|
Fasciola hepatica |
Cảnh báo về kháng thuốc Triclabendazole (TCZ) do sán lá gan lớn Fasciola hepatica
Bệnh sán lá gan lớn vỗn dĩ có từ rất lâu, trên 5000 năm trước và tác động lớn nhất được đề cập là tác hại đến nền kinh tế chăn nuôi gia súc, song nó dường như đối với bệnh lý trên người chưa được để ý đến, mãi cho đến 15 năm trở lại đây. Tuy nhiên, ở Việt Nam bệnh xuất hiện như một bệnh mới nổi từ năm 2001-2007 với tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao, hàng năm trên phạm vi toàn quốc số ca lên đến con số ngàn. Thuốc điều trị sán lá gan lớn hiện nay không còn là nỗi lo thiếu thuốc, phần lớn được cấp điều trị miễn phí (phần lớn chứ không phải 100% vì thuốc đã có mặt trên thị trường và được sử dụng điều trị cho bệnh nhân rất phổ biến tại các phòng mạch tư nhân hiện nay), mặc dù thuốc cấp miễn phí điều trị nhưng không vì thế mà dùng một cách bừa bãi hay nói đúng hơn là dùng lãng phí, điều đó có nghĩa “Miễn phí” nhưng phải dùng thuốc đúng chỉ định một ca bệnh sán lá gan lớn (theo tiêu chuẩn của WHO., 2006) nếu không sẽ lãng phí thuốc và gây tăng áp lực thuốc và hiện tượng kháng thuốc là khó tránh khỏi. Kháng thuốc điều trị sán lá gan lớn Fasciola hepatica và Fasciola gigantica trên gia súc đã được nghiên cứu và báo cáo rất nhiều trên các tạp chí Thú y nổi tiếng thế giới và gần đây thông qua các hội nghị về ký sinh trùng quốc tế với số ca rải rác lẻ tẻ, đặc biệt gần đây nhất tại Hội nghị các bệnh ký sinh trùng tại Peru, 09/2007 cũng đã đề cậpvà lên tiếng cảnh báo về tình trạng kháng thuốc này. Nhân đây chúng tôi tóm tắt hai kết quả nghiên cứu với ý nghĩa như thế Nghiên cứu 1: Một nghiên cứu mới đây do nhóm tác giả M. McConville, G. P. Brennan, M. McCoy, R. Castillo, A. Hernandez-Campos, F. Ibarra và I. Fairweather, thuộc Nhóm nghiên cứu điều trị và Proteomics của ký sinh trùng, trường Đại học Khoa học sinh học, Học viện Queensland và Khoa khoa học thú y, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của bắc Ireland, Anh Quốc đồng thực hiện nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu bao gồm mô tả ký sinh trùng (KST) sán lá gan lớn Fasciola hepatica chưa trưởng thành kháng thuốc triclabendazole (TCZ), đây là một biểu hiện đáp ứng của cấu trúc vi vỏ trên in vitro với chất chuyển hóa sulphoxide của TCZ, kết quả ghi nhận những con sán Fasciola hepatica kháng với TCZ còn non được cho ủ trong môi trường in vitro với chất chuyển hóa sulphoxide (sulphoxide metabolite) ở nồng độ 10 μg/ml với môi trường và liều gây chết thực nghiệm, hợp chất alpha [5-chloro-2-methylthio-6-(1-naphthyloxy)-1H-benzimidazole], được theo dõi ở thời điểm 6 giờ và 18 giờ. Sau điều trị, các mẫu sán F.hepatica được kiểm tra, quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM_Scanning Electron Microscopy), kính hiển vi điện tử dẫn truyền ánh sáng từng lớp chi tiết (TEM_Transmission Electron Microscopy) và thực hiện xét nghiệm hóa mô miễn dịch tế bào với cấu trúc vi vỏ này của các con sán (ICC_Immunocytochemistry). Kết quả cho thấy giữa chủng sán nhạy và kháng có sự thay đổi cấu trúc đại thể và vi thể sán rõ ràng: - Qua quan sát dưới kính SEM cho thấy có sự phá hủy trực tiếp của chất chuyển hóa sulphoxide của TCZ lên đầu thân sau của sán, tại chỗ có dấu chỉ ra sưng phồng và nổi bóng nước (swelling and blebbing) trên lớp của cấu trúc vi vỏ; sự thay đổi này càng nghiêm trọng và lan rộng tổn thương hơn nếu thời gian ủ sán với thuốc dài hơn 18 giờ; - Dọc theo vết sưng phồng và nỏi bóng nước của vỏ sán, kết quả ghi nhận dưới kính TEM cũng cho biết có sự trương phồng hệ ty thể và lớp tế bào đáy lên nhiều lần. Bên cạnh đó, có một sự giảm các thể tiết T1 và T2 (secretory bodies) trong mô liên kết và mô hợp bào và bào tương sau 18 giờ ủ. Các bó cơ tròn của sán cũng bị phá hủy, tổ chức sợi cơ không đồng đều và tổng số sợi cơ giảm đi nhiều; - Nghiên cứu hóa mô miễn dịch tế bào cho biết sự phá hủy liên quan đến quá trình phân bố của hoạt tính miễn dịch của vi vỏ tubulin bên trong mô hợp bào và vỏ không đáng kể, trong khi phá hủy mô liên kết bào tương có liên đới đến tế bào vi vỏ rõ ràng. Kết quả chỉ ra alpha.SO có khả năng phá hủy cấu trúc vi vỏ tegument của những con sán 4 tuần tuổi kháng thuốc TCZ, mặc dù sự thay đổi hình thái học không có liên quan đến bất kỳ sự khác biệt nào khi nhuộm tubuline khác nhau có ý nghĩa. Nghiên cứu 2: Một nghiên cứu khác cho biết có sự thay đổi kháng thuốc ở chuyển vận Triclabendazole (TCZ) ở bên trong Fasciola hepatica và hiệu quả trái ngược của Ivermectine. Do nhóm nghiên cứu của L. Mottier, L. Alvarez, I. Fairweather và C. Lanusse thuộc la-bô dược, khoa ký sinh trùng đại học thú y quốc gia Buenos Aires, Argentina và nhóm nghiên cứu điều trị và sinh học phân tử của Đại học Queen University, Australia. Triclabendazole (TCZ) và Albendazole (ABZ) là các hơpự chất benzimidazole diệt sán phỏ rộng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thú y. Mặc dù TCZ có hoạt tính chống lại giai đoạn trưởng thành và chưa trưởng thành của sán lá gan lớn F.hepatica rất tuyệt vời, tác động của ABZ chỉ giới hạn ở những con sán lớn hơn 12 tuần tuổi. Việc sử dụng rộng rãi TCZ dẫn đến hậu quả kháng thuốc. Để ghi nhận rõ ràng cơ chế kháng thuốc của sán với TCZ, sự khuyếch tán kháng trên ex vivo của TCZ, TCZ sulfoxide (TCZSO, chất chuyển hóa có hoạt tính của TCZ), ABZ bên trong các con sán trưởng thành nhạy và kháng với TCZ (TCZ susceptible and -resistant adult flukes) được so sánh với nhau. Các con sán nhạy cảm với TCZ (tạm gọi là Cullompton) và kháng (tạm gọi Sligo) được ủ với thuốc và chất chuyển hóa của thuốc trong môi trường có Krebs-Ringer Tris buffer với từng loại thuốc hoặc là TCZ, hoặc TCZSO, hoặc ABZ(5 nmol/ ml) trong 90 phút. Nồng độ chất chuyển hóa/ hoặc thuốc TCZ được định lượng bằng máy sắc ký lỏng cao áp (HPLC_High-performance liquid chromatography). Tất cả phân tử được thử nghiệm đều xuyên thấm qua cấu trúc vivỏ tegument của cả sán nhạy và kháng. Tuy nhiên, nồng độ TCZ và TCZSO thấp cho phép sán phục hồi có ý nghĩa khi nghiên cứu bên trong những con sán kháng TCZ. Ngược lại, ABZ đi vào bên trong những con sán nhạy và kháng là ngang nhau. Sự cân bằng cơ chế dòng lưu influx/efflux bằng nhau đối với thuốc/ chất chuyển hóa TCZ, TCZSO và ABZ trong những con sán nhạy và kháng khi có sự có mặt hoặc không có mặt cơ chất (ivermectin) của chuyển vận thuốc P-glycoprotein được xem xét và đánh giá. Phương thức xúc tác của hoạt tính từ ivermectin của P-glycoprotein làm giảm ngoại dòng của TCZ (efflux) từ các chủng sán kháng. Nồng độ thuốc TCZ và TCZSO cao hơn cũng không ngăn cản được quá trình phục hồi của các con sán kháng khi có mặt chất ivermectin. Do vậy, các cơ chế influx/ efflux thay đổi có thể giải thích cho sự phát triển kháng thuốc TCZ do loài sán lá gan lớn F. hepatica trong các nghiên cứu trên.
|