Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 05/02/2025
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 9 1 4 6 6 7
Số người đang truy cập
1 1 9
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Nhiễm ký sinh trùng Anisakis spp. ở người từ nguồn thực phẩm thủy hải sản chưa được quan tâm: cần mô hình tích hợp y học biển-ký sinh trùng (còn nữa)

Bệnh do Anisakis spp. hiện được xem là một trong những bệnh do ký sinh trùng quan trọng đang nổi nhưng bỏ sót chẩn đoán (Anisakiasis and Anisakis: An underdiagnosed emerging disease and its main etiological agents - Francisco Javier Adroher-Auroux và cs., 2020), thuật ngữ tên bệnh là Anisakiasis hay Anisakiosis, bệnh ở người do ăn phải ấu trùng giai đoạn 3 của ký sinh trùng (L3) giun tròn giống Anisakis spp., dù thuật ngữ này cũng được sử dụng trong y văn.

Nhiễm ấu trùng giai đoạn 3 của các giống khác của Anisakids, đặc biệt là Pseudoterranova. Các ký sinh trùng (KST) này có một chu kỳ đời sống trong biển (marine lifecycle). Người nhiễm phải ấu trùng L3 do ăn cá và mực, là các vật chủ trung gian của giống KST này.

Nhìn chung, ấu trùng còn sống đi xuyên thành dạ dày hay ruột non gây nên các triệu chứng đa và dị ứng khác. Đây là căn bệnh đang nổi trên toàn cầu.Việc chẩn đoán và điều trị thường phải nội soi và thu thập ấu trùng KST soi dưới kính hiển vi. Các thể dị ứng thường được chẩn đoán bằng test dán da (prick-test) và/hoặc phát hiện IgE đặc hiệu dị nguyên (allergen-specific IgE) và điều trị bằng thuốc chống dị ứng phù hợp. Các bệnh nhân cũng được lưu ý không ăn các cá và mực biển còn sống vì nguy cơ nhiễm KST Anisakis spp.

Một số điểm chính cần quan tâm về nhiễm ký sinh trùng Anisakis spp.

·Bệnh Anisakiasislà một bệnh ký sinh trùng truyền từ động vật sang người qua đường hải sản (seafood-borne parasitic zoonosis) chưa được chẩn đoán đầy đủ;

·Kiến thức và đào tạo chuyên môn cần tăng cường để chẩn đoán đầy đủ bệnh Anisakiasis;

·Phòng chống bệnh Anisakiasis hiệu quả nếu có chiến dịch thiết lập;

·Phát triển các công cụ và phương pháp chẩn đoán đặc hiệu hơn nhưng ít xâm lấn hơn để chẩn đoán bệnh do Anisakis spp.

·Mối liên hệ của bệnh Anisakiasis và ung thư cũng như các bệnh khác cần được làm rõ.

Anisakis spp. là một ký sinh trùng giun tròn, có chu kỳ sinh học và phát triển liên quan đến một số loài cá và động vật có vú ở biển.Nhiễm Anisakis spp. cho người và gây bệnh có tên gọi tiếng Anh là Anisakiasis. Người bị nhiễm và sinh ra kháng thể Immunoglobulin E (IgE) trong đáp ứng miễn dịch đối với Anisakis spp., tiếp đó tạo ra phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ sau khi ăn cá bị nhiễm Anisakis spp. Phân loại khoa học hiện tại làAnisakis spp. thuộc giới động vật, ngành giun tròn, lớp Secernentea, bộ Ascaridida, họ Anisakidae, giống Anisakis và các loài như Anisakis pegreffiiA. physeteris, A. schupakovi, A. simplex, A. typica, A. ziphidarum

Lưu ý rằng trong họ Anisakidae có 3 giống là Anisakis, PseudoterranovaContracaecum, trong đó giống Anisakis có hai loài quan trọng là A. simplexA. physeteris.

Về dữ liệu cấu trúc phân tử hiện chưa có, song gần đây Gokmen Zafer Pekmezci và cộng sự nghiên cứu về xác định phân tử các loài Anisakisspp. từ các cá biểnthu được ở Thỗ Nhĩ Kỳ và Anisakis spp. tìm thấy cũng có nhiễm trên người do “tiêu hóa” các thực phẩm biển còn sống hoặc chưa nấu chín. Đến nay, chỉ có hai loài A. simplex và P. decipiens được báo cáo các ca bệnh nhiễm trên người ở vùng Bắc Mỹ.

1. Gánh nặng bệnh tật do Anisakis spp.

Bệnh do Anisakis spp. là một bệnh do giống giun tròn có chu kỳ sinh học liên quan đến động vật có vú trên biển và nhiều họ cá biển. Nhiều thuật ngữ thường gọi là theo bệnh là Anisakiases, Anisakiasis, Anisakiosis, Anisakis, nhiễm trùng Anisakis, bệnh giun do ăn cá trích, nhiễm ấu trùng Anisakis. Chúng nhiễm vào người và gây bệnh gọi là Anisakiasis và cá đã nhiễm loài Anisakis spp. có thể sinh ra phản ứng sốc phản vệ ở người mà đã có tiền sử nhạy cảm với phản ứng Immunoglobulin E (IgE). Anisakis spp. giai đoạn ấu trùng là khá phổ biến trên cá biển hoặc con cá đi ngược dòng để đẻ và cũng có thể tìm thấy trong các con mực ống hoặc mực nang.

Ngược lại, chúng không có mặt trong các cá sống trong nước nước có độ mặn thấp, do nhu cầu sinh lý của các loài thuộc giống Euphausiids, cần để hoàn chỉnh chu kỳ sinh trưởng. Anisakids không phổ biến ở các vùng có các động vật biển có vú hay nói đúng hơn là hiếm gặp, như vùng biển Bắc.


Hình 1. Sự gia tăng KST trong thực phẩm biển còn tươi sống và chế biến dạng sashimi, shusi
và được phát hiện tăng 280lần trong trong 40 năm qua
(https://www.news-medical.net/news/Sushi-parasites-increased-over-280-fold-in-40-years.aspx)

Các tế bào thâm nhiễm vào vật chủ dạng u hạt trong các mô được bao quanh khi nhiễm giun Anisakis spp. Trong thành đường tiêu hóa, giun có thể tách ra hoặc tái dính trở lại với một vùng khác nào đó trong ruột. Anisakids hiếm khi trưởng thành hoàn toàn trong người và thường bị loại khỏi cơ thể một cách tự nhiên khỏi đường tiêu hóa trong vòng 3 tuần sau khi nhiễm. Các con giun chết trong các mô ngay cả sau khi bị loại khỏi các tế bào thực bào của vật chủ.

2. Nguồn thực phẩm biển liên quan đến bệnh do Anisakis spp. ở người

Các loại thực phẩm biển là nguồn chính gây nhiễm bệnh trên người do nhiễm phải ấu trùng. Con trưởng thành của A. simplex thường tìm thấy trong dạ dày của cá heo hoặc cá voi. Các trứng thụ tinh từ các KST cái đi ra khỏi phân của vật chủ. Trong nước biển, trứng thụ tinh, phát triển thành ấu trùng. Các ấu trùng này tiếp đó nhiễm vào các loài giáp xác (nhất là các nhuyễn thể tôm và động vật không xương sống khác).

Ấu trùng phát triển trong các động vật không xương sống và trở thành thể gây nhiễm tiếp cho vật chủ tiếp theo như cá hoặc các nhuyễn thể khác lớn hơn như mực ống. Ấu trùng có thể đi xuyên qua đường tiêu hóa vào trong cơ của vật chủ thứ hai. Một số bằng chứng tồn tại đối với ATDC từ tạng đến thịt nếu các vật chủ cá không không đẩy ra được.

Chu kỳ của tất cả con thuộc giống Anisakisspp. đều có liên quan đến con người như nhau. Nhiều cá tuyết, cá thu, cá trích, cá tuyết chấm đen, cá bơn, cá hồi Thái Bình Dương, cá trích, cá nhám là vật chủ nhiễm.Số ca được chẩn đoán và phát hiện hằng năm chỉ khoảng 10-20 ca mỗi năm ở Mỹ, song số ca nghi ngờ vẫn còn là chưa phát hiện hết.

Tuy nhiên tại Hàn Quốc, mỗi năm khoảng 100-150 ca mỗi năm được ghi nhận. Bệnh lây truyền thông qua ăn cá sống, nấu không chín hoặc để đông lạnh không đủ để giết chết giun trong cá hoặc trong thực phẩm biển có vỏ như sò, vẹm, tôm, cuavà tỷ lệ này hiện đang gia tăng vì tình hình dân ăn thức ăn dưới dạng sushi/sashimi rất nhiều.


Hình 1. Phân loại cá biển và nguy cơ nhiễm Anisakis spp. tại Tây Ban Nha

Nhóm đối tượng chính gồm có những khách hàng mua các thực phẩm biển còn sống hoặc chưa được xử lý chín. Một số vụ dịch đã được tham khảo qua y văn cho biết bệnh đầu tiên được biết trên một số ca riêng lẻ. Nhật Bản là có số ca lớn nhất được báo cáo vì số lượng cá sống được tiêu thụ ở đây. Gần đây, trên Tạp chí Y học nổi tiếng New England Journal of Medicine cho biết khoảng 50 trường hợp Anisakiasis được báo cáo tại Mỹ. 3 ca tại vịnh San Francisco liên quan đến tiêu thụ và ăn các món ăn sushi hoặc cá chưa nấu chín. Thông điệp này cũng chỉ ra bệnh do Anisakisspp. dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa cấp, bệnh Crohn, loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày ruột.

Bảng 1. Một số ký sinh trùng gây bệnh truyền qua hải sản và sự phân bố có thể toàn cầu

Nhóm giun tròn

(Nematode)

Nhóm sán dây

(Cestode)

Nhóm sán lá

(Trematode)

Anisakis spp.

Diphyllobothrium spp.

Clonorchis spp.

Gnathostoma spp.

 

Opisthorchis spp.

Capillaria philippensis

 

Heterophyes spp.

Angiostrongylus spp.

 

Paragonimus spp.

 

 

Metagonimus yokagawai

Thực phẩm biển là nguồn chính lây nhiễm trên người do chúng nhiễm ấu trùng. Con trưởng thành A. simplex thường tìm thấy trong dạ dày của cá heo hoặc cá voi.Trứng thụ tinh từ các KST cái đi ra khỏi phân của vật chủ. Trong nước biển, trứng thụ tinh, phát triển thành ấu trùng và đẻ ra trong nước biển. Các ấu trùng này tiếp đó nhiễm vào các loài giáp xác (nhất là các nghuyễn thể nhỏ liên quan đến tôm và các động vật không xương sống nhỏ khác. Ấu trùng phát triển trong các động vật không xương sống và trở thành thể gây nhiễm tiếp cho vật chủ tiếp theo như cá hoặc các động vật nhuyễn thể khác lớn hơn như mực ống. Các ấu trùng có thể đi xuyên qua đường tiêu hóa vào trong cơ của vật chủ thứ hai.


Hình 2. Ấu trùng 
Anisakis pegreffii (Anisakidae) di chuyển trong cá cơm ở châu Âu
(https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0956713515002832)

Một số bằng chứng tồn tại đối với ấu trùng giun di chuyển từ tạng đến thịt nếu các vật chủ cá không không đẩy ra được. Chu kỳ của tất cả các con thuộc giống anisakid đều có liên can đến con người như nhau. Nhiều KST được biết đã xảy ra thường trong thịt của các con cá tuyết, cá thu, cá tuyết chấm đen, cá bơn, cá hồi Thái Bình Dương, cá trích, cá nhám,…



(Tiếp theo Phần 2)

Ngày 23/01/2025
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích