|
Các Bác sĩ đang thăm khám bệnh nhân |
Cảnh báo tình hình bệnh sán lá gan lớn qua kết quả điều trị tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên 8 tháng đầu năm 2008
Diễn biến bệnh sán lá gan lớn ở khu vực miền Trung-Tây NguyênBệnh bệnh sán lá gan lớn (SLGL) được phát hiện ở nước ta từ cuối thập kỷ 70 nhưng ở mức độ rải rác, đến năm 2004 đến nay bệnh SLGL đã thực sự đáng báo động qua số ca phát hiện ở một số cơ sở điều trị thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và tỷ lệ số ca nhiễm ở cộng đồng qua các cuộc điều tra khoảng 6%. Năm 2006 bệnh SLGL bùng phát tại 47/64 tỉnh/thành với 3.838 ca mắc mới, trong đó khu vực miền Trung-Tây Nguyên là 3.543 ca chiếm 92,31%. Năm 2007 trong tổng số bệnh nhân SLGL 2.196 ca, khu vực miền Trung-Tây Nguyên phát hiện 1.862 ca chiếm 84,79%, trong đó tại Phòng khám chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn phát hiện và điều trị 672 ca. 8 tháng đầu năm 2008 số liệu từ các địa phương chưa thu thập được đầy đủ, nhưng tại Phòng khám chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã phát hiện và điều trị 617 ca mắc mới SLGL. Như vậy số lượng bệnh nhân sán lá gan lớn đến Viện điều trị đã giảm rõ rệt so với năm 2006, nhưng lại có xu hướng gia tăng hơn năm 2007. Kết quả điều trị và những cảnh báo về tình hình bệnh sán lá gan lớnSau khi nhận được sự hỗ trợ nguồn thuốc Egaten 250mg của Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã tổ chức các lớp tập huấn về chẩn đoán điều trị bệnh sán lá gan lớn cho các tuyến tỉnh và huyện, đồng thời cung cấp thuốc đến tận tuyến huyện để điều trị sớm ngay từ cơ sở nhằm giảm áp lực bệnh nhân về tuyến tỉnh và Phòng khám Viện. Tuy nhiên trong năm 2007, bệnh SLGL mới chỉ được thu dung điều trị chủ yếu tại các bệnh viện tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai; còn tuyến huyện số ca điều trị rất ít do khó khăn về điều kiện chẩn đoán phát hiện bệnh. | Các chuyên gia WHO thăm phòng Khám của Viện | Tại Phòng Khám chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn số bệnh nhân SLGL được phát hiện qua số bệnh nhân đến điều trị từ rất nhiều tỉnh như Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Gia Lai, Đak Lak, Kon Tum; trong đó tập trung nhiều nhất vẫn là các tỉnh Bình Định, Gia Lai, Phú Yên và Quảng Ngãi; riêng tỉnh Bình Định số bệnh nhân đến điều trị chủ yếu ở thành phố Quy Nhơn, huyện An Nhơn và Tuy Phước.
Qua số liệu thống kê hàng năm, bệnh nhân đến khám và điều trị nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 9; dự báo các tháng cuối năm 2008 số bệnh nhân sẽ tiếp tục gia tăng vì bắt đầu vào mùa mưa của miền Trung, các loại rau thuỷ sinh phát triển, nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn ở người sẽ nhiều hơn. Hiện nay, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đang tập hợp số bệnh nhân SLGL phát hiện trong năm 2008. Tình hình điều trị và sử dụng thuốc Egaten ở các tuyến điều trị thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên để báo cáo Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có kế hoạch tiếp tục hỗ trợ kinh phí hoạt động phòng chống cũng như nguồn thuốc đặc hiệu để đảm bảo cung ứng cho các tuyến điều trị có tỷ lệ bệnh nhân nhiễm bệnh sán lá gan cao trong năm 2009.
|