Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 20/02/2025
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 5 1 2 6 8 4 8
Số người đang truy cập
6 1
 Chuyên đề Ký sinh trùng
(Tiếp theo)-Nhiễm ký sinh trùng Anisakis spp. ở người từ nguồn thực phẩm thủy hải sản chưa được quan tâm: cần mô hình tích hợp y học biển-ký sinh trùng (còn nữa)

7.2. Phản ứng dị ứng & Nguy cơ sốc phản vệ

Ngay cả khi nấu xong, Anisakis spp. vẫn có nguy cơ sức khỏe đối với con người. Anisakids (và các loài liên quan như  Pseudoterranova spp. và Hysterothylacium aduncum) ly giải một số chất sinh hóa vào trong mô xung quanh khi chúng nhiễm vào cá. Chúng cũng thường được tiêu thụ toàn bộ, một cách tình cờ, bên trong thớ thịt của cá. Ấu trùng trong khoang cơ thể cá trích, con người dễ nhạy cảm với các giun tròn, có thể mắc phải bệnh và có những phản ứng sốc phản vệ nghiêm trọng sau khi ăn cá nhiễm Anisakis spp. Điều này thường nhầm lẫn với dị ứng với một con cá hoặc các động vật biển có vỏ (trai, sò, vẹm, cua, tôm), các thành phần dị ứng với Anisakids thường khó kiểm tra chúng vì thường các bộ chẩn đoán có tình trạng sinh ra phản ứng dương tính chéo khi thử nghiệm với các dị nguyên khác.

Chẩn đoán bệnh ở người: Trong trường hợp bệnh nhân nôn hoặc ho ra giun, bệnh có thể được chẩn đoán dễ dàng bằng hình thái học của loại giun tròn (cần lưu ý loài giun đũa Ascaris lumbricoides, một loại giun tròn lớn ở người và là loài giun sống có liên quan đến mặt đất với loài giun anisakines và đôi khi các ấu trùng này cũng bò lên trên vùng mũi hầu). Một số trường hợp khác có thể đòi hỏi dùng đến một dụng cụnội soi cho phép các thầy thuốc kiểm tra trong dạ dày và phần đầu của ruột non. Các dụng cụ này được trang bị như một forceps có thể dùng để loại bỏ giun ra khỏi cơ quan đó. Một số trường hợp khác được chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm tổn thương mô học chính là u hạt thông qua mổ thăm dò ổ bụng. một xét nghiệm cũng thường được dùng đặc biệt là radioallergosorbent test đối với bệnh Anasakiasis, nhưng không có mặt trên thị trường.

Nhóm tác giả gồm Sung-Jin Choi, Jae-Chun Lee, Moo-Jung Kim, Gyu-Young Hur, Seung-Youp Shin, Hae-Sim Park đang công tác tại khoa Dị ứng và thấp học của đại học y khoa Ajou, Suwon, Hàn Quốc; khoa nội, đại học quốc gia Jeju, Hàn Quốc; khoa Tai mũi họng, đại học y khoa Kyunghee, Seoul, Hàn Quốc cùng tiến hành nghiên cứu cho biết ấu trùng Anisakidae có thể gây bệnh Anisakiasis khi người tiêu hóa phải chúng. Mặc dù một số nhóm đã báo cáo về dị ứng trong bệnh Anisakis trên đường tiêu hóa trong số những đối tượng người Tây Ban Nha và Nhật Bản, song báo cáo ở đây là lần đầu tiên tóm lượt các đặc điểm lâm sàng của 10 trường hợp nhiễm Anisakis dị ứng tại Hàn Quốc. Tổng số 10 bệnh nhân Hàn quốc (6 nam và 4 nữ) có triệu chứng phàn nàn là dị ứng nghiêm trọng sau khi ăn phải cá sống hoặc thực ăn từ biển. Sự mẫn cảm với Anisakis được xác định bằng phát hiện kháng thể IgE đặc hiệu với Anisakis simplex trong huyết thanh các bệnh nhân.

Các đặc điểm lâm sàng hay gặp nhất của bệnh Anisakiasis là ngứa, mày đay (100%), theo sau bởi đau bụng (30%) và sốc phản vệ (30%). Tất cả bệnh nhân cho thấy có triệu chứng cũng biểu hiện một lượng kháng thể cao là IgE trong máu (0,45-100 kU/L) đối với A. simplex. 9/10 bệnh nhân(90%) có biểu hiện atopy và tăng nồng độ IgE trong huyết thanh rất cao. Các loài cá nghi ngờ bị nhiễm loại Anisakis là flatfish (40%), cá lạc hay cá chình biển (40%), mực ống (30%), ốc biển (10%), cá ngừ (10%). Anisakis simplex nên được xem là một tác nhân gây diự ứng thực phẩm (food allergen) ở bệnh nhân người lớn khi có biểu hiện mày đay, phù mạch, sốc phản vệ sau khi tiêu thụ các thức ăn biển còn sống hoặc nấu chưa chín.

Sự phát triển của dị ứng thực phẩm đang ngày càng gia tăng liên quan đến tiêu thụ thức ăn trên phạm vi toàn thế thế giới. Tại Mỹ, khoảng 6% trẻ em và trẻ em nhỏ, 3.7% người lớn biểu hiện một số mức độ khác nhau về phản ứng dị ứng với một vài thực phẩm. Các thực phẩm chính nguyên trên trẻ em là sữa bò, trứng, đậu phụng, bột mì, hạt đậu, cá, các thức ăn biển có vỏ như tôm, cua, trai, sò, vẹm là các thực phẩm đứng đầu danh sách. Anisakis simplex là loại giun tròn thuộc bộ Ascaridida, họ Anisakidae, họ phụ Ascaridoidea. Bất kỳ cá hoặc loài động vật thâm mềm nào đều có thể bị ký sinh bởi ấu trùng giai đoạn 3 của Anisakis. Các loại cá thu, cá tuyết, cá meluc thuộc họ cá tuyết, cá trổng, cá mòi, cá ngừ, mực ống cũng là trong số các loài dễ nhiễm KST cao nhất. Sự tiêu hóa hoặc ăn phải ấu trùng giia đoạn 3 của Anisakis có thể gây nên bệnh Anisakiasis ở người. Các triệu chứng của bệnh Anisakiasis tăng lên khi giun đi xuyên qua niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng thuộc vùng ổ bụng và phản ứng dị ứng.

Van Thiel và cộng sự (1960) báo cáo ca đầu tiên về bệnh Anisakiasis, tại Netherlands năm 1960. Sau đó, nhiều trường hợp được báo cáo tại nhật Bản, Tây Âu là những nơi thường ăn cá sống. Kim và công sự (1971) cũng báo cáo một trường hợp ấu trùng Anisakis có mặt trong vùng hầu họng ở người như một ca bệnh đầu tiên tại Hàn Quốc. Tiếp theo đó, một số bệnh nhân bị bệnh Anisakiasis cấp và biểu hiện chủ yếu là triệu chứng dạ dày ruột như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa đã được phân tích và làm rõ thông qua nội soi dạ dày tá tràng. Desowitz và cộng sự (1985) mô tả một phương pháp phát hiện kháng thể đặc hiệu IgE chống lại A. simplex. Từ thời gian đó, Kasuya và cộng sự cũng đã xác định tiềm năng gây dị ứng của A. simplex trên 2 ca lâm sàng và đã nhấn mạnh loại KST này là tác nhân gây bệnh liên quan đến ăn cá sống trên các bệnh nhân có nổi mày đay. Tại Hàn Quốc, Kim và cộng sự đã báo cáo ca bệnh đầu tiên Anisakiasis có dị ứng dạ dày ruột sau khi bệnh nhân ăn cá sống ở đảo Jeju, chưa có báo cáo nào đề cập đến phản ứng dị ứng do Anisakis, mặc dù người dân Hàn Quốc tự do ăn cá sống rất nhiều.

8. Các biến chứng và tác động trên cơ thể người

Anisakids gây nên nguy cơ bệnh cho sức khỏe con ngườivà gây nguy cơ theo 02 con đường: thông qua nhiễm giun từ cá không được xử lý thích hợp hay còn sống và thông qua con đường phản ứng dị ứng với chất hóa học tiết ra bởi các phần thịt của cá nhiễm giun.Sung-Jin Choivà cộng sự tại khoa Dị ứng của ĐH Y Ajou, Hàn Quốc; khoa nội, ĐH Quốc gia Jeju (Hàn Quốc); Khoa Tai mũi họng, ĐH Y Kyunghee, Seoul cùng tiến hành nghiên cứu cho biết ấu trùng Anisakis có thể gây bệnh khi người ăn phải chúng. Dù một số nhóm nghiên cứu đã báo cáo về dị ứng trong bệnh Anisakis trên đường tiêu hóa ở người Tây Ban Nha và Nhật Bản, song báo cáo ở đây là lần đầu tiên tóm lượt các đặc điểm lâm sàng của 10 ca nhiễm Anisakis tại Hàn Quốc, 6 nam và 4 nữ có triệu chứng dị ứng nghiêm trọng sau khi ăn cá sống hoặc thức ăn cá hay mực từ môi trường biển. Sự mẫn cảm với Anisakis spp. được xác định bằng phát hiện kháng thể IgE đặc hiệu với A. simplex trong huyết thanh bệnh nhân. Đặc điểm lâm sàng hay gặp nhất của bệnh nhân là ngứa, mày đay (100%), đau bụng (30%) và sốc phản vệ (30%).

Tất cả bệnh nhân có triệu chứng biểu hiện một lượng kháng thể cao IgE trong máu (0,45-100 kU/L) đối với A. simplex. Có 9/10 bệnh nhân(90%) có biểu hiện bệnh cơ địa (atopy) và tăng nồng độ IgE trong huyết thanh cao. Loài cá nghi ngờ bị nhiễm loại Anisakis là loại cá flatfish thuộc bộ Pleuronectiformes (40%), cá lạc hay cá chình biển (40%), mực ống (30%), ốc biển (10%), cá ngừ (10%). A. simplex nên được xem là tác nhân gây dị ứng thực phẩm ở bệnh nhân người lớn khi có biểu hiện mày đay, phù mạch, sốc phản vệ sau khi ăn phải thức ăn biển còn sống hoặc chưa chín.

Sự phát triển của dị ứng thực phẩm đang ngày càng gia tăng liên quan đến tiêu thụ thức ăn trên phạm vi toàn thế thế giới. Tại Mỹ, khoảng 6% trẻ em và trẻ em nhỏ, 3,7% người lớn biểu hiện một số mức độ khác nhau về phản ứng dị ứng với một vài thực phẩm. Các thực phẩm chính nguyên trên trẻ em là sữa bò, trứng, đậu phụng, bột mì, hạt đậu, cá, các thức ăn biển có vỏ như tôm, cua, trai, sò, vẹm là các thực phẩm đứng đầu danh sách. A. simplex là giun tròn và bất kỳ cá hoặc động vật thân mềm nào đều có thể bị ký sinh bởi ấu trùng giai đoạn 3 của Anisakisspp. Các cá thu, cá tuyết, cá thuộc họ cá tuyết, cá trổng, cá mòi, cá ngừ, mực ống cũng là các loài dễ nhiễm KST cao nhất. Sự tiêu hóa hoặc ăn phải ấu trùng giai đoạn 3 Anisakis có thể gây nên bệnh Anisakiasis ở người.

Triệu chứng bệnh Anisakiasis tăng lên khi giun đi xuyên qua niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng hệ tiêu hóa và phản ứng dị ứng. Tiếp đó, một số ca bị Anisakiasis cấp và biểu hiện chủ yếu là triệu chứng dạ dày ruột như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa đã được phân tích và làm rõ qua nội soi dạ dày tá tràng. Desowitz (1985) mô tả phương pháp phát hiện kháng thể đặc hiệu IgE chống lại A. simplex. Triệu chứng phân biệt khi nhiễm các loài KST do ăn cá sống: sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, Anisakis spp. và sán dải Diphyllobothriumspp. Tất cả tác nhân này khi nhiễm đều có thể cho triệu chứng về đường tiêu hóa, nhưng phân biệt là rất khó. Trong vòng vài giờ sau khi ăn phải ấu trùng nhiễm, cơn đau bụng độc lực do giun gây ra kèm theo đau bụng là buồn nôn, nôn mửa. đôi khi ấu trùng gây chúng ta ho. Nếu ấu trùng đi qua thành ruột vào trong ruột non, phản ứng tăng sinh u hạt và tăng BCAT hình thành rất nặng và cũng có thể xảy ra trong 1-2 tuần sau nhiễm.

Việc chẩn đoán có thể thiết lập bằng nội soi dạ dày phát hiện ấu trùng dài 2cm, có thể lấy bỏ ra ngoài, hoặc có thể phân tích và xét nghiệm về mặt mô học thông qua sinh thiết hoặc trong quá trình phẩu thuật. Con người nghĩ rằng nguy cơ sẽ cao hơn nếu chúng ta ăn cá hoang dại hơn hơn l à các nuôi khi nhiễm Anisakis spp. Nhiều quốc gia yêu cầu các loại cá có nguy cơ tiềm tàng mà dự định ăn sống nên để đông lạnh trước đó để giết sạch KST.

Một số ca bệnh Anisakiasis nặng thường đau dữ dội, đòi hỏi can thiệp phẩu thuật. Loại bỏ giun ra khỏi tổn thương là được biết chỉ là biện pháp làm giảm đau và loại bỏ nguyên nhân duy nhất (hơn là cách mà chúng ta phải đợi đến khi giun chết). Triệu chứng cũng có thể tồn tại sau khi giun đã chết vì một số thương tổn tìm thấy trong thời gian phẩu thuật đã loại bỏ giun nhưng còn tàn dư giun ở đó. Làm hẹp ở môn vị cũng đã ghi nhận trong ca phẩu thuật mở ổ bụng lấy giun khỏi dạ dày.Đối với giun, người là vật chủ cuối cùng, ấu trùng Anisakis và Pseudoterranova không thể sống sót trong ngườivà ngay cả chết. Do đó, việc điều trị trong những ca bệnh có triệu chứng, liều nhiễm nặng. Cần thận trọng khi chỉ định điều trị trong trường hợp tắc ruột non do ấu trùng Anisakis, trường hợp như thế cần phẩu thuật cấp cứu, mặc dù có một số trường hợp điều trị bằng Albendazole đơn thuần (tránh phẩu thuật) cũng được thành công nhưng không nên mạo hiểm.

Với các biểu hiện lâm sàng và biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh do loài KSTnguy hiểm này, nên chúng ta nên thận trọng và khuyến cáo cộng đồng luôn luôn cẩn thận, có thể truyền thông thay đổi hành vi để giúp cho toàn cộng đồng làm thế nào thực hành ăn uống an toàn để tránh nhiếm các loài KST nói chung và loài Anisakis nói riêng.

9. Phát hiện &Chẩn đoán bệnh do Anisakis spp.

Các loài Anisakisspp. được biết có gây nhiễm cho người gồm phức hợp Anisakis simplex [A. simplex sensu stricto, A. pegreffii, A. berlandi (=A. simplex C)], phức hợp Pseudoterranova decipiens (P. decipiens sensu stricto, P. azarasi, P. cattani vàkhác) và phức hợp Contracecum osculatum. Các nghiên cứu di truyền gần đây cho thấy có độ đa dạng di truyền cao trong số các nhóm Anisakis này và họ đề nghị bổ sung các loài hoang dại (cryptic species) cũng có thể gây nhiễm trùng từ động vật truyền sang người(zoonotic infections).

Chẩn đoán Anisakiasis không dễ dàng do thiếu các triệu chứng đặc hiệu.

Anisakiasis nói chung được đề cập khi liên quan đến các bệnh cấp tính ở người được nghi ngờ. Một số tác giả theo ý tưởng bảo thủ có đưa ra tên bệnh với một tên khác để ám chỉ đến bệnh, nhưng phần lớn được xem tên bệnh xuất phát từ gia đình. Phổ đa dạng lâm sàng với nhiều triệu chứng không lệ thuộc vào loài Anisakisspp. qua một số ca được báo cáo. Điều tra tiền sử là cần thiết (Del Rey-Moreno, 2008) để thiết lập chê độ ăn uống liên quan trong vòng 72 giờ trước khi xuất hiện các triệu chứng như viêm dạ dày cấp, đauthượng vị và đau bụng, như tiền sử bệnh nhân có ăn cá biển, hay hải sản bảo quản trong dấm, hay trong nước muối hay làm khô thực phẩm hải sản trong muối là không đủ chín cũng như không thể giết ấu trùng Anisakis spp.còn sống.

Về bản chất bệnh, tại Bắc Mỹ bệnh do Anisakisspp. thường được chẩn đoán khi bệnh nhân bị nhiễm cảm thấy ngứa như kim châm hoặc cảm giác ngứa ngứa buồn buồn trong họng và ho hoặc có thể lấy giun ra bằng tay bình thường khi khạc ra. Trong trường hợp nặng hơn, sẽ xuất hiện đau bụng cấp giống như một cơn đau ruột thừa cấp đi kèm cảm giác buồn nôn. Triệu chứng xảy ra từ một giờ đến vài tuần sau khi nhiễm phải mầm bệnh trong rau hoặc đồ hải sản nấu chưa chín. Giun tròn có thể phục hồi sự sống trên bệnh nhân, với phần cuối cùng phía truớc của chúng, các giun tròn dạng ấu trùng này của giun từ trong cá hoặc các động vật biển có vỏ bao như sò, vẹm, tôm, cua, …thường chúng sẽ đào hầm trong đường tiêu hóa đến các lớp cơ niêm (đôi khi chúng cũng đi xuyên qua thành ruột hoàn hảo và chúng ta có thể tìm thấy chúng trong các khoang cơ thể. Chúng sinh ra các chất có thể hấp dẫn các bạch cầu ái toan đi đến và các tế bào máu của vật chủ khác đến vùng nhiễm này.

-Trong trường hợp bệnh nhân nôn hoặc ho ra giun, bệnh có thể được chẩn đoán dễ dàng bằng hình thái học của loại giun tròn Anisakis spp;

-Việc chẩn đoán có thể thiết lập bằng nội soi dạ dày phát hiện ấu trùng ở phần đầu ruột non, có thể lấy bệnh phẩm ấu trùng Anisakis spp.;

-Phân tích và xét nghiệm mô học thông qua sinh thiết hoặc trong quá trình phẩu thuật lấy sinh thiết có sử dụng dụng cụ gắp ấu trùng;

-Một số trường hợp chẩn đoán dựa vào phân tích tổn thương mô học chính là u hạt thông qua mổ thăm dò ổ bụng;

-Một xét nghiệm hấp phụ phóng xạ thường được dùng (radioallergosorbent test) đối với chẩn đoán bệnh do Anasakis spp. cũng thường được quan tâm.

Phương pháp phát hiện ký sinh trùng Anisakis spp. trong cá, mực

-Phương pháp mới cho phép phát hiện Anisakis trong bất kỳ sản phẩm cá nào, từ cá nguyên con, tươi hoặc đông lạnh đến cá đóng hộp. Được phát triển bởi các nhà khoa học Tây Ban Nha, hệ thống phát hiện dựa trên kỹ thuật phân tử và khắc phục những hạn chế của phương pháp cổ điển. Phương pháp này có đặc điểm là sự đặc trưng cao, độ nhạy cao trong phát hiện ngay cả khi chúng hiện diện với nồng độ rất thấp (0,05 pg) của Anisakis spp., Pseudoterranova spp., Contracaecum spp. và Hysterothylacium spp. trong mẫu phân tích.

-Phương pháp này cho kết quả nhanh và hiệu quả, không giống như các kỹ thuật trước đây đã dùng, nó có thể được áp dụng cho bất kỳ sản phẩm cá nào mà không phụ thuộc vào mức độ thay đổi của sản phẩm. Các phương pháp được sử dụng cho đến nay để phát hiện ấu trùng Anisakis spp. là kiểm tra soi bằng mắt và khả năng tiêu hóa bởi dịch dạ dày nhân tạo. Các phương pháp cổ điển không thể áp dụng cho loài rất lớn hoặc cho các sản phẩm đã chế biến;


Hình 9. Phẩu tích cá để phát hiện Anisakis spp. trong các thịt cá và phủ tạng

-Các loài KST gây nhiễm ở người thường là Anisakis simplexPseudoterranova decipiens và ít gặp hơn là Contracaeum osculatum và Hysterothylacium aduncum. Sự hiện diện ấu trùng Anisakis ký sinh trong mô cơ và nội tạng ở nhiều loài cá và nhuyễn thể. Các loài cá bị ảnh hưởng là cá tuyết, cá tuyết đen, cá sòng, cá mòi, cá trỏng, cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá trắng, cá bơn và cá minh thái, trong khi các loài nhuyễn thể chân đầu bị ảnh hưởng là mực ống và mực nang.

-Thực hiện xét nghiệmthực phẩm hải sản để phát hiện và thu thập ấu trùng giunAnikasis spp. bằng kỹ thuật ép mảnh sinh thiết và soi tươi dưới kính hiển vi. Ấu trùng giun được phát hiện trong hải sản nếu được phát hiện sớm sẽ giúp cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy và khuyến cáo trong quá trình sử dụng thực phẩm an toàn và mang theo dinh dưỡng tốt.

-Xét nghiệm các thực phẩm cá trên một bàn sạch và sáng được sử dụng để chế biến hoặc xử lý giảm bớt số lượng giun trong một số cá trắng được biết là thường bị nhiễm. Phương pháp này không phải là hoàn toàn hiệu quả, và nó cũng không phải là đủ hiệu qủa loại bỏ một lượng lớn giun trong cá.

-Người thực hiện kỹ thuật cần có trình độ và được đào tạo chuyên môn xét nghiệm hoặc có chứng chỉ xét nghiệm, được đào tạo về quy trình chuyên môn về lĩnh vực này. Về mặt vật tư và hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho chẩn đoán gồm: Xylen lau kính, NaCl 0,9%, ethanol 70%, ethanol 99%, axit ngâm lam, nước cất. Các dụng cụ gồm dao thái, thớt nhựa, khay đựng bệnh phẩm, hộp đựng bệnh phẩm, kim inox nhọn đầu, lam kính 75 x 25 mm, giấy thấm, khẩu trang y tế, găng tay y tế, hộp petri 3cm - 5cm, pipet nhựa;

-Các thiết bị kính lúp soi nổi, kính hiển vi quang học thị kính 10X, vật kính 10X và 40X, tủ ấm, tủ lạnh, tủ an toàn sinh học cấp II.

-Chuẩn bị đối tượng thực hiện hoặc mẫu bệnh phẩm gồm hải sản tươi hoặc được bảo quản lạnh 2oC - 8oC dưới 10 ngày. Thời gian thực hiện kỹ thuật có thể 2-4 giờ tại phòng thí nghiệm và thực địa.

-Người làm kỹ thuật XN phải có bảo hộ y tế khi tiếp xúc với bệnh phẩm như: Găng tay, khẩu trang, mũ, áo blouse. Tuân thủ theo đúng điều kiện về an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm. Các mẫu sau khi phân tích, mẫu thừa và mẫu sau xét nghiệm được xử lý đảm bảo an toàn sinh học. Xử lý dụng cụ sau khi làm XN theo đúng các quy định về an toàn sinh học.

-Khởi động tủ an toàn sinh học ít nhất 15 phút trước khi thực hiện, sắp xếp các dụng cụ cần thiết vào tủ an toàn sinh học;

-Ghi mã số hải sản, xác định loài hải sản XN, nguồn thu thập hải sản, địa chỉ thu thập. Dùng dao thái mỏng hải sản dài khoảng 5cm x 2 cm, dày 0,5mm và đặt lên lam kính;

-Dùng một lam kính khác, đặt lên lam kính có nang rồi ép nhẹ 2 lam kính. Quan sát và tìm ấu trùng giun Anisakisspp. dưới kính lúp hoặc KHV ở vật kính 10x và định loại ở vật kính 40x.

-Khi quan sát thấy ấu trùng, tách rời lam kính phía trên, dùng kim inox tách và tập trung ấu trùng.Hút ấu trùng bằng pipet nhựa

-Tách riêng và tập trung ấu trùng (hút toàn bộ ấu trùng bằng pipet Pasteur và chuyển sang đĩa Petri 3cm - 5cm). Đếm số lượng ấu trùng ở đĩa petri, ghi vào phiếu kết quả.

10. Thái độ xử trí &Điều trị

Một số ca bệnh nặng của bệnh do Anisakis spp. thường đau rất dữ dội và đòi hỏi phải can thiệp phẩu thuật. Loại bỏ giun ra khỏi tổn thương chỉ là biện pháp làm giảm đau và loại bỏ tác nhân.

Triệu chứng có thể còn tồn tại sau khi giun đã chết vì một số thương tổn tìm thấy trong thời gian phẩu thuật đã loại bỏ giun nhưng còn tàn dư của giun ở đó. Đối với giun, người là vật chủ cuối cùng, ấu trùng Anisakis spp. và Pseudoterranova spp. không thể sống sót. Do đó, việc điều trị những ca bệnh có triệu chứng, liều nhiễm nặng là cần thiết. Cần thận trọng khi chỉ định điều trị trong trường hợp tắc ruột non do ấu trùng Anisakis spp., trường hợp như thế cần phẩu thuật cấp cứu, mặc dù có một số trường hợp điều trị bằng Albendazole đơn thuần (tránh phẩu thuật) cũng thành công.

Tác động đến sức khỏe con người

Kể từ năm 1960, Van Thiel và cộng sự báo cáo ca đầu tiên nhiễm Anisakis spp., tại Netherlands, sau đó nhiều ca bệnh được báo cáo ngày càng nhiều tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu vì những nơi đó thường ăn cá sống thường nhật (Desowitz và ccs., 1985). Anisakis spp. gây nên nguy cơ sức khỏe cho con người, khi thành bệnh gọi là bệnh do Anisakis spp. (Anisakiasis) và điều đó gây tổn thương cho con người theo hai con đường: (i) Thông qua nhiễm giun từ cá không được xử lý thích hợp hay còn sống và (ii) Thông qua con đường phản ứng dị ứng với các chất hóa học tiết ra bởi các phần thịt của cá bị nhiễm giun (Sung-Jin Choi và cs., 2014).

Các nghiên cứu cho biết ấu trùng Anisakis spp. có thể gây bệnh khi người tiêu hóa phải chúng. Về dị ứng trong bệnh do Anisakis spp. trên đường tiêu hóa trong số những bệnh nhân Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết dị ứng nghiêm trọng sau khi ăn phải cá sống hoặc thức ăn từ biển. Sự mẫn cảm với Anisakis spp. được xác định bằng phát hiện kháng thể IgE đặc hiệu với Anisakis spp. trong huyết thanh các bệnh nhân và đặc điểm lâm sàng hay gặp nhất của bệnh là ngứa, mày đay (95-100%), đau bụng và rối loạn tiêu hóa (17-31%) và sốc phản vệ (30%). Với mức độ sốc phản vệ như vậy thì cần cảnh giác với loài này là cần thiết. Tất cả bệnh nhân cho thấy có triệu chứng cũng biểu hiện một lượng kháng thể cao là IgE trong máu (0.45-100 kU/L) đối với A. simplex.

Trong các nghiên cứu đó, các tác giả cũng đã xác định các loài cá nghi ngờ bị nhiễm Anisakis spp. là loại cá lạc, cá chình biển (40%), mực ống (30%), ốc biển (10%), cá ngừ (10%) và loài xác định Anisakis simplex được xem là một tác nhân gây dị ứng thực phẩm ở bệnh nhân khi có biểu hiện mày đay, phù mạch, sốc phản vệ sau khi ăn phải các thức ăn biển còn sống hoặc nấu chưa chín.Sự phát triển của dị ứng thực phẩm đang ngày càng gia tăng liên quan đến tiêu thụ thức ăn trên phạm vi toàn cầu. Tại Mỹ, khoảng 6% trẻ em và trẻ em nhỏ, 3,7% người lớn biểu hiện một số mức độ khác nhau về phản ứng dị ứng với một vài thực phẩm. Các thực phẩm chính nguyên trên trẻ em là sữa bò, trứng, đậu phụng, bột mì, hạt đậu, cá, các thức ăn biển có vỏ như tôm, cua, trai, sò, vẹm là các thực phẩm đứng đầu danh sách.

Bất kỳ cá hoặc loài động vật thân mềm nào cũng đều có thể bị ký sinh bởi ấu trùng giai đoạn 3 của Anisakis spp. Các loại cá thu, cá tuyết, cá trổng, cá mòi, cá ngừ, mực ống cũng là các loài dễ nhiễm KST cao nhất. Sự tiêu hóa hoặc ăn phải ấu trùng giai đoạn 3 của Anisakis spp. có thể gây nên bệnh Anisakiasis ở người.

Các triệu chứng của bệnh tăng lên khi giun đi xuyên qua niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng thuộc vùng ổ bụng và phản ứng dị ứng. Tiếp đó, một số bệnh nhân nhiễm trùng cấp tính và biểu hiện chủ yếu là triệu chứng dạ dày ruột như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và thương tổn qua hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng. Các triệu chứng cần phân biệt với nhiễm các loài KST do ăn cá sống (sán lá gan nhỏ Clonorchis spp. và sán dải cá Diphyllobothrium spp.). Tất cả tác nhân này khi nhiễm đều có thể cho triệu chứng về đường tiêu hóa, nên phân biệt là rất khó. Trong vòng vài giờ sau khi ăn phải ấu trùng, cơn đau bụng cấp xảy ra do giun gây ra kèm theo buồn nôn, nôn mửa, đôi khi ấu trùng gây ho. Nếu ấu trùng đi qua thành ruột vào trong ruột non, một phản ứng tăng sinh u hạt và tăng BCAT hình thành rất nặng và cũng có thể xảy ra trong 1-2 tuần sau khi nhiễm, hoặc có thể gây nên các triệu chứng giống như bệnh Crohn.

Anisakis là ký sinh trùng thường gây phản ứng dị ứng

Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority_EFSA) đã kết luận loại KST trên sản phẩm cá tiêu dùng mà con người có khả năng bị phản ứng dị ứng là ấu trùng giun anisakis được tìm thấy trên cá tươi. Theo báo cáo các chuyên gia châu Âu cho rằng người tiêu dùng ăn sản phẩm cá có ấu trùng anisakis ký sinh còn sống dễ bị dị ứng hơn khi tiêu dùng cá có ấu trùng ankasis đã chết. Việc ướp lạnh hoặc làm nóng có thể giết chết hoặc vô hiệu hóa hoạt động của ấu trùng loài ký sinh này.

EFSA khẳng định tất cả vùng khai thác đều có Anisakis spp. Riêng cá hồi Atlantic khi được nuôi trong lồng nổi hoặc các bể nuôi trên bờ và được cho ăn thức ăn không chứa động vật ký sinh còn sống nguy cơ bị nhiễm giun Anisakisspp. không đáng kể. EFSA đã đề xuất Liên minh châu Âu (EU) nên thắt chặt giám sát và chẩn đoán các phản ứng dị ứng đối với động vật ký sinh trên sản phẩm cá đồng thời tiến hành nghiên cứu một vài khía cạnh khác như vòng đời của động vật ký sinh, phân bố địa lý và vai trò phát triển rộng rãi của KST. Ngoài ra để giảm thiểu các trường hợp dị ứng, ESFA nhấn mạnh việc thông báo tới các chuyên gia y tế, công nhân ngành cá và người tiêu dùng về sự nguy hiểm của loài KST này và phương pháp loại trừ chúng.

Anisakis spp. là một loại giun tròn có chu kỳ phát triển liên quan đến cá và mực ống và bạch tuộc và có thể sinh ra các phản ứng dị ứng khi ăn sống hoặc chưa nấu chín các loại cá nhiễm. Anisakis spp. có có chu kỳ phức tạp, đi qua nhiều vật chủ, trứng Anisakis spp. đẻ ra trong biển và ấu trùng được ăn bởi các loại giáp xác. Giáp xác nhiễm sau đó được cá và mực ăn vào. Giun đào hầm vào trong thành ruột và đóng kén dạng lớp vỏ bọc bảo vệ, thường ở bên ngoài các cơ quan phủ tạng, nhưng thỉnh thoảng nằm trong cơ và dưới da. Chu kỳ hoàn chỉnh khi cá nhiễm bị ăn bởi các động vật có vú ở trong môi trường biển như cá voi, chó biển và cá heo. Giun đóng kén trong ruột, phát triển, giao phối và đẻ trứng vào trong nước biển qua phân của vật chủ.

Người bị nhiễm do ăn các cá còn sống hoặc chưa nấu chín. Tại một số quốc gia, nhiễm Anikasis phổ biến như Nhật Bản (do ăn cá sống mà chưa được đông lạnh trước đó), Scandinavia (do ăn cá tuyết, cá thu, cá mòi có chứa KST, Hà Lan (do ăn cá trích chứa KST) và các vùng Nam Mỹ(do ăn món cá sống ướp chanh như các món khai vị). Một số khác có thể do ăn mực ống, mực nang chứa KST, nhiễm trùng Anisakisspp. cũng không thường gặp tại các hồ và nuôi cá dạng nuôi trang trại hay cá được nuôi trong điều kiện nước có độ muối thấp.

Anisakis spp. vẫn có nguy cơ sức khỏe đối với con người. Anisakis spp. ly giải một số chất sinh hóa vào trong mô xung quanh khi chúng nhiễm vào cá. Vì nằm trong thớ thịt của cá, nên chúng cũng thường được tiêu thụ toàn bộ. Con người dễ nhạy cảm với các loài giun này, có thể mắc phải bệnh và có những phản ứng sốc phản vệ nghiêm trọng sau khi ăn cá nhiễm Anisakis spp. Điều này thường nhầm lẫn với dị ứng với một con cá hoặc các động vật biển có vỏ, các thành phần dị ứng với Anisakis spp. thường khó kiểm tra vì thường các bộ chẩn đoán có phản ứng dương tính chéo với các dị nguyên khác.


(còn nữa)

Ngày 06/02/2025
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích