Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 25/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 1 1 6 7 3
Số người đang truy cập
1 8 4
 Chuyên đề Sán lá gan
TS Nguyễn Văn Chương( người đứng) và CS đang mổ gan bò thu hồi SLGL tại thực địa
Sơ lược lịch sử phát hiện loài sán lá gan lớn Fasciola gigantica ở một số nước trên thế giới và miền Trung-Việt Nam

           Sán lá gan lớn (SLGL) Fasciola hepatica (F.hepatica) ở người được phát hiện và đặt tên bởi tác giả Linaeus vào năm 1758. Năm 1856 tác giả Cobbold đã tìm ra loài Fasciola gigantica (F.gigantica). Bệnh SLGL được phát hiện khắp nơi trên thế giới, nó được thông báo ở châu Au, Nam Mỹ, Trung Mỹ, châu Phi, châu Á. Đối với châu Phi hai loài SLGL đều lưu hành với các tỷ lệ nhiễm khác nhau: loài F.hepatica phân bố ở các nước Moroco, Algeria, Nam Phi; loài F.gigantica phân bố ở các vùng châu thổ sông Nil. Tại châu Á, bệnh SLGL gặp chủ yếu ở động vật ăn cỏ có sừng, tỷ lệ nhiễm SLGL ở người khá thấp. Loài SLGL F.gigantica đã tìm thấy ở Nhật Bảnvà một số nước khác nhưIran,Triều Tiên và An Độ. Theo Joseph Cboray một số ổ dịch tễ SLGL F.hepatica còn gặp ở Triều Tiên, Đông Iran và một vùng nhỏ của Nhật Bản; loài ốc trung gian truyền bệnh SLGL là Lymnaea truncatula hoặc L.viridis. Loài sán lá gan lớn F.gigantica gặp ở Thái Lan, Malaysia, Singapo và Indonesia; vật chủ trung gian truyền bệnh là loài ốc L.rubiginosa. Cả 2 loài sán lá gan lớn F.hepaticaF.gigantica đều gặp ở Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam, Lào, Cămpuchia và Philippine. Loài ốc trung gian truyền bệnh SLGL ở các đất nước này là L.a.swinhoei hoặc L.viridis; trong đó loài ốc L.a.swinhoei chỉ là vật chủ trung gian truyền bệnh của sán lá gan lớn F.gigantica, còn ốc L.viridis là vật chủ trung gian truyền bệnh cả 2 loài F.hepaticaF.gigantica 

 

 Hình ảnh tiêu
bản SLGL

          Ở Việt Nam, năm 1928 Codvell đã thông báo phát hiện ra loài sán lá gan lớn F.gigantica. Năm 1978, Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh thông báo đã gặp 2 trường hợp nhiễm SLGL ở người. Năm 1999-2000, Hồ Việt Mỹ và cộng sự đã điều tra ở 3 huyện của tỉnh Bình Định cho thấy tỷ lệ nhiễm SLGL ở cộng đồng là 0,56%; loài sán lá gan lớn thu thập ở bò là loài F.gigantica. Tuy có những báo cáo của ngành thú y về loài SLGL ký sinh ở động vật ăn cỏ, nhưng những báo cáo về loài sán lá gan lớn ký sinh ở người lại rất hiếm gặp.

Từ năm2003-2005, khoa Ký sinh trùng của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã tiến hành đề tài cấp Bộ: “ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh sán lá gan lớn ở một số điểm của 2 tỉnh miền Trung”. Đề tài được thực hiện tại 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà và kết quả cho thấy: mổ 8 gan bò tại 4 điểm nghiên cứu thu thập được 223 sán lá gan lớn trưởng thành trong gan; thu thập trứng sán lá gan lớn trong phân người bệnh nuôi cấy thành ấu trùng (Miracidium); sau khi định loại bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR: Polymerase Chain reaction) tại Việnxác định loài SLGL ở người và động vật (bò) đều là F.gigantica. Điều tra tại các điểm nghiên cứu cho thấy loài ốc Lymnaea swinhoei nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn với tỷ lệ 1,26%. Ngoài ra tháng 12/2006 Khoa Ký sinh trùng tiếp tục thu nhận 2 con sán trưởng thành chui từ ổ bụngvà từ bắp chân ra ở 2 bệnh nhân đều ở tỉnh Bình Định (1 ở huyện Tây Sơn, 1 ở thành phố Quy Nhơn). Kết quả xác định bằng PCR đều là loài sán lá gan lớn F.gigantica.

            
 
 
              Như vậy tại 3 tỉnh miền Trung (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà) chúng tôi đã xác định loài SLGL ký sinh trên người và động vật đều là loài sán lá gan lớn Fasciola gigantica. Liệu có loài sán lá gan lớn F.hepatica ở khu vực miền Trung hay không? hoặc còn có sự lai giữa 2 loài này hay không và các tỉnh còn lại trong khu vực nhiễm hay không nhiễm loài gì? Câu hỏi còn đang ở phía trước? Những nghiên cứu tiếp theo của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn sẽ trả lời cho các đồng nghiệp trong tương lai.

Ngày 01/08/2008
TS Nguyễn Văn Chương  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích