Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 25/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 1 1 7 8 7
Số người đang truy cập
1 9 6
 Chuyên đề Sán lá gan
Nghiên cứu hiệu quả điều trị Triclabendazole đối với bệnh sán lá gan lớn tại tỉnh Bình Định

 

 

Sán lá gan lớn- một bệnh quá khứ song rất thời sự; sau gần 250 năm kể từ khi Linnaeus tìm ra Fasciola hepatica (1758) và gần 200 năm khi Cobbold tìm ra Fasciola gigantica (1856); tuy Fasciolae spp. chủ yếu ký sinh trên động vật nhai lại và người là vật chủ tình cờ đã nhiễm bệnh và mang nguy hiểm từ đó. Hiện nay, với Việt Nam thì SLGL là vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm. Trên thế giới có trên 65 nước có lưu hành SLGL và tại Việt Nam, đến thời điểm này bệnh SLGL có mặt ít nhất 47/64 tỉnh, thành và phủ khắp 15 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên, trong đó Bình Định chiếm tỷ lệ bệnh nhân khá lớn. Về điều trị, trong nước cũng như trên thế giới có rất nhiều phác đồ, song chưa được thống nhất dù thông qua nhiều Hội Nghị chuyên ngành (Hội nghị sán truyền qua thức ăn, Hội thảo bệnh nhiệt đới tổ chức tại Perth, Australia) và gần đây nhất có cuộc họp WHO tại Geneve, Thụy Sĩ về sử dụng thuốc triclabendazole trong phòng chống bệnh sán lá gan lớn (10/ 2006) và Hội thảo Ký sinh trùng quốc tế tổ chức tại Peru (9/2007) cũng đề cập điều đó.
 

          Trước đây phác đồ điều trị SLGL sử dụng dehydro emetin/ hoặc emetin chlorhydrate 1mg/kg/ ngày trong 10 ngày; bithionol (30-50 mg/kg dùng cách ngày và tổng đợt điều trị 10-15 ngày; mebendazole 50mg/kg/ ngày trong 7 ngày liên tục, Rombendazole plus và gần đây Artemisinin và dẫn xuất cũng cho thấy đạt hiệu quả 76-82% (tài liệu chưa công bố của tác giả Trần Tịnh Hiền và cs) có ít nhiều hiệu quả cải thiện bệnh, song các liệu trình như vậy có nhược điểm là dài ngày, độc tính cao; sau Hội nghị chuyên gia WHO (1997) đã chính thức đưa triclabendazole (TCZ) vào theo danh mục thuốc thiết yếu cho một số quốc gia có lưu hành bệnh (1997, 1999, 2002). Tại Việt Nam, WHO giới thiệu và khuyến cáo áp dụng tại Hội nghị “Sán truyền qua thức ăn” tại Hà Nộitháng1/2003 và mới đây vào 9/2006 đã có Hướng dẫn của Bộ y tế chính thức về chẩn đoán và điều trị bệnh SLGL bằng triclabendazole tại Việt Nam.

Khoảng tháng 3/ 2006, nhóm tác giả Lê Quang Hùng và cộng sự của Sở y tế Bình Định (Hồ Việt Mỹ, Châu Văn Sơn, Nguyễn Thị Ngọc Lan) và Bệnh viện ĐK tỉnh Bình Định (Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Huỳnh Thị Vân) với ý tưởng làm thế nào sớm có thuốc điều trị đặc hiệu vào danh mục thuốc thiết yếu cho bệnh nhân SLGL cho Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng, việc nghiên cứu đánh giá tác dụng, hiệu quả và độ an toàn của thuốc là việc rất cần thiết và đặc biệt điểm thành công và rất giá trị của nhóm nghiên cứu chính là chuyển ý tưởng thành đề tài NCKH nhằm đưa thuốc TCZ vào Danh mục thuốc thiết yếu Bộ Y tế.
 

Và mới đây, sau 1 năm nghiên cứu, theo dõi và đánh giá tác dụng của thuốc, vào ngày 27 tháng 12 năm 2007, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định đã tổ chức Nghiệm thu thành công đề tài NCKH cấp tỉnh này.Tham dự và tham gia nghiệm thu đề tài gồm có tiến sĩ Võ Ngọc Anh, phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Bình Định làm chủ tịch Hội đồng; Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Hồng Quang (Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, phản biện 1); Thạc sĩ, bác sĩ Trần Đình Đạt (Phó giám đốc Bệnh viện ĐK tỉnh Bình Định, phản biện 2), Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Đình Phước ( Phó giám đốc Viện Quân y 13, thành viên); Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Tiến Dũng (Giám đốc Bệnh viện đa khoa thành phố Quy Nhơn, thành viên); Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh (Phó giám đốc Bệnh viện phong da liễu Trung ương Quy Hòa, thành viên) và cử nhân Từ Mẫn Hiền (chuyên viên Sở khoa học công nghệ,thư ký hội đồng), đại diện cơ quan chủ quản đề tài và đơn vị thực hiện đề tài (Bác sĩ CK II Hồ Việt Mỹ). Ngoài ra, các đại diện cơ quan Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, Sở Tài chính Bình Định,…đến dự, đưa tin và phát biểu ý kiến tham luận.

Thông qua buổi nghiệm thu đề tài khoa học này, một số thành viên trong hội đồng cũng đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến đề tài và khía cạnh thực tiễn làm thế nào để truyền thông giáo dục sức khỏe để phòng chống bệnh SLGL tại địa bàn Bình Định, bên cạnh đó còn cập nhật và chia sẽ với các đồng nghiệp và các nhà khoa học về tình hình SLGL trên thế giới và Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến tỉnh nhà Bình Định, thông qua một số nét chính về kết quả điều tra tình hình nhiễm SLGL tại Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng của đoàn chuyên gia Tổ chức y tế thế giới (WHO) kết hợp với nhóm chuyên gia ký sinh trùng của đại học Valencia, Tây Ban Nha vào tháng 3 và tháng 4/ 2007 vừa qua; tình hình thuốc điều trị đặc hiệu SLGL thời gian qua và trong tương lai; các thành viên cũng không quên đề cập đến khả năng kháng thuốc này trên người (kháng thuốc triclabendazole trên động vật nhiễm sán lá gan lớn đã được thông báo rất nhiều) trong tương lai sẽ diễn ra như thế nào? Nừu có sẽ điều trị ra sao? Các vấn đề này sẽ kichs thích các nhà khoa học tiếp tục mở hướng nghiên cứu mới, nên chăng?

Thực tế, đề tài là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng hội đủ tính xác đáng, tính khả thi, tính ứng dụng và tính cấp thiết, đặc biệt được sự đồng thuận từ Sở khoa học công nghệ, Hội đồng khoa học kỹ thuật ngành y tế và Sở y tế, BVĐK tỉnh cùng Cơ quan quản lý đề tài. Bản thân tác giả và cộng sự đã tham gia và chủ trì nhiều đề tài liên quan đến SLGL tại Bình Định, nên kết quả phân tích những vấn đề còn bỏ ngõ trong đề tài trước đây đã giúp tác giả bổ sung số liệu về bệnh SLGL hoàn chỉnh hơn, thấu đáo hơn.

 

 

Ngày 14/01/2008
Ths. Bs.Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích