Phải chăng nhiễm sán lá gan lớn FASCIOLA HEPATICA làm giảm đáp ứng nhiễm virus viêm gan C cấp với liệu pháp IFN-α
Đáp ứng miễn dịch với viêm gan siêu vi C cấp chủ yếu là do đáp ứng Th1, trong khi bệnh sán lá gan lớn lại liên quan đến đáp ứng T-cell. Interferon-alpha được biết có hiệu quả điều hòa miễn dịch và tăng đắp ứng miễn dịch Th1. Về mặt lý thuyết, nhiễm sán lá gan lớn Fasciola spp. có thể can thiệp vào đáp ứng miễn dịch Th1, thậm chí khi mắc phải sau một đáp ứng ban đầu với điều trị bằng Interferon-alpha cho viêm gan siêu vi C (HCV). Nhân đây, chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nam mắc Fasciola hepatica sau khi đáp ứng tiên phát với liệu pháp IFN-alpha, cho thấy hiệu quả khả quan / tốt. Dưới đây là một kết quả về công trình nghiên cứu thuộc về nhóm tác giả Mehmet Sahin, Mehmet Isler, Altug Senol, Mustafa Demirci, Zeynep Dilek Aydın, Mehmet Sahin, Altug Senol, Zeynep Dilek Aydın, đang làm việc tại Khoa nội tổng hợp, Khoa vi trùng và Khoa tiêu hóa của Viện đại học Suleyman Demirel, Trường y Isparta, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận và báo cáo. Nhiễm virus viêm gan C (HCV) là một trong nhưng nguyên nhân gây tổn thương tế bào gan liên quan đến cơ chế miễn dịch phức tạp, gồm cả đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể. Đặc biệt viêm gan siêu vi C cấp sinh ra đáp ứng Th1. Bệnh sán lá gan lớntựa như nhiễm một số loài giun sán khác, có liên quan đến việc hình thành đáp ứng miễn dịch T-cell, đặc biệt Th2 subtype. Sự kích thích cytokine Th2 tăng và giảm điều hòa đáp ứng miễn dịch Th1 trong suốt quá trình nhiễm Fasciola hepatica có thể can thiệp vào tiến trình tự nhiên đáp ứng điều trị viêm gan virus C cấp. Sự đồng nhiễm HCV và F. hepatica là tình trạng hiếm gặp ở các bệnh nhân và dù có hay không do nhiễm F. hepatica có tác động làm chuyển đổi trong suốt quá trình điều trị IFN-α lên sự sao chép của HCV vẫn chưa thấu đáo. Trình bày ca bệnh Bệnh nhân nam 50 tuổi, suy thận mạn tính và bắt đầu thẩm phân phúc mạc cách nay 3 tháng. Trước khi bắt đầu thẩm phân phúc mạc, xét nghiệm chức năng gan bình thường và các xét nghiệm huyết thanh miễn dịch viêm gan virus B và C đều âm tính. Trong suốt tháng thứ 3 thẩm phân phúc mạc, đánh giá các xét nghiệm cận lâm sàng cho tăng men AST: 183 IU/L (bình thường: 5-45 IU/L), ALT: 394 IU/L (bình thường: 5-45 IU/L), GGT: 141 IU/L (bình thường: 0-50 IU/L) và Alkaline phosphate: 90 IU/L (bình thường: 53-128 IU/L). Khám thực thể bình thường. Siêu âm bụng cho thấy kích thước gan trong giới hạn với đặc phân độ không đồng nhất độ II, kích thước tĩnh mạch của bình thường, không có bụng báng. Kháng thể Anti-HCV và HCV-RNA đều dương tính. Anti-HAV IgM, HBs Ag và anti-HIV đều âm tính. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan virus C cấp. Điều trị bằng IFN-α 2b (Intron A; Schering Plough Corporation, Kenilworth, NJ, USA) bắt đầu liều 3 triệu đơn vị, 3 lần một tuần tiêm dưới da 12 tháng. Mức ALT bình thường trong suốt tuần thứ 4 của liệu trình điều trị. HCV-RNA trở nên âm tính sau 6 tháng. Sau 6 tháng điều trị bằng IFN-α, bệnh nhân cho biết rất mệt và đau hạ sườn (P). Khám thực thể cho thấy đau hạ sườn (P). làm lại xét nghiệm chức năng gan cho kết quả ALT: 51 IU/L và ALP: 196 IU/L, GGT: 272 IU/L. Tổng bạch cầu toàn phần: 6800/mm3 kèm theo tăng bạch cầu eosin đáng kể (20%). Siêu âm bụng cho biết gan to và có khối echo giảm âm, bờ viền tăng echo, nằm vị trí gan phải, kích thước 9 mm với chẩn đoán ban đầu là u mạch (hemangioma) và cũng có khả năng là tổn thương do F. hepatica. Tăng eosin được kiểm tra vào tháng thứ 9 điều trị IFN-α. Xét nghiệm huyết thanh miễn dịch cho sán lá gan (+) qua ELISA với kháng nguyên tiết theo phương pháp Carnevale. Xét nghiệm này được báo cáo có độ nhạy và độ đặc hiệu 100%. Giá trị hấp phụ của ELISA trên bệnh nhân này là 2.900 đơn vị, trong khi giá trị ngưỡng chỉ là 380. Xét nghiệm phân tìm trứng sán (-). Điều trị thuốc triclabendazole đường uống (liều 10 mg/kg), 2 lần/ ngày, sau 1 tuần (tháng thứ 10 điều trị viêm gan C), bệnh nhân cho biết đau hạ sườn (P) và phải nhập viện. Khám lâm sàng cho thấy hạ sườn (P) đau, dấu Murphy (+). Xét nghiệm cận lâm sàng thấy tăng bilirubine toàn phần và trực tiếp, lần lượt là 2.28 mg/L (bình thường: 0.2-1 mg/L) và 2.24 mg/L (bình thường: 0.1-0.5 mg/L), kèm theo tăng ALT: 58 IU/L, AST: 53 IU/L, GGT: 333 IU/L và Alkaline phosphate: 399 IU/L. Tổng bạch cầu chung là 11.700/mm3 trong đó eosin chiếm 10%. Siêu âm bụng không còn thấy tổn thương trong nhu mô gan, thành túi mật dày lên và có một vết, bờ echo tăng, kích thước 10mm bên trong túi mật, đường mật trong và ngoài gan bình thường. Tình trạng bệnh nhân cải thiện sau 48 giờ điều trị truyền dịch và tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch. 24 tháng sau khi điều trị liệu pháp IFN-α , xét nghiệm chức năng gan và công thức máu toàn phần bình thường, eosin chỉ có 2%. Xét nghiệm phân (-), HCV-RNA (-). Bệnh nhân tiếp tục thẩm phân phúc mạc theo liệu trình. Thảo luận ca bệnh Một tình trạng đáp ứng vật chủ hiệu quả chống lại nhiễm virus đòi hỏi phải có đồng thời các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu kháng nguyên và không đặc hiệu kháng nguyên. Các cytokines đóng vai trò then chốt trong cơ chế truyền tin tế bào-tế bào. Ngay sau khi nhiễm virus, một vài cơ chế liên quan đến cơ quan đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu kháng nguyên đươc kích hoạt. Trong số những cá nhân bình phục sau nhiễm virus viêm gan C, đáp ứng Th1 subtype chiếm ưu thế và rất cần thiết cho quá trình phục hồi hoàn toàn bệnh viêm gan siêu vi C cấp. Lechmann và cộng sự cho biếtđã phát hiện đáp ứng miễn dịch tế bào chống lại một mô hình peptide có nguồn gốc từ lõi của virus viêm gan C (HCV core-derived peptides) mạnh hơn đáp ứng miễn dịch dịch thể trên những cá nhân đã phục hồi từ nhiễm virus viêm gan C. Cũng như vậy, mô hình thực nghiệm chỉ ra rằng các con chuột đã được giải quyết viêm gan virus C có một tỷ lệ tế bào sinh ra các cytokines Th1 subtype cao hơn. Nhiễm ký sinh trùng thường đi kèm với một tình trạng giảm điều hòa miễn dịch qua trung gian tế bào. Nhiễm ký sinh trùng có thể đứng ngoài cuộc của quá trình ức chế đáp ứng Th1 bảo vệ chống lại nhiễm trùng và sán lá gan có thể tiết ra các phân tử điều hòa ngược đáp ứng Th1. Trong một mô hình thực nghiệm, Miriam và cộng sự chỉ ra rằng đáp ứng Th1 với kháng nguyên vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis bị ức chế đáng kể sau khi nhiễm F. hepatica. Kamal và cộng sự cho thấy rằng các bệnh nhân đồng nhiễm viêm gan siêu vi C cấp và sán máng không thể sạch được virus trong máu và diễn tiến bệnh xảy ra nhanh một khi nhiễm trùng chuyển sang mạn tính. Ngược lại, ca bệnh ở đây, đáp ứng lâm sàng và huyết thanh học có ý nghĩa bởi sự chuyển đổi huyết thanh HCV-RNA vẫn còn qua quá trình nhiễm F.Hepatica. Hiệu quả được hưởng này có lẽ liên quan đến hiệu quả điều hòa miễn dịch của liệu pháp điều trị IFN-α. IFN-α khiến sinh ra vài cytokines và đã được nhận định có sự thúc đẩy quá trình biệt hóa cytokine Th1. Ngoài ra, nó còn làm tăng hoạt tính độc tế bào của tế bào giết tự nhiên (NKC_natural killer cells), lymphocyte gây độc tế bào T và các đại thực bào. Các dữ liệu gần đây cho thấy rằng việc điều sớm viêm gan siêu vi C cấp bằng IFN-α có thể mang lại hiệu quả cao trong ngăn ngừa diễn tiến mạn tính của HCV. Kết quả ca bệnh cho thấy HCV cấp đáp ứng với điều trịngay cả khi đồng nhiễm với sán lá gan lớn. Tài liệu tham khảo 1. Jacobson Brown PM (2001). Immunopathogenesis of hepatitis C viral infection: Th1/Th2 responses and the role of cytokines. Clin Biochem; 34: 167-171 2. O’Neill SM et al.,(2000). Fasciola hepatica infection downregulates Th1 responses in mice. Parasite Immunol 2000; 22: 147-155 3. Carnevale S et al., (2001). Guarnera EA.Immunodiagnosis of human fascioliasis by an enzyme-linked immunosorbent assay (ELISA) and a micro-ELISA. Clin Diagn Lab Immunol 2001; 8: 174-177 4. Brady MT et al.,(2000). Fasciola hepatica suppresses a protective Th1 response against Bordetella pertussis. Infect Immun; 67: 5372-5378 5. Kamal SM et al., (2001). Acute hepatitis C without and with schistosomiasis: correlation with hepatitis C-specifi c CD4(+) T-cell and cytokine response. Gastroenterology; 121: 646-656 6. Eui-Young So et al.,(2000). IFNgamma and IFN-α posttranscriptionally down-regulate the IL-4 induced IL-4 receptor gen expression. J Immunol; 165: 5472-5479 7. Jaeckel E et al., (2001). Treatment of acute hepatitis C with interferon alfa-2b. N Engl J Med 2001; 345: 1452-1457
|