|
TS Nguyễn Văn Chương khảo sát sinh địa cảnh tại xã Thuận Hạnh, huyện Đak Song, tỉnh Đak Nông |
Nghiên cứu phát hiện ổ bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis tại một huyện Đak Song, tỉnh Đak Nông
Bệnh sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini đã được Nguyễn Văn Chương và CS nghiên cứu phát hiện tại khu vực miền Trung từ năm 1990 tại xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Từ năm 2000 khoa Ký sinh trùng tiếp tục nghiên cứu phát hiện thêm nhiều ổ bệnh sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverriniở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đak Lak, Kon Tum, Gia Lai. Nhiều hoạt động can thiệp ở các tỉnh nhiễm sán lá gan nhỏ đã được thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Năm 2006, Khoa ký sinh trùng tiếp tục nghiên cứu phát hiện một ổ bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis tại xã Thuận Hạnh, huyện Đak Song, tỉnh Đak Nông. Sự có mặt của loài sán lá gan nhỏ này làm phong phú thêm loài sán lá gan nhỏ của khu vực miền Trung-Tây Nguyên. | Phỏng vấn một gia đình có tập quán ăn gỏi cá sống từtỉnh Ninh Bình vào định cư tại xã Thuận Hạnh, huyện Đak Song, tỉnh Đak Nông |
Kết quả điều tra ban đầu ghi nhận số ca mắc sán lá gan nhỏ này đều rơi vào người dân từ huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và một số ít người từ Nam Định vào xây dựng kinh tế mới tại Đak Nông từ năm 1986. Trong số 405 người được xét nghiệm phân, có 42 trường hợp có trứng sán lá gan nhỏ chứng tỏ tỷ lệ nhiễm khá cao (10,37%); tuy nhiên chỉ gặp ở lứa tuổi từ 20-29 trở lên, chưa phát hiện nhiễm bệnh ở nhóm dưới 20 tuổi. Kết quả nghiên cứu định loại cho thấy sán lá gan nhỏ trưởng thành thu hồi từ người tại điểm điều tra là loài sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis. Trong tháng 10/2008, Khoa Ký sinh trùng tiếp tục nghiên cứu vật chủ trung gian truyền bệnh tại điểm nghiên cứu đã phát hiện có mặt loài ốc Melania tuberculata nhưng chưa phát hiện thấy sự nhiễmấutrùng đuôi (Cercaria) trong ốc và ấu trùng sán (metacercaria) trong cá nước ngọt. Tập quán ăn gỏi cá của người dân ở đây chủ yếu là ăn cá trắm cỏ nuôi trong các ao tự đào để chứa nước tưới cà phê và cao su, trong các ao thả cá không có các nhà vệ sinh kiểu như các tỉnh miền Bắc, do vậy sự khép kín chu kỳ của sán lá gan nhỏ có phần khó khăn hơn. | TS Nguyễn Văn Chương, Phó Viện trưởng đang sử dụng kính hiển vi chụp ảnh hình thể ký sinh trùng tại labo của Viện | Câu hỏi đặt ra là phải chăng ổ bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis này do người dân từ các tỉnh Ninh Bình và Nam Định mang vào? Vấn đề này sẽ được tiếp tụcnghiên cứu thêm để khẳng định rõ ràng hơn về vật chủ trung gian truyền bệnh.
|