Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 25/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 1 1 8 9 3
Số người đang truy cập
1 9 9
 Chuyên đề Sán lá gan
Sự phong phú và đa dạng của loài sán lá gan nhỏ ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Bệnh sán lá gan nhỏ là một bệnh ký sinh trùng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nguyên nhân gây ra bệnh là do ăn phải cá nước ngọt có chứa ấu trùng sán lá gan nhỏ chưa được nấu chín.

Trên thế giới bệnh sán lá gan nhỏ hiện đang ảnh hưởng trực tiếp ít nhất 23 triệu người và là mối đe doạ đến sức khoẻ của hàng trăm triệu người khác. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới có khoảng 3 triệu người Thái Lan, Lào, Cămpuchia, nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini (O.viverrini), trên 19 triệu người Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và phía Bắc Việt Nam nhiễm Clonorchis sinensis (C.sinensis), 1,5 triệu người ở Liên Xô cũ, Nam Au, Trung Au và đông Au nhiễm Opisthorchis felineus(O.felineus).

Tại Việt Nam, loài sán lá gan nhỏ C.sinensis ở người được Grall phát hiện và thông báo năm 1887 và một số tác giả khác xác định sự phân bố. Bệnh lưu hành cao ở vùng đồng bằng Bắc bộ nhưHải Phòng, Hà Nội, có nơi tỷ lệ nhiễm tới 70%, tỷ lệ nhiễm trung bình ở người lớn là 40%, ở trẻ em là 8%. Ở miền Nam Dai V.Q đã thông báo 291 trường hợp nhiễm C.sinensis ở Sài Gòn (1969) và cho rằng những người này có nguồn gốc từ miền Bắc di cư vào năm 1954. Từ năm 1976 đến 2002, Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương đã xác định bệnh Clonorchiasis lưu hành chủ yếu ở miền Bắc với ít nhất 12 tỉnh, tỷ lệ nhiễm trung bình 19% (Kiều Tùng Lâm và CS, 1992), có nơi tỷ lệ nhiễm tới 37% như Nam Định, có nơi phân bố trên toàn tỉnh như Hoà Bình ( Nguyễn Văn Đề và cộng sự, 1996, 1998, 2002, 2003)

 

 Hình ảnh ăn gỏi cá giếc sống của người dân An Mỹ (Phú Yên)

Riêng đối với khu vực miền Trung-Tây Nguyên từ trước đến năm 1992 chưa có một nghiên cứu và công bố nào về bệnh sán lá gan nhỏ. Năm 1992, Nguyễn Văn Chương và CS của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã tiến hành điều tra phát hiện ổ bệnh sán lá gan nhỏ tại xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây đã phát hiện ra một loài sán lá gan nhỏ mới ở Việt Nam là Opisthorchis viverrini, tỷ lệ nhiễm bệnh là 36,5%. Như vậy lần đầu tiên ở Việt Nam, loài sán lá gan nhỏ O.viverrini được phát hiện tại miền Trung Việt Nam, loài ốc trung gian truyền bệnh là Melania tubeculata. Từ năm 1995, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tiếp tục điều tra mở rộng ra các xã lân cận của huyện Tuy An: An Chấn, An Hoà cho thấy tỷ lệ nhiễm từ 12-15%. Từ đó đến nay Khoa Ký sinh trùng của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tiếp tục điều tra phát hiện thêm sự lưu hành của bệnh sán lá gan nhỏ ở Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đak Lak, Kon Tum. Tỷ lệ nhiễm ở các tỉnh này khá thấp dao động từ 2-5%; tuy nhiên tỷ lệ nhiễm ở 3 xã của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định khá cao từ 15-20% (xã Mỹ Thọ, Mỹ Chánh và Mỹ Thành). Loài sán lá gan nhỏ ở các tỉnh này được xác định bằng hình thái học và sinh học phân tử đều là O.viverrini. Trong nhiều năm qua Viện đã tiến hành nhiều chương trình và dự án phòng chống bệnh này ở một số tỉnh nhiễm cao như Phú Yên, Bình Định. Năm2006, Khoa Ký sinh trùng của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tiếp tục điều tra phát hiện ra ổ bệnh sán lá gan nhỏ tại xã Thuận Hạnh, huyện Đak Song, tỉnh Đak Nông với 42/405 ca dương tính (tỷ lệ 10,37%). Điều đặc biệt ở đây là loài sán lá gan nhỏ sau khi điều trị và đãi phân thu được là loài Clonorchis sinensis. Sau khi điều tra phỏng vấn người dân cho thấy đa số người dân nhiễm sán đều từtỉnh Ninh Bình, Nam Định vào di cư làm ăn tại địa phương đã gần 20 năm. Tập quán đào ao thả cá và ăn gỏi cá ở vùng này giống như người dân ở các tỉnh miền Bắc. Theo nhận định ban đầu chúng tôi nhận định đây có thể là nguồn bệnh từ miền Bắc mang vào nên loài sán vẫn là C.sinensis.

 
  
 O.viverrini  C.sinensis

 

Như vậy khu vực miền Trung- Tây nguyên đã lưu hành ít nhất là 2 loài sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverriniClonorchis sinensis. Ngoài 2 loài sán này ra còn loài nào khác nữa không? hoặc có sự lai giữa 2 loài và vật chủ trung gian ở đây ra sao là câu hỏi sẽ được trả lời trong thời gian tới.

 

 

Ngày 18/07/2008
TS. Nguyễn Văn Chương  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích