Từ nghiên cứu tổn thương giải phẫu bệnh do sán lá gan lớn trên gia súc đến tổn thương trên người
Nghiên cứu tổng thể và chi tiết về loài ký sinh trùng sán lá gan lớn Fasciola spp ở người là một khía cạnh thú vị đã và đang được quan tâm của các nhà ký sinh trùng trên thế giới và Việt Nam, thế nhưng lĩnh vực phân tích chi tiết tổn thương đại thể và vi thể do sán lá gan lớn trên hệ gan mật (hepatobiliary lesion) của người và một số cơ quan khác (khi lạc chỗ) vẫn còn nhiều khoảng trống chưa đầy đủ (ngoại trừ tổn thương bệnh học do tác giả Chen và Mott hoặc Boray và cộng sự mô tả những năm 60s). Tuy nhiên, tổn thương bệnh học do loài ký sinh trùng sán lá này trên các loài gia súc, nhất là trâu bò, dê lại được nghiên cứu rất kỹ, đặc biệt các thông tin đăng tải của các nghiên cứu của Hội y học thú y Mỹ (The American Veterinary Medical Association) với sự cộng tác của các nhà giải phẩu bệnh của trường đại học thú y Mỹ (The American College of Veterinary). Các nghiên cứu được mô tả chi tiết từng loại, từng thể bệnh khác nhau cũng như hình thái tổn thương vô cùng đa dạng. Hy vọng, qua các thông tin này, các nhà nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở người có cơ hội hoặc ít ra suy luận liên quan đến bệnh sán lá gan lớn gây tổn thương trên hệ gan-mật ở người, theo những nét riêng và chung (nếu có thể). Qua đó, có thể phân biệt chẩn đoán với một số bệnh nguyên khác như vi khuẩn, virus. Báo cáo ca bệnh thứ 1:Bệnh nhân là một nam giới, trưởng thành, chuyên làm nghề thiến bò có bệnh sử được nghiên cứu và ghi nhận tại tại lò mổ súc vật ở bang Texas, Mỹ. Tổn thương bệnh học ở người này rất đáng chú ý là vì tạng gan sưng, phồng to, biến màu đen và xuất hiện nhiều hạch lympho trên gan màu đen, các nang khác thì màu vàng và hóa cứng. Về mặt mô bệnh học: các tác giả nhiều hạch nhiều ổ và cầu nối xơ hóa ở vùng tĩnh mạch cửa, với sự gia tăng các vi mạch máu nhỏ, sung huyết và tăng sinh đường mật phụ. Trong các stroma xơ hóa là các ổ hoại tử với thâm nhiễm các sợi fibrin, tổ chức tế bào vụn nát, thâm nhiễm eosin, khoáng hóavànhiều trứng dày, vỏ màu vàng với kích thước đến 90 x 140µm về đường kính. Nhiều trứng bị vở vỏ, bên trong chứa các chất globulin và protein, khoáng chất. Các ổ hoại tử nằm ngoài các tế bào khổng lồ đa nhân và các đại thực bào lớp biểu mô mà nó uốn cong vào bên trong vùng ngoai vi của mô, vách mạch bị xơ, xuất hiện thâm nhiễm bạch cầu eosin, đại thực bào, nhiều bào tương, lymphocyte và neutrophile. Xen lẫn với các chất tiết viêm và stroma sợi là rất nhiều hạt màu đen (gọi chung là birefringent) và màu vàng của ánh sáng khử cực, “hạt sán” (iron-porphyrin pigment). Vùng ngoại vi tĩnh mạch cửa có thâm nhiễm đa ổ mức độ từ nhẹ đến trung bình với thâm nhiễm nhiều bạch cầu eosin, lympho và bào tương, thực tế điều này thường có liên quan đến xơ hóa quanh khoảng cửa và di chuyển lan rộng nhiều tế bào viêm vào trong lớp lamina của ống mật. Nhiều ổ hoại tử và tăng sinh lớp tế bào biểu mô đường mật, bao quanh bởi một số lượng trứng sán, các tế bào khổng lồ đa nhân và đại thực bào bên trong lớp tế bào nội mô lamina. Kết luận và chẩn đoán bệnh nguyên: viêm hệ thống gan mật thâm nhiễm đa ổ với thâm nhiễm bạch cầu eosin, kèm xen kẻ trứng và hạt pigment giữa các tổn thương; tác nhân là sán lá gan phù hợp với loài Fasciola hepatica. Sự phân bố tĩnh mạch cửa kết hợp với kích thước của trứng giun là một hướng chẩn đoán sán lá gan lớn ở cừu và gia súc, loài Fasciola hepatica. Nhiễm trùng tiềm tàng có thể xuất hiện trên nhiều vật chủ khác nhau, bao gồm loài gặm nhấm, thú có túi như kanguru, Perissodactyla, proboscides, động vật nhai lại, kể cả người. Các con sán chưa trưởng thành sống trong đường tiêu hóa gây hoại tử chống đông, xuất huyết, tăng eosin và tạo phản ứng viêm u hạt, như một kẻ lan thang khắp nhu mô, cuối cùng chúng cư trú một số lượng lớn trong đường mật-nơi đó chúng trưởng thành và gây viêm gan viêm đường mật (cholangiohepatitis). Trên cừu và ngựa, sự kích thích và dãn nở của ống mật sinh ra tình trạng xơ hóa nhiều hơn. Ngược lại, trên gia súc thì tổn thương càng nhiều kèm theo loét ống mật chủ thì càng làm cho tăng sinh xơ mạch, dẫn đến ống mật với tế bào dạng ống, chứa dịch mật màu nâu đen, kèm mủ, xác sán, mảnh vụn tế bào, trứng sán xen lẫn(cellular detritus). Ngược lại, sán lá gan lớn thể magna, một loại sán lá lớn ở gia súc, sống trong nhu mô gan. Trên các vật chủ tự nhiên của chúng thì sán sống trong nhu mô gan. Trong các vật chủ tự nhiên như hươu nai là dung nạp với sán này và chỉ có tổn thương gan nhỏ, hình thành các nang lây lan rộng toàn ống mật, cho phép tồn tại trứng và hóa thành phân. Trên gia súc, các con sán đóng kén hoặc bị hóa nang bởi các mô liên kết, nên không bị nhiễm lan rộng ra đường mật và tích tụ mềm dần, các thành phần sán và trứng vữa ra nhỏ. Trên cừu, ký sinh trùng không đóng kén do vật chủ là chính, điển hình; vì thế, sán có thể di chuyển tự do kèm với quá trình gấp khúc uốn lượn, đổi màu đen, dãn lớn đường mật khi chúng di chuyển lang thang trong nhu mô gan. Báo cáo ca bệnh thứ 2:Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu bệnh học của Athen, Ai Cập (USDA, FSIS, OPHS-Pathology, Eastern Laboratory, Russell Research Center, P.O. Box 6085, College Station Road, Athens, GA 30604). Sán lá gan lớn ký sinh trong đường mật chứa một lượng lớn hạt pigment sậm màu, nhiều bạch cầu hạt và trứng sán màu vàng nâu của loài sán Fasciola hepatica. Bên trong tế bào khổng lồ đa nhân, kết quả này được quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại 10 lần. Với chẩn đoán của AFIP: cho biết gan có tình trạng viêm lan tỏa hoặc khu trú, u hạt xuất hiện quanh tĩnh mạch cửa và trong tĩnh mạch cửa, tăng bạch cầu eosin, tổn thương đa ổ, xơ hóa lan tỏa nghiêm trọng, hóa khoáng, nhiều hạt sắc tố chuyển màu từ nâu sang đen và xuất hiện một số trứng không điển hình ở trên gan bò. Một số lưu ý: Chẩn đoán phân biệt bệnh lý sán lá trong đường mật của gia súc nên bao gồm và xem xét đến bệnh do ký sinh trùng Dicrocoelium dendriticum, một loại sán hình chiếc lá như một dạng lancet. Trứng của D. dendriticum nhỏ hơn nhiều so với trứng của sán Fasciola hepatica (36-45 x 20-30 :m), Dicrocoelium thường ít gây tổn thương gan nghiêm trọng hơn. Hoặc Eurytrema pancreaticum, rất ưa gây thương tổn ở tạng tụy, có thể phát hiện trong đường mật khi nhiễm trùng nặng. Báo cáo ca bệnh thứ 3:Một con bê con Angus 12 ngày tuổi, phát triển rất chậm ngay từ sau sinh, bê được phát hiện và chẩn đoán bệnh do ký sinh trùng, điều trị với fluorfenical trong 3 ngày và ceftiofur sodium cũng như bù điện giải thì không giúp cải thiện gì. Tổn thương rất giống với tổn thương của sán lá gan lớn trên gia súc song khi phân lập và xét nghiệm bằng sinh học phân tử cũng như miễn dịch tế bào lại là tác nhân virus chứ không phải do sán lá gan lớn. Tổn thương bệnh học cho biết tại hồi tràng có biểu hiện phì đại, trương phồng do màng niêm mạc ruột hoại tử xơ hóa lan tỏa thay cho lớp niêm mạc ruột bình thường. Xét nghiệm với nhuộm acid fast cải tiến để nhằm phát hiện loài Cryptosporidia thì âm tính; xét nghiệm kháng thể huỳnh quang Fluorescent antibody (FA) một đoạn ruột non cũng âm tính với rotavirus và coronavirus. Soi phân dưới kính hiển vi điện tử cho thấy các mảnh vụn adenovirus. Nuôi cấy và thử nhạy của hồi tràng cho biết không có tác nhân gây bệnh nào ý nghĩa, khi phân lập virus thì dương tính với adenovirus ở bò. Ngoài ra, một số ca tổn thương do sán thì hồi tràng biểu hiện viêm ruột, hoại tử và xơ hóa mủ, lan tỏa, cấp, nặng nghiêm trọng với tăng bạch cầu base trong nhân, bao gồm các thể của adenovirus. Các báo cáo của viêm ruột adenoviral enteritis ở gia súc và bò là rải rác. Đặc điểm các tiểu thể trongnhân được tìm thấy trong nhiều loại tế bào khác nhau, gồm tế bào nội mô của đường tiêu hóa, vỏ thượng thận, tiểu cầu thận và tế bào ruột. 10 loại kháng nguyên của adenovirus ở bò đã được xác định. Các type huyết thanh 3, 4, 7 và 10 có liên quan đến bệnh lý ruột và hô hấp ở bò. Việc chẩn đoán huyết thanh học thường được thiết lập với kháng thể kháng nhân và virus có thể được xác định bằng kính hiển vi điện tử, phân lập, kỹ thuật kháng thể huỳnh quang và gần đây là kỹ thuật lai tại chỗ (in situ hybridization). Một trường hợp khác cũng cho thấy hồi tràng mất vi nhung mao với sự giảm tế bào biểu mô lót, chất xuất tiết hoại tử và tăng bạch cầu eosin, bạch cầu đa nhân, gồm cả tế bào nội mô trong lớp lamina propria dưới kính hiển vi phóng đại 40 lần; chẩn đoán AFIP cho thấy [1] Hồi tràng có viêm ruột, viêm hoại tử, cấp, n ặng, lan tỏa với các màng giả tế bào xơ hóa, mất tuyến, nhung mao và các tế bào nội mô thâm nhiễm bạch cầu eosin ở bê con Angus và bò và [2] tại thận: viêm thận cấp, đa ổ, hiếm tăng eosin trong các tiểu thể. Dấu hiệu lâm sàng của nhiễm adenovirus ở bò gồm có sốt, tiêu chảy, đôi khi có máu, mất nước và sung huyết niêm mạc của khoang miệng và mõm bò. Có thể có dạng các chất tiết ra dạng huyết thanh đến mủ nhầy ở mắt và mũi. Tổn thương đại thể có thể gặp ở toàn bộ đường ống tiêu hóa. Các tổn thương đó bao gồm loét, sưng, tiết dịch, hoại tử lan tỏa và tổn thương đa ổ nghiêm trọng, điều này bị che dấu bởi một lớp màng trông giống như màng giả bạch hầu; hoại tử xuất huyết của niêm mạc đại tràng và phù nề đáng kể ở đoạn đại tràng ngang, 5 loại tổn thương đại thể khác bao gồm tăng lớn kích thước hạch lympho mạc treo tràng và phù nề, tổn thương đa chấm, đa ổ màu đỏ đến hồng nhạt trong vùng vỏ thận và vùng tủy đỏ của thận (nghiên cứu trên được thực hiện tại labô chẩn đoán thú y của Đại học Dakota, Fargo. Một trường hợp khác cũng cho hình ảnh tổn thương tương tự nhưng lại là virus khác. Một con dê cái 8 năm tuổi La Mancha, trước khi bị bệnh dê rất khỏe, theo các nhà lâm sàng thì dê được hút abces quanh mặt và có dấu hiệu suy hô hấp vài ngày trước khi chết. Về đại thể: dê có tình trạng dinh dưỡng tốt và tự phân hủy sau tử vong. Tuy nhiên, phổi có tình trạng lan tỏa, chắc, một nửa não cũng chắc hơn, cây phế khí quản chứa một lượng dịch như canh thang rất nhiều. Dựa vào lát cắt mô học, niêm mạc nhầy sáng ở đường khí đạo, ổ trắng kích thước 1-2 mm, tuyến vú bên phải cứng chắc và sung huyết khắp tuyến, không có sữa. Một mẫu máu toàn phần từ tâm thất phải của tim được lấy ra và chẩn đoán huyết thanh học (+) với virus caprine viêm não viêm khớp trên test khuyếch tán trên thạch. Phổi có viêm, dạng viêm phổi kẻ, lan tỏa, mạn tính, nặng, có kèm theo hiện tượng sinh lipoprotein tại phế nang. Những thay đổi về vi thể tại phổi, kèm theo viêm não bạch cầu sinh mủ và viêm mô tế bào lympho dạng kẻ, đặc tính đó nghĩ nhiều đến viêm não-viêm khớp caprine. Các mảnh mô chứa đầy amorhous eosin ngập trong phế nang có chứa nhiều lipoproteins và phospholipid. Nhuộm các mảnh này (+) mạnh với thuốc thử Schiff. Về mặt siêu cấu trúc, các mảnh mô này là tạo thành dạngđường lamellar và tubular của phospholipid và thể lamellar phân mảnh từ các tế bào phế nang type 2.Viêm phổi kẻ mạn tính ở dê biểu hiện bởi tẩm nhuộm lipoprotein trong phế nang (nghiên cứu trên được tiến hành tại khoa bệnh học thú y, đại học bang Louisiana, trường thú y, Baton Rouge, LA 70803) Tài liệu tham khảo1. Jones TC, Hunt RD, King NW: Diseases caused by viruses. In: Veterinary Pathology, 6th edition, Williams and Wilkins, p. 334, 1996. 2. Zink MC, Yager JA, Myers JD: Pathogenesis of caprine arthritis encephalitis virus. Cellular localization of viral transcripts in tissues of infected goats. Am J Pathol 136(4):843-854, 1990. 3. Mdurvwa EG, Ogunbiyi PO, Gakou HS, Reddy PG: Pathogenic mechanisms of caprine arthritis-encephalitis virus. Vet Res Commun 18(6):483-490, 1994. 4. Adair BM, McKillop ER, Smyth JA, Curran WL, McNulty MS: Bovine adenovirus type 10: properties of viruses isolated from cases of bovine haemorrhagic enterocolitis. Vet Rec 138:250-252, 1996. 5. Barker IK, Van Dreumel AA, Palmer N: The alimentary system. In: Pathology of Domestic Animals, 4th edition, Jubb KVF, Kennedy PC, Palmer N, eds., Academic Press, San Diego, Vol. 2, pp. 181-182, 1993. 6. Kelly WR: The liver and biliary system. In: Pathology of Domestic Animals, 4th edition, Jubb KVF, Kennedy PC, Palmer N, eds., Academic Press, San Diego, Vol. 2, pp. 376-381, 1993.
|