Nghiên cứu phát triển & điều chế vaccine, bước đột phá trong phòng chống bệnh sốt rét và giun sán trên thế giới
Vaccine phòng bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis và Opisthorrchis viverinii Một nghiên cứu được tiến hành và công bố vào tháng 6 năm 2004 do nhóm tác giả Ji-Sook Lee và Tai-Soon Yong, thuộc khoa ký sinh trùng, Viện y học nhiệt đới, đại học y Yonsei ở Seodaemungu, Seoul, Hàn Quốc. Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis là loại sán ký sinh mạn tính trong hệ đường mật. với loại protein gắn acid béo (fatty acid-binding protein_FABP) đóng vai trò quan trọng trong khâu vận chuyển nội bào cho acide béo được thu thập từ sán ở các vật chủ. Mặc dù, FABP kích thích tạo ra một chất được xem như ứng cử viên đích vaccine, bản chất của FABP từ C. sinensis (CsFABP) đến nay vẫn chưa được biết rõ ràng, trong nghiên cứu này người ta mô tả đặc điểm đơn dòng của vaccine tái tổ hợp FABP và phản ứng chéo khi thực hiện thử nghiệm Western blot. Phân tích giải trình tự cho thấy CsFABP cDNA chứa một khung mã hóa cho 134 aa có khối lượng phân tử chừng 15.2 kDa. Giải trình tự CsFABP cDNA cho thấy có tính tương đồng rất quan trọng với schistosome cytosolic FABPs, với việc xác định đến 49% a.a được giải trình tự và mức tương đồng đến 89% với loài sán máng Schistosoma japonicum. Phân tích DNA cũng cho biết tính tương đồng về trình tự a.a cũng rất cao với loài S. mansoni (Sm14; 83%) và tương đồng với loài Fasciola hepatica (80%). CsFABP cDNA dòng hóa thành vector của pET28a, trong Escherichia coli và protein tái tổ hợp. CsFABP tái tổ hợp lại có phản ứng chéo với huyết thanh của các bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn và sán lá phổi. Kết quả này cho thấy chất CsFABP có thể là một ứng viên tốt cho một vaccine phòng bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis. Một dự án toàn cầu phòng chống lại các bệnh ký sinh trùng có khả năng gây ung thư ở người cũng đang triển khai phát triển loại vaccine nhằm ngăn ngừa hậu quả dẫn đến ung thư đường mật của loài sán lá gan nhỏ.Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến nhiễm trùng (ung thư cổ tử cung liên quan đến virus HPV_Human Papilloma Virus chẳng hạn) nhưng không có mối liên quan chặt chẽ nào giữa nhiễm giun sán với bệnh lý ác tính ở người hơn là mối liên quan giữa ung thư đường mật với một loại sán lá gan nhỏ có tên gọi là Opisthorchis viverrini. Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu y học Queensland (The Queensland Institute of Medical Research_QIMR) cùng các cộng sự ở Thái Lan và Mỹ hiện đang bắt đầu một nghiên cứu tầm cỡ quốc tế để xác định cơ chế gây ung thư của loài sán này ở đường mật (ung thư biểu mô đường mật_cholangiocarcinoma_CCA). Khắp châu Á, đặc biệt khu vực Đông Á có tỷ lệ mắc ung thư loại CCA rất cao tại một số vùng có lưu hành loài sán này. CCA đặc biệt lưu hành cao ở vùng đông bắc Thái Lan-nơi mà người dân ăn các loại cá nước ngọt, chưa được nấu chín là một mắc xích chính càn lưu ý trong chế độ ăn uống. Tại vùng đông bắc Thái Lan và Lào, ước tính khoảng 6 triệu người nhiễm Opisthorchis viverrini và cho dù việc điều trị hàng loạt, một cách rộng rãi cũng được thiết lập từ trước song tỷ lệ mắc bệnh do Opisthorchis viverrini ở các vùng lưu hành như thế vẫn chiếm đến 70%. Ngoài ra, ở Thái Lan thì ung thư gan chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ca tử vong do ung thư và tỷ lệ CCA tại các vùng như thế rất khó xác định. Bằng cách so sánh, các nàh nghiên cứu ghi nhận rằng CCA chiếm tỷ lệ khoảng 24% trong số các ca ung thư gan ở Mỹ trong khi đó chiếm đến 87% số ca ở Khon Kaen, Thái Lan. Nghiên cứu của QIMR sẽ khám phá và phát hiện các gen ký sinh trùng và protein đặc trưng được tiết vào trong đường mật để hiểu rõ nhiễm trùng mạn tính mức như thế nào có thể dẫn đến sự hình thành khối u. Nhóm nghiên cứu cũng sẽ xác định các chỉ điểm “markers” có nguy cơ tiềm tàng gây nhiễm sán nặng và tiến triển thành CCA, thông tin cũng sẽ giúp chúng ta hiểu cơ chế bệnh sinh mức độ phân tử của bệnh và ngoài ra còn trợ giúp cho các chính sách y tế công cộng trong việc phòng chống bệnh sán lá liên quan đến ung thư biểu mô đường mật. Nền tảng cho việc nghiên cứu loại vaccine chống lại giun móc/ mỏ Các nhà nghiên cứu đã đưa ra cơ sở cho việc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine chống lại bệnh gium móc trên người, loại proteine ASP-2 được tiết ra bới ấu trùng giun mỏ ở giai đoạn nhiễm của Necator americanus, phát triển như một vaccine tái tổ hợp. Na-ASP-2 tái tổ hợp được thể hiện trong Pichia pastoris và protein tinh khiết được nêu lên do các nhà khoa học ở Mỹ báo cáo trong một báo cáo gần đây về vaccine. Tại thang 60L ( 60L scale), một proteine có trọng lượng 21.3 kDa được sản sinh ở trong một môi trường có nồng độ 0.4g/l với alhydrogel, sau đó đem tiêm vào những con chuột để xác định tiềm năng miễn dịch, 3 liều 50microgram của proteine tái tổ hợp này tạo ra một hướng vaccine cho căn bệnh này. Đầu tháng 2 năm 2000, Viện nghiên cứu vaccine Sabin có trụ sở chính tại Washington, D.C thành lập đơn vị nghiên cứu vaccine phòng bệnh giun móc (HHVI_Human Hookworm Vaccine Institute), tiếp đó Tổ chức Bill và Melinda Gates Foundation tặng cho một dự án triển khai trong 5 năm khoảng kinh phí lên đến 18 triệu USD, tháng 4 / 2003 thì lần đầu tiên ứng cử viên kháng nguyên vaccine đầu tiên được lựa chọn là protein ấu trùng Na-ASP-2 và tháng 4 / 2004 chứng chỉ cGMP công nhận cho loại kháng nguyên vaccine Na-ASP-2 tại Mỹ; tháng 12 / 2004 loại vaccine Na-ASP-2 được đệ trình xin xét duyệt cho tổ chức FDA; tháng 4/2005 thử nghiệm phase 1 lâm sàng với vaccine Na-ASP-2 tiến hành tại Mỹ; tháng 5/2005, quỹ Bill & Melinda Gates Foundation tiếp tục tài trợ 21.8 triệu USD nữa cho nghiên cứu tiếp tục loại vaccine này (trong 5 năm); đến tháng 1 / 2006 chứng nhận cGMP được cấp cho 3 lô nghiên cứu vaccine Na-ASP-2 tại Mỹ; tháng 4 / 2006 nghiên cứu lâm sàng phase 1 tiếp tục thử nghiệm tại Brazil; tháng 8/2006 quỹ Bill & Melinda Gates Foundation tiếp tục tài trợ khoảng kinh phí 13.8 triệu USD hoạt động 4 năm cho phát triển và hoàn chỉnh loại vaccine này. Mục đích của nghiên cứu mang lại một vaccine hiệu quả, an toàn cao được phân bổ đến các quốc gia có bệnh lưu hành giun móc, mỏ cao như châu Phi, nam Mỹ, châu Á,…đây là loại vaccine phối hợp 2 loại kháng nguyên (vaccine nhị giá_bivalent), một sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch đối kháng lại đích giai đoạn ấu trùng (nhằm giảm ấu trùng di chuyển trong mô) và một còn lại đáp ứng với giai đoạn trưởng thành của giun. Vaccine giun móc hiện đang tiếp tục thử nghiệm các giai đoạn còn lại và nó không thể phân phối rộng rãi trong nhiều năm vì lý do kinh phí, nên vaccine này không thể “bao cấp” mãi được. Do vậy, dự án vaccine này sẽ là đối tác với các nhà sản xuất vaccine và các bộ y tế các nước tại các quốc gia đang phát triển cùng triển khai loại vaccine này trong tương lai. Song song với công trình nghiên cứu tại Mỹ, một hội thảo nghiên cứu quốc tế được tài trợ bởi Quỹ Bill và Melinda Gates, dự án nghiên cứu vaccine phòng giun móc, mỏ loại tái tổ hợp cũng được tiến hành và tác giả chính của nghiên cứu tại đại học Queensland này là tiến sĩ Loukas cho rằng các vaccine tái tổ hợp này sẽ giết chết giai đoạn ấu trùng của giun, thế là làm bất hoạt khả năng xuyên thấu qua da của ấu trùng và không thể truyền bệnh. Các nàh nghiên cứu tại QIMR phát triển vaccine gồm hai thành phần, nhị giá (bivalent vaccine) chứa 2 loại protein. Loại protein thứ 2 là một chất ly giải loại haemoglobinase-đây chính là một enzyme được ký sinh trùng sử dụng tiêu hóa máu. Nghiên cứu sơ bộ này chỉ ra một loại vaccine dựa trên enzyme haemoglobinase sẽ chặn đứng tiến trình ăn máu của giun móc, gây chúng đói và chết. Một số vaccine chống lại bệnh sốt rét đã và đang thử nghiệm trên người Về vaccine phòng bệnh sốt rét, tại sao đến nay các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu thành công? Có lẽ vaccine chế tạo ra chưa thành công bởi nhiều lý do, nhưng chúng ta biết rất rõ rằng sự phát triển của KSTSR có nhiều giai đoạn (multistages), đa thể (multiforms), do đó để có được một vaccine có hiệu lực bao phủ đa thể và đa giai đoạn như vậy là điều rất khó, đó là chưa kể đến vaccine này liệu có bao phủ “tính đa dạng về kháng nguyên” của loài ký sinh trùng sốt rét, nhất là loài hay gây ác tính Plasmodium falciparum. Một nghiên cứu gần đây nhất, tập trung các nhà khoa học rất nổi tiếng trong lĩnh vực miễn dịch học và sốt rét học cũng phải nhìn nhận rằng: nhiều yếu tố do loài ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) đã là những thử thách lớn trong việc chế tạo vaccine. KSTSR phát triển cả trong cơ thể muỗi và người. Tầm cỡ và tính phức hợp trong di truyền của ký sinh trùng cũng cho thấy điều đó, nghĩa là mõi lần nhiễm có hàng ngàn kháng nguyên đối mặt với hệ thống miễn dịch ở người. KSTSR cũng thay đổi qua nhiều giai đoạn, ngay cả khi nằm trong vật chủ là người, chúng cũng trình diện nhiều loại kháng nguyên (protein) khác nhau tùy từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ. Việc hiểu biết cơ chế như thế sẽ giúp chọn ra các đích của vaccine đã phức tạp rồi, bên cạnh đó ký sinh trùng còn phát triển một loạt chiến lược lẩn tránh, che dấu hoặc đánh lừa hệ miễn dịch ở người nữa.Nhìn lại chu kỳ, chúng ta sẽ thấy tính phức tạp là làm sao để lựa chọn đích (target) để phát triển một vaccine: 1. Nhiễm sốt rét bắt đầu khi muỗi cái Anopheles có ký sinh trùng đốt người, thể thoi trùng (sporozoites) và tiếp đó chu du trong dòng máu; 2. Thoi trùng sẽ nhanh chóng vào trong gan người; 3. Thoi trùng nhân lên chu kỳ vô tính trong tế bào gan qua 7-10 ngày tiếp theo, lúc này chưa có triệu chứng gì; 4. Trên mô hình thử nghiệm động vật, KSTSR thể merozoites, được phóng thích từ các tế bào gan trong các túi (vesicles), đi qua tim, đến phổi-ở đó chúng tập trung chủ yếu vào mao mạch phổi. sau cùng các túi ly tách, giải phóng merozoites vào dòng máu để phát triển; 5. Trong dòng máu, merozoites xâm nhập vào trong hồng cầu và nhân lên trở lại cho đến khi các tế bào ứ, tràn đầy. Rồi chúng xâm nhập nhiều hơn vào hòng cầu, cứ thế chu kỳ lặp lại, gây nên cơn sốt, cứ mỗi lần như thế thì ký sinh trùng vỡ ra xâm nhập vào hồng cầu; 6. Một vài tế bào hồng cầu nhiễm KSTSR ra khỏi chu kỳ vô tính. Thay vì sao chép, các merozoite trong các hồng cầu lại phát triển thành thể hữu tính, gọi là giao bào (gametocyte), lưu hành trong dòng máu; 7. Khi muỗi đốt một người nhiễm sốt rét, nó sẽ tiêu hóa gametocyte, phát triển thành các tế bào hữu tính trưởng thành gọi là gametes; 8. Các gametes cái thụ tinh phát triển thành ookinetes di động, đào hầm xuyên qua thành ruột muỗi và hình thành nên oocysts trên bề mặt; 9. Bên trong oocyst, hàng ngàn thoi trùng hoạt hóa, đến khi ứ đầy oocyst, ly giải ra sporozoitesvào trong khoang cơ thể và chu du trong tuyến nước bọt của muỗi; 10. Chu kỳ nhiễm ở người bắt đầu trở lại khi muỗi mang thoi trùng đốt một người khác. Trong gần 20 năm qua, các nhà khoa học cũng đã tập trung nghiên cứu rất nhiều về loại vaccine phòng bệnh này, bao nhiêu nhân lực, vật lực từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, quốc tế đã đầu tư rất nhiều, song vẫn chưa thỏa đáng, nghĩa là vẫn còn trong mong đợi của nhiều người, đặc biệt cộng đồng dân đang sống trong những vùng sốt rét và bệnh ký sinh trùng và đơn bào khác bao vậy. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã báo cáo về các tiến bộ chế tạo vaccine sốt rét ở Nhật, Mỹ và Anh. Nghiên cứu đầu tiên là một phương pháp phát triển vaccine sốt rét dựa trên kết quả và dữ liệu ngân hàng gen cDNA chuỗi dài toàn phần, họ đã mô tả một phương pháp mới để sàng lọc những ứng cử viên đưa vào thử nghiệm vaccine DNA có sử dụng một mô hình nhiễm sốt rét ở chuột. Để phát triển và điều chế lọai vaccine hiệu quả này, các nhà nghiên cứu tập trung vào và đã mang lại một số thành công nhất định. Sự hoàn chỉnh giải trình tự bộ gen (genome sequencing) của Plasmodium falciparum đã mang lại thông tin vô giá để đạt đượcmục đích này và hiện nay họ tiếp tục nghiên cứu về chuỗi cDNA với mục đích hoàn chỉnh vaccine trong năm 2009 đến. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 6/2006 do các nhà khoa học thuộc khoa xét nghiệm sinh học của giun sán, Viện nghiên cứu y khoa Queensland, Australia, đứng đầu là Tiến sĩ Alex Loukas. Họ đang và đang bào chế một loại vaccine chống lại ký sinh trùng sán lá-một bệnh do ký sinh trùng ảnh hưởng lên sức khỏe của hơn 200 triệu dân trên toàn thế giới. Cơ chế bảo vệ của vaccine này hoạt động thông qua kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể, hình thành cơ chế bảo vệ và chống lại ký sinh trùng sán lá. Qua thử nghiệm, vaccine này làm giảm tỷ lệ nhiễm và phát bệnh sán lá trên 60%. Tiến sĩ Alex Loukas cho biết vaccine có thể cứu sống hàng ngàn người vì đây là giải pháp thực tế hơn là liệu pháp điều trị đặc hiệu như hiện nay, nghĩa là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ông Loukas nói thêm: “có những loại thuốc có thể tiêu diệt tận gốc ký sinh trùng song nếu còn nhiễm thì người đó phải mang thuốc theo mình suốt đời”, vaccine này có thể bảo vệ cho họ trong 5-10 năm thay vì người đó sẽ phải điều trị trong vài lần trong năm. Hiện vaccine này đang được thử nghiệm trên động vật và đang chờ quỹ tài trợ để thử nghiệm trên con người. Các động vật, đặc biệt là gia súc có phục vụ cho nông nghiệp bị nhiễm sán lá gan lớn (SLGL) được điều trị với thuốc đặc hiệu triclabendazole. Tiếc thay, vũ khí lợi hại này đang trong tình trạng kháng thuốc lan rộng do loài sán này. Trong bối cảnh thiếu một loại thuốc mới để chế ngự tình trạng kháng thuốc và tìm một giải pháp thuốc thay thế nhằm tránh đề kháng này là việc cần thiết. Một chiến lược mới đầy hứa hẹn nhất để chống lại loài ký sinh trùng này là công tác chủng ngừa. Để một vaccine đạt được sự chọn lựa nhất là phải có đặc tính an toàn, không gây hại cho môi trường và được sự chấp nhận người tiêu dùng, đặc biệt vaccine đó không có lượng tồn dư về hoá chất trong thịt cũng như trong sữa của con vật sau khi được tiêm chủng. Sản phẩm vaccine thông minh “smart weapon” mới này nhằm hạn chế sự tấn công của sán lá gan vào gan vật chủ trước khi chúng có cơ hội gây ra các tổn thương đáng kể. Nguyên tắc cơ bản của chủng vaccine là con vật đó được tiêm vaccine (thường là một sản phẩm từ tác nhân nhiễm đã được giảm độc tính hoặc chết). Điều này sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch, cho phép vật chủ nhận ra và khống chế các đợt tấn công của SLGL vào vật chủ sau đó. Việc chế tạo ra một vaccine cho ký sinh trùng khó gấp trăm ngàn lần so với chế một vaccine chống lại virus bởi hai lý do chính: thứ nhất là bất kỳ một loài ký sinh đơn giản nào chăng nữa cũng có mức độ gen di truyền phức tạp gấp 12.000 lần loài virus điển hình; thứ hai là về chu kỳ sinh học của nó rất đa dạng cấu trúc và nhiều giai đoạn và qua nhiều vật chủ trung gian khác nhau trong suốt quá trình phát triển của chúng. Chính vì lẽ đó, quy trình để tạo ra một loại vaccine tấn công vào đích đặc hiệu của sán lá gan lớn là rất khó khăn. Một nghiên cứu thứ 3 cũng song song tiến hành trong thời gian này, dựa trên nghiên cứu loại proteine gắn acide béo Fasciola hepatica khác nhau giữa các con sán trưởng thành. Điểm khác biệt là các acide béo gắn kết với Fasciola hepatica là các acide béo có trọng lượng phân tử 12-kDa, loại này khác với acide béo chiết xuất từ các con sán trưởng thành (giai đoạn phát triển của sán khác nhau thì có lọai acide béo khác nhau). Thành phần của acide béo Fasciola hepatica 12 kDa tinh khiết có bản chất là proteine gắn acide béo nguyên bản (native FA-binding protein_nFh12), một thành phần chế vaccine chống lại bệnh sán lá gan lớn đã được báo cáo. chuỗi phân tử acide béo có chiều dài từ 12-24 carbon. Chuỗi chính acide béo có tỷ lệ như sau: 16:0, 18:1 n-9, 18:0, 20:4n-6, and 20:1 n-9, Các nhà nghiên cứu Nestor M. Carballeiravà cộng sự ở trường đại học Puerto Rico đã trình bày báo cáo ở Mỹ cho rằng các acide béo 16:0, 18:1 n-9, và 18:0 bao gồm hơn một nửa các acide béo gắn kết toàn bộ proteine trong sán. Một chiến lược mới đòi hỏi khắc phục những trở ngại trên là chế tạo vaccine với nguồn năng lượng của SLGL và bắtchúng dừng lại các chu chuyển phát triển đang dang dở. Để đạt được điều này, họ đã nghiên cứu làm thế nào biết được rõ bản chất các enzyme (của sán) vốn đã giúp cho sán xâm nhập vào vật chủ để chống lại sán. Kết quả đầy hứa hẹn hơn họ tưởng, vaccine đã bảo vệ chống lại sán cho các vật chủ, giúp vật chủ giảm đến 66% tình trạng nhiễm cũng như số lượng sán so với nhóm chứng (không dùng vaccine). Những công trình nghiên cứu tiếp theo nhằm tối ưu hoá về phân phối vaccine và chỉ định đường dùng vaccine, nếu thành công thì chế phẩm vaccine mang lại cho các trang trại chăn nuôi gia súc một biện pháp mới trong phòng chống bệnh SLGL trên đàn gia súc, họ được lợi về nhiều mặt cả hiệu quả, trong sạch môi trường và thúc đẩy lợi nhuận về chăn nuôi trong thời gian đến. Một nghiên cứu thứ 4vềvaccine tái tổ hợp chống lại bệnh SLGL cho các vật nuôi trong nông nghiệp (A recombinant vaccine for the control of liver fluke diseases of Agriculture animals) của Viện công nghệ sinh học Ireland cũng cho biết thuốc đặc hiệu triclabendazole-thuốc duy nhất hiện nay điều trị bệnh SLGL đang có một tỷ lệ kháng lan rộng, không chỉ ở Ireland mà còn ở Hà Lan và Australia, tiếp đó các biện pháp khống chế không được thoả mãn. Từ đó, hướng mở ra là làm thế nào chế một loại vaccine ngăn ngừa cả giai đoạn cấp và mạn tính của bệnh là việc cần thiết và kết quả thử nghiệm lâm sàng bước đầu cho thấy có nhiều hứa hẹn. Liên quan đến Cathepsin L proteinases xem như là một đích ngắm cho ứng cử viên của loại vaccine chống lại Fasciola hepatica ở động vật nhai lại do nhóm nghiên cứu Mulcachy và Dalton thuộc Khoa vi trùng và ký sinh trùng, ĐH quốc gia Ireland. Xuất phát từ ý tưởng quần thể Fasciola hepatica đề kháng với thuốc đặc hiệu diệt sán, nên giải pháp đưa ra một thuốc mới để chống kháng là điều cần thiết, song điều đó đến nay vẫn nằm trong giai đoạn thử nghiệm. Tiến trình cho một loại vaccine chống lại sán lá gan lớn là tối ưu nếu nó rất có ích cho môi trường và được sự chấp nhận người tiêu dùng, mang lại lơinhuận kinh tế gia súc. Cathepsin L proteases bao gồm Fhe CL 1 và Fhe CL 2, được tiết ra bởi SLGL ở tất cả các giai đoạn phát triển của chúng trong động vật có vú, chất này người ta cho rằng có đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hỗ trợ ký sinh trùng di chuyển, gây hủy hoại cấu trúc mô, ăn các chất vụn và xâm nhập tạo ra miễn dịch. Các tác giả cân nhắc về các điểm đích (targets) đầu tiên cho công trình chế tạo vaccine. Qua nghiên cứu vaccine trên gia súc và cừu, kết quả cho thấy mức độ bảo vệ cho vật chủ đạt đến 72-79%, có thể thu được sự miễn nhiễm do sử dụng loại vaccine chiết từ Cathepsin Ls trong môi trường Freunds. Loại vaccine này cũng cho thấy một hiệu quả rất cao về khả năng tạo phôi thai và sinh sản (anti-embryonation/anti-fecundity effects) trên loài ký sinh trùng và do đó, chúng có tác động lớn lên sự lan truyền của bệnh đối với vật chủ trung gian. Trong khi sự nhiễm trùng tự nhiên ở cừu và gia súc dường như tạo ra một đáp ứng miễn dịch Th2 không bảo vệ hữu hiệu thì ngược lại nghiên cứu này chỉ ra rằng sự bảo vệ sẽ giảm nếu tiêm chủng liên quan đến những yếu tố đáp ứng Th1, nên vấn đề vẫn còn đang tranh luận. Liên quan đến thành phần Glutathione S-transferase (GST) để chống lại Fasciola hepatica ở cừu do nhóm nghiên cứu của Sexton và cộng sựthuộc Viện nghiên cứu thú y, khoa y học nông nghiệp Attwood, Australia tiến hành. Tiềm năng của GST được xem như một ứng cử viên vaccine chống lại sán lá gan lớn ở động vật nhai lại như cừu (n = 9), loại GST tinh khiết chiết từ sán trưởng thành của Fasciola hepatica và 500 ấu trùng F. hepatica. Việc chủng vaccine tạo ra một lượng lớn kháng thể đối với đáp ứng GST; ngược lại, nó đáp ứng kém với kháng nguyên hoặc mức đáp ứng không thể phát hiện được đối với kháng nguyên này (Ag) khi quan sát trên cừu bị nhiễm sán. Trong suốt quá trình thử nghiệm, quá trình nhiễm sán được giám sát bằng cách đo nồng độ Hb trong hồng cầu, mức tổn thương gan và lượng thải trứng ra phân của cừu. Kết quả phân tích cho thấy có một tỷ lệ nhỏ (n = 4) của số được chủng vaccine không có thiếu máu, giảm tổn thương gan và số lượng trứng trong phân trung bình thải ra ít hơn so với nhóm chứng và đặc biệt số lượng sán nhiễm cũng thấp hơn. Lượng sán trong gan ở nhóm chủng vaccine GST (107 +/- 22) là 57% thấp hơn so với nhóm chứng bị nhiễm mà không tiêm vaccine (250 +/- 25). Trong số 4/9 ca trong nhóm tiêm vaccine GST cho thấy giảm 78% lượng sán so với nhóm chứng. Những kết quả này cho thấy GST của sán F. hepatica trưởng thành là một kháng nguyên mới (novel Ag) mà chúng có thể bảo vệ cừu đặc hiệu chống lại SLGL; kết quả cũng chỉ ra đáp ứng miễn dịch đối với GST là trực tiếp tới việc làm giảm lượng sán non, điều đó cho phép chúng ta tin tưởng tạo ra một vaccineđặc hiệu cho động vật kháng lại loài sán này; Một nghiên cứu khác cũng liên quan đến chế tạo vaccine tái tổ hợp để chống lại bệnh sán lá gan trên các động vật phục vụ cho nông nghiệp. Sự lan rộng kháng thuốc của sán, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm khó đạt được tốt, thường xuyên là áp lực lớn cho công tác phòng chống, nên để giảm sự tồn lưu hóa chất trong thịt và trong sữa và tăng hiệu quả giám sát tác động lên ngành nông nghiệp, đồng thời tránh hiện lượng tăng áp lực thuốc dẫn đến kháng thuốc thì việc ra đời vaccine là cần thiết. Phần lớn hiện nay các quốc gia đang khởi động nhiều kỹ thuật, công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Quan trọng nhất, phòng chống bệnh ký sinh trùng bằng cách gây cơ chế miễn dịch nhắc lại cho các động vật được xem là phương thức lý tưởng để phòng bệnh vì vaccine rất tối ưu về nhiều mặt cho môi trường (vaccines are 'environmentally friendly') hay nói đúng hơn vaccine không làm hại môi trường, chúng không gây sự tồn lưu và gây ảnh hưởng lên sản lượng thịt và sữa của gia súc. Hiện nay, thuốc triclabendazole là một lọai thuốc quan trọng và đặc hiệu trong phòng chống bệnh vì nó có hiệu lực trên cả giai đoạn sớm và muộn cuả bệnh; do vậy, thuộc hiện đang dẫn đầu trên thị trường. Tuy nhiên, quần thể sán kháng lại triclabendazole đã xuất hiện tại nhiều quốc gia bao gồm Ireland, Hà Lan và Australia, nên việc ra đời một vaccine có khả năng ngăn ngừa giai đoạn cấp và mạn tính của bệnh là một điều lý tưởng. Tài liệu tham khảo1. Liver fluke control strategy (2005). Copyright 2001 Harcourt Publishers Ltd. 2. Mulcachy G, Dalton JP et al., (2003). “Cathepsin L proteinases as vaccines against infection with Fasciola hepatica in ruminants”. Copyright 2001 Harcourt Publishers. 3. Sexton JL, Milner AR, et al.(1990). “Glutathione S-transferase. Novel vaccine against Fasciola hepatica infection in sheep”. http://www.ncbi.nih.ogr.com 4. Mulcahy G, Dalton JP.Cathepsin L proteinases as vaccines against infection with Fasciola hepatica (liver fluke) in ruminants 5. Blood fluke vaccine testing well. Katelyn John, New.com. Au, June 21, 2006 6. A Recombinant Vaccine for the Control of Liver Fluke Disease of Agricultural Animals. Dr Ciaran O'Beirne Project Manager, Technology Transfer NovaUCD University College Dublin Belfield, Dublin 4, Ireland.
|