1. Cấu trúc giải phẩu hệ gan mật với thể tích gan (P) lớn hơn gan (T)
Nguồn: Orcutt, 2019

Một số cơ sở lý giải tại sao abces gan nói chung và abces gan do Fasciola spp. hay ở các hạ phân thùy gan (P) nhiều hơn là ở các thùy gan (T)

Theo các báo cáo nghiên cứu về tỷ lệ người mắc áp xe gan, áp xe gan liên quan đến thuỳ phải chiếm khoảng 75% các trường hợp, trong khi thuỳ trái chỉ chiếm 20% và tỷ lệ áp xe gan ở cả hai thuỳ gan (P) và (T) là khoảng 5%, song trên sán lá gan lớn thì tỷ lệ này có thể 5-10%.Các tác nhân gây bệnh có thể được hấp thu tại đường ruột, hoặc các tạng khác trong ổ bụng, vào hệ thống tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, tĩnh mạch trực tràng trên, tĩnh mạch lách và tĩnh mạch vành vị tập trung tại tĩnh mạch cửa và đi về gan.Động mạch gan và bạch mạch toàn thân cũng có liên quan, ở một số bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại các cơ quan như phổi, thận, màng não, đường tiết niệu, hạch...

Các tác nhân gây bệnh từ các ổ nhiễm khuẩn trong và ngoài gan sẽ đi theo đường bạch mạch hoặc động mạch gan đến gan và hình thành các ổ mủ áp xe.

Cấu tạo của gan:

Theo sự phân chia thuỳ gan, gan được chia thành 2 thuỳ trái (T) và phải (P) với 5 phân thuỳ là trước, sau, bên, giữa và lưng. Trong đó, phân thuỳ trước, sau và giữa thuộc thuỳ giữa và phân thuỳ bên thuộc thuỳ (T), phân thuỳ lưng thuộc thuỳ đuôi. Sự phân chia này cho thấy diện tích và thể tích của thuỳ (P) lớn hơn gấp 2 hoặc gấp 3 so với thuỳ (T). Do vậy, các cấu trúc như hệ thống đường mật, tĩnh mạch cửa, động mạch và bạch mạch trong thuỳ gan (P) sẽ lớn và nhiều hơn rất nhiều so với thuỳ (T). Điều này cũng giải thích cho việc thuỳ gan (P) đảm nhận hầu hết các chức năng của gan


Hình 2. Cấu trúc hệ gan mật giúp lý giải áp xe gan thường ở gan (P) ưu thế cao hơn gan (T)
Nguồn: Orcutt, 2019

Hệ thống đường mật:

Trong gan, ống mật được chia thành nhiều ống cho từng hạ phân thùy và phân thùy. Ống gan (P) là hội tụ của ống hạ phân thùy VI, VII thuộc phân thùy sau, ống hạ phân thùy V, VIII thuộc phân thùy trước thuộc thùy (P) gan. Ống gan (T) là hội tụ của ống hạ phân thùy II, III thuộc phân thùy bên (thùy trái gan) và ống phân thùy giữa (thùy phải gan). Đồng thời, chiều dài của ống gan phải (9 cm) thường ngắn hơn so với ống gan trái (15-20 cm). Với cấu tạo giải phẫu như vậy, khi có hiện tượng nhiễm trùng ngược dòng từ đường mật lên gan, nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh của thùy (P) sẽ cao hơn thùy (T).

Hệ thống tĩnh mạch cửa:

Tĩnh mạch cửa nhận máu từ tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, tĩnh mạch túi mật, tĩnh mạch vị trái, tĩnh mạch vị phải, tĩnh mạch trước môn vị và các tĩnh mạch cạnh rốn sau đó đổ về gan. Khi gần đến gan, tĩnh mạch cửa chếch (P) và chia thành hai nhánh chính là nhánh (P) đổ về thuỳ (P) và nhánh (T) đổ về thuỳ (T). Nhánh (P) nhận khoảng 75 - 80 % lượng máu về gan, trong khi nhánh (T) nhận máu khoảng 20-25% lượng máu, nhưng chủ yếu từ tĩnh mạch lách, tĩnh mạch rốn và ống tĩnh mạch. Đồng thời, về cấu tạo nhánh (P) của tĩnh mạch cửa thường to, thẳng và ngắn hơn so với nhánh (T). Việc chiếm một lượng máu lớn đổ về gan cùng với cấu trúc giải phẫu của nhánh (P) tĩnh mạch cửa, thuỳ (P) của gan sẽ có tỉ lệ nguy cơ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều hơn thuỳ (T).

Động mạch gan và bạch mạch:

Thùy (P) gan bao gồm phân thùy trước, sau và giữa lần lượt nhận máu của động mạch phân thùy trước, sau và giữa, chiếm khoảng 70-80% lượng máu nuôi gan. Ngược lại, thùy (T) gan nhận máu của động mạch phân thùy bên, chiếm khoảng 20 -30% lượng máu nuôi gan. Đồng thời, với diện tích lớn hơn so với thùy (T), thùy phải gan có hệ thống bạch mạch cũng lớn hơn so với thùy (T). Do đó, tỷ lệ tác nhân gây bệnh từ các ổ nhiễm trùng ngoài gan xâm nhập vào thùy (P) sẽ lớn hơn thùy (T).

Ngày 20/12/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích