|
Bệnh nhân Sán lá gan đang chờ lấy phiếu xét nghiệm tại phòng khám Viện |
Bệnh sán lá gan lớn tăng cao ở một số tỉnh miền Trung-Tây Nguyên trong đầu năm 2009 và các vấn dề cần được ưu tiên giải quyết
Miền Trung-Tây Nguyên có tỷ lệ nhiễm sán lá gan cao ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng…; từ thời điểm bùng phát sán lá gan lớn năm 2006 đến nay, hàng năm trên 80% số ca nhiễm sán lá gan lớn trong cả nước đều tập trung ở các tỉnh này, nhất là trong 6 tháng đầu năm 2009 số ca mắc mới sán lá gan lớn có xu hướng tăng cao hơn hẳn so với các năm trước đây cần sớm có biện pháp khắc phục. Trước nguy cơ bệnh sán lá gan lớn gia tăng, ngày 10/6/2009 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã có Công văn số 173/VSR-KSTbáo cáo Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan về tình hình gia tăng bệnh nhân sán lá gan lớn và đề xuất các biện pháp cần ưu tiên giải quyết nhằm kịp thời ổn định sức khỏe của nhân dân.
Tình hình gia tăng bệnh nhân sán lá gan lớn tại một số tỉnh miền Trung-Tây Nguyên đầu năm 2009Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ tại một số tỉnh trọng điểm sán lá gan lớn thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên trong các tháng đầu năm 2009 (từ tháng 1/2009 đến thời điểm hiện nay) số bệnh nhân sán lá gan lớn được phát hiện và điều trị là 2085 ca (Phòng khám Chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn 1.258 ca, Bình Định 390 ca, Quảng Ngãi 200 ca, Gia Lai 82 ca, Quảng Nam 71 ca, Phú Yên 30 ca, Đà Nẵng 17 ca, Thừa Thiên-Huế 15 ca, Khánh Hòa 14 ca,Đăk Lăk 6 ca và Quảng Trị 2 ca) tăng khoảng 70% so với các năm trước đây. Như vậy từ năm 2006 đến nay, bệnh sán lá gan lớn đã bùng phát trên diện rộng và ngày càng có xu hướng gia tăng, trong đó trên 80% số bệnh nhân SLGL tập trung ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên: năm 2006 là 3.543/3.838 chiếm 92,31%; năm 2007 là 1.862/2.196 chiếm 84,79%, năm 2008 là 1.812/2000 chiếm 90% so với cả nước và chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2009 số bệnh nhân SLGL ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã cao hơn so với các năm 2007, 2008 và thời điểm bùng phát sán lá gan lớn năm 2006. Bệnh nhân Sán lá gan đang chờ điều trị tại phòng khám Viện | Nguyên nhân gia tăng bệnh nhân sán lá gan lớn
1.Bệnh sán lá gan lớn ngày càng gia tăng là do hiện nay không còn là bệnh ký sinh trùng hiếm gặp, người không còn là vật chủ tình cờ của sán lá gan lớn mà đã trở thành vật chủ thích nghi của sán lá gan lớn. 2.Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở động vật ăn cỏ ở các tỉnh miền Trung rất cao (35-45%), sự đào thải trứng sán lá gan lớn trước đây chủ yếu ở động vật ăn cỏ, nay cộng thêm trứng sán lá gan lớn ở người bài xuất ra đã làm cho điều kiện nhiễm bệnh ngày càng thuận lợi hơn. 3.Yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh sán lá gan lớn liên quan đến tập quán ăn rau sống dưới nước hoặc uống nước lã có ấu trùng sán và thói quen ăn uống hết sức phức tạp của người dân vì vậy việc phòng chống bệnh sán lá gan lớn cho cộng đồng gặp nhiều khó khăn. Biện pháp giải quyết bệnh sán lá gan lớn tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên trong thời gian quaTrước diễn biến phức tạp của bệnh sán lá gan lớn từ năm 2006 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã chủ động báo cáo Bộ Y tế, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan lớn; tham mưu cho Bộ Y tế phát hành văn bản hướng dẫn chẩn đoán & điều trị sán lá gan lớn; đề xuất với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam về nhu cầu cung ứng thuốc đặc hiệu và Bộ Khoa học-Công nghệ đề tài trọng điểm cấp Nhà nước nhằm giải quyết có hệ thống vấn đề sán lá gan lớn; tổ chức tập huấn và cung cấp thuốc đặc hiệu cho các tuyến y tế thuộc các tỉnh có tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên…; Tuy nhiên các đề xuất của Viện chưa được đáp ứng hoàn toàn, những năm qua việc phát hiện, điều trị bệnh nhân sán lá gan lớn vẫn chỉ tập trung ở một số Bệnh viện tỉnh và các Viện chuyên ngành dựa vào nguồn thuốc đặc hiệu do WHO cung cấp, công tác truyền thông giáo dục, giải quyết môi trường và các hoạt động can thiệp khác vẫn còn bỏ ngỏ do chưa có nguồn kinh phí và chương trình phòng chống cụ thể. Đầu năm 2009 Viện cũng đã có Công văn số 110/VSR-KH về việc tình hình sán lá gan lớn và xin cấp thuốc Egaten gửi Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương và các cơ quan hữu quan, thông qua nguồn thuốc hỗ trợ của WHO, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương đã chuyển giao cho Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn 5.500 viên Egaten 250 mg để cung cấp cho các tỉnh có tỷ lệ nhiễm SLGL cao trong khu vực; do từ đầu năm đến nay số bệnh nhân tăng đột biến số thuốc đã được cấp không đủ sử dụng trong khi bệnh nhân vẫn đang tiếp tục gia tăng nên nguy cơ thiếu thuốc điều trị trong tháng tới sẽ là vấn đề hết sức khó khăn do gia tăng áp lực điều trị. Các biện pháp cần được ưu tiên giải quyếtBệnh sán lá gan lớn có xu hướng tiếp tục gia tăng ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên tập trung cao ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Gia Lai, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa trong khi phải dựa vào nguồn thuốc đặc hiệu Egaten 250mg do WHO tại Việt Nam cung cấp không thường xuyên nên Viện không chủ động được thuốc để cung cấp cho các tỉnh. Để giải quyết tình hình bệnh sán lá gan lớn có hiệu quả trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đề nghị: Hỗ trợ cho Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn một cơ số thuốc đặc hiệu Egaten 250 mg để cung cấp cho các tỉnh có tỷ lệ nhiễm SLGL cao trong khu vực. Điều tiết thuốc Egaten từ các tỉnh ít bệnh nhân sang các tỉnh có bệnh nhân có tình hình bệnh sán lá gan lớn cao hơn để kịp thời điều trị nhằm giảm tải áp lực bệnh nhân sán lá gan lớn trong thời gian trước mắt. Cho phép Viện được mua thuốc đặc hiệu Egaten từ nguồn nhập khẩu của các công ty dược phẩm để cung cấp cho các cơ sở y tế trong khu vực và chủ động trong việc điều trị bệnh, đồng thời cho chủ trương về nguồn kinh phí mua thuốc, hình thức phân phối thuốc, bán thu hồi kinh phí hay cấp miễn phí thuốc đặc hiệu Egaten điều trị cho bệnh nhân. Chỉ đạo công tác chẩn đoán & điều trị bệnh sán lá gan lớn tại các cơ sở y tế thuộc các tỉnh có tỷ lệ nhiễm bệnh cao Cho phép Viện xây dựng đề cương thực hiện đề tài và kinh phí thực hiện các biện pháp can thiệp khác như truyền thông giáo dục, giải quyết môi trường và các hoạt động phòng chống tại cộng đồng. Xây dựng chương trình hoặc dự án cụ thể phòng chống bệnh sán lá gan lớn ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, nơi có lưu hành bệnh cao nhất cả nước nhằm giảm thiểu áp lực bệnh nhân và khống chế sự gia tăng của bệnh một cách bền vững. Tổ chức Hội nghị liên ngành với ngành Thú y và các cơ quan hữu quan để phối hợp xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh sán lá gan lớn trên phạm vị cả nước. Tiếp tục hỗ trợ nguồn thuốc Egaten để kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị cho các cơ sở y tế trong thời điểm bệnh sán lá gan lớn đang gia tăng. Hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện các hoạt động phòng chống bệnh tại các tỉnh trọng điểm.
|