Sự thay đổi khí hậu toàn cầu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh ký sinh trùng ?
Trong thời gian qua, đặc biệt từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009 hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu và các ảnh hưởng cũng như các tác hại nghiêm trọng của chúng, đặc biệt tác hại đến tàn phá môi sinh và sức khỏe vạn vật được quan tâm nhất, trong đó có sức khỏe con người. Các bài báo, thông điệp hoặc lời cảnh bảo với các tên gọi rất mạnh như “Health impact of climate change needs attention” (WHO., 2009), hoặc “Climate change takes a mental toll” (http://www.boston.com) hoặc “Climate change and human health”,…khiến chúng ta cũng nên thận trọng. Thậm chí,các chuyên gia đã dự đoán đến gần năm 2010 và năm 2014, 2020 thế giới sẽ có sự thay đổi thế nào khi có sự biến đổi khí hậu lớn như vậy. Trước hết, những tác động lên sức khỏe do sự biến đổi khí hậu cần được lưu ý, đặc biệt các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, các tai biến, đột quỵ, bệnh lý hô hấp, hậu quả từ bão lụt, ô nhiễm môi trường, tan băng bắc cực,... Vàongày 11 tháng 3 năm 2009, tại hội nghị Copenhagen /Geneva các chuyên gia đã đề cập đến sự biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe là một vấn đề cấp thiết, đặt ra cho các nhà làm chính sách nên có cái nhìn hơn và thiết lập các hoạt động ưu tiên để hành động và đầu tư thích đáng.Đây là các thông điệp chính mà các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới gởi đi: Những nguy cơ toàn cầu do biến đổi khí hậu, thử thách và đề ra quyết định tại hội nghị Copenhagen. Dựa trên các nghiên cứu, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới đã xác định 3 luận cứ / chủ điểm y tế chính thời gian này để đề ra các biện pháp mạnh: 1. Biến đổi khí hậu gây hậu quả trái ngược: chỉ số carbon tăng trong khi sức khỏe đi xuốngCác số liệu từ Tổ chức WHO và Tổ chức quan tâm đến biến đổi khí hậu toàn cầu là International Panel on Climate Change (IPCC) xác định nguy cơ đối với sức khỏe con người như là các dấu hiệu nghiêm trọng từ hậu quả thay đổi thời tiết theo tiến trình tự nhiên trên hành tinh nàymà trong đó chúng ta lệ thuộc vào thực phẩm, nước uống và các an toàn về thể chất. Các cảnh báo nguy hại đến sức khỏe (Health hazards) từ sự thay đổi về thời tiết thay đổi khác nhau, theo thời gian và trong phạm vi toàn cầu. Các nguy cơ này tăng dần theo diễn biến thay đổi khí hậu nghieme trọng, ảnh hưởng lên động lực các bệnh truyền nhiễm và mực nước biển dâng cao dẫn đến sự tạo muối vào đất liền và phủ vào nguồn nước. Dựa trên dự đoán và ước tính của WHO, khoảng 150.000 ca chết bây giờ xảy ra ở các quốc gia thu nhập thấp mỗi năm do biến đổi khí hậu như thất thoát mùa màng, suy dưỡng, tiêu chảy, sốt rét và lũ lụt. Khoảng 85% trong số này sẽ là các cái chết của trẻ em. 2. Giảm sự thải khí nhà kính có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.Sự cải thiện có tính khả thi về tình hình môi trường có thể giảm đi gánh nặng bệnh tật lên trên 25%. Phần lớn gánh nặng toàn cầu liên quan đến sự tiêu hao năng lượng và hệ thống vận chuyển. Sự thay đổi các hệ thống này để làm giảm thay đổi khí hậu có thể sẽ là rất hữu ích cho vấn đề sức khỏe công cộng, bao gồm vấn đề ô nhiễm môi trường bên ngoài (800.000 cái chết trên toàn cầu mỗi năm); vấn đề tại nạn giao thông (chết 1.2 triệu người mỗi năm), bất biến tự nhiên (1.9 triệu ca chết) và ô nhiễm môi trường bên trong (1.5 triệu người chết mỗi năm). 3. Các tác động biến đổi khí hậu lên sức khỏe: hành dộng của toàn cầu sẽ hiệu quả Hơn 70.000 ca chết do sóng nhiệt tại châu Âu năm 2003 hoặc số ca tử vong do sốt rét mới ở các vùng cao nguyên trung Phi, con người có nguy cơ lớn nhất bởi các rối loạn về sức khỏe liên quan đến thời tiết và những cái chết sơ sinh do đói nghèo và đặc biệt nhóm nguy cơ dễ nhạy cảm với bệnh tật là phụ nữ, trẻ em và người già. Những quần thể được xem có nguy cơ cao nhất là họ đang sống trong các đảo nhỏ tại các quốc gia đang phát triển hoặc các vùng miền núi có vấn đề về nước sinh hoạt và uống, các thành phố lớn và các vùng ven biển ở các quốc gia đang phát triển (đặc biệt khu dân cư đông đúc ở khu đô thị lớn vùng đồng bằng châu Á) và cũng những người nghèo thiếu thốn các dịch vụ chăm sóc y tế. Đặt ra 3 vấn đề y tế này để thảo luận tại phiên họp sắp đến tại Copenhagen để đảm bảo rằng nghị định Kyoto mới năm tới sẽ chia sẻ lợi ích về kinh tế và sức khỏe trong bối cảnh thay đổi khí hậu như hiện nay. WHO cũng sẽ làm việc để đạt được 4 mục tiêu: [1] Nâng cao kiến thức về chủ đề sức khỏe toàn cầu; [2] Làm thế nào giảm bớt hiện tượng khí nhà kính triệt để (trong các ngành liên quan đến xây dựng, vận chuyển, năng lượng, nông nghiệp). ở cấp quốc gia, cấp vùng và phạm vi quốc tế; [3] Đẩy mạnh và hỗ trợ dựa trên bằng chứng khoa học; [4] Đẩy mạnh các hệ thống y tế tại thời điểm biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe, bao gồm cấp cứu trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt và tăng cao mực nước biển. Các tiểu ban thành viên của WHO đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các chương trình hành động bảo vệ sức khỏe do thời tiết dẫn đến. Các quốc gia yêu cầu WHO hỗ trợ về nhiều mặt, trong đó chú ý đến hệ thống y tế và sức khỏe do biến động thời tiết. Ký sinh trùng với sự biến đổi khí hậu: mối liên quan cần thiết quan tâm Giờ đây, các nhà khoa học đều đồng tâm thống nhất rằng sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra. Tất cả yếu tố tiên đoán sẵn có chỉ ra rằng trong thập niên đến, thời tiết ở Vương quốc Anh sẽ thay đổi đáng kể, nói chung sẽ khô hơn, mùa hè sẽ âm hơn và mùa đông sẽ ẩm ướt hơn các năm trước đây. Hiển nhiên, những thay đổi này sẽ tác động lớn đến sức khỏe và phúc lợi của của các nông trang nuôi gia súc một cách gián tiếp và trực tiếp. Nơi có sự thay đổi thời tiết có thể tác động một cách có ý nghĩa đến sự lan truyền và mô hình dịch tễ học của các bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên, nhiều bệnh do vector truyền của gia súc cũng đang dần lãng quên nay cung đang nổi lên. Một trong những bệnh lưu hành chính có thể ảnh hưởng do tình hình thay đổi khí hậu và thời tiết là bệnh sán lá gan lớn. Bệnh này dẫn đến một gánh nặng về kinh tế đối với công nghiệp chăn nuôi gia súc so giảm khả năng sinh sản và năng suất lao động của vật nuôi sút giảm lý do là các gan của các vật nuôi này bị tổn thương nặng nề khi tìm thấy tại các lò giết mổ gia súc. Bệnh lý sán lá gan lớn ước tính chiếm chi phí lên đến 50 triệu bảng Anh mỗi năm ở Scottland. Sán lá gan và một số bệnh giun sán khác ngày càng tăng do điều kiện thay đổi thời tiết và vì vậy, theo thời gian thì thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn ấu trùng phát triển, các vật chủ trung gian tăng lên và chu kỳ sinh bệnh dễ dàng xảy ra trong điều kiện môi trường như thế. Khả năng để một số giai đoạn ấu trùng này phát triển qua mùa đông trên các bãi chăn thả gia súc hoặc sống sót đến khi chúng tiếp cận vào vật chủ là một nguy cơ tiềm tàng lớn làm thay đổi mô hình dịch tễ học của các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh sán lá gan nói riêng. Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu Moredun tại Edinburgh đang tiến hnàh điều tra các hiệu ứng này cho hầu hết các bệnh ký sinh trùng, cũng như nghiên cứu mối liên quan nguyên nhân-hậu quả, nhất là về sản lượng cũng như năng suất của đàn gia súc tại Vương quốc Anh để phát triển nên biện pháp phòng chống hiệu quả và duy trì các yếu tố bền vững của chiến lược phòng chống cho các nông trại. Các nghiên cứu đã và đang tiến hành: ·Nghiên cứu của SNIFFER (The Scottish and Northern Ireland Forum for Environmental Research) đã được tiến hành chi tiết qua thời gian theo dõi với điều kiện thời tiết ở Scotland trong hơn 30 năm qua. Báo cáo này đã cho thấy thời tiết đã thay đổi đáng kể theo thời gian, cụ thể là nhiệt độ trung bình gia tăng, cả nhiệt độ tối đa và tối thiểu cũng tăng theo, lượng mưa trung bình tăng và kéo theo một số biến đổi đáng chú ý, số lượt phủ đông giảm xuống và mùa thả gia súc ăn cỏ vì thế kéo dài lên đến 4 tuần trong tất cả các vùng. Các yếu tố này góp phần làm cho mùa truyền bệnh ký sinh trùng kéo dài hơn; ·Các dữ liệu giám sát sau khi mổ tử thi từ các cơ quan thú y (Veterinary Investigation Diagnosis Analysis_VIDA) đã kết hợp với các dữ liệu về lâm sàng trên các ca bệnh ở nông trại cũng đã được nghiên cứu để xem xét mô hình bệnh tật ký sinh trùng ở gia súc và vật nuôi Scotland trong mối liên quan biến đổi khí hậu vùng. ·Các nhà khoa học tại Moredun đã quan sát có sự tăng đáng kể tỷ lệ mắc mới của cừu và vật nuôi. Nhiều bằng chứng cho thấy bệnh lây truyền phạm vi rộng từ tây sang đông và nhiễm theo mùa đã thay đổi, và như thế bệnh sán lá gan lớn cấp tính được ghi nhận tăng lên vào đầu mùa xuân; ·Ngoài ra, có một sự gia tăng tương tự về bệnh viêm dạ dày ruột do ký sinh trùng (Parasitic Gastroenteritis_PGE) trên cả các gia súc. Tình trạng nhiễm nặng ở dạ dày, loại Teladorsagia circumcincta, nay lại chẩn đoán thường quy vào mùa xuân khi mùa bệnh này vào mùa xuân được quan tâm nhiều hơn; ·Nhiều báo cáo cho biết các vụ dịch đang tăng và sinh bệnh rất cao, các loại ký sinh trùng ăn máu-Haemonchus contortus, liên quan điển hình đến thời tiết nhiệt đới nhưng giờ đây dường như đã khép chu kỳ dưới điều kiện tốt như vậy à bệnh ký sinh trùng sẽ gia tăng. Sự tin cậy của những người nông dân và các thầy thuốc vào kế hoạch phòng chống ký sinh trùng dưới những điều kiện môi trường thay đổi như thế hiện không bền vững. Các nhà khoa học tại Moredun đang triển khai, cải thiện và làm thế nào sao cho dễ dàng sử dụng các test chẩn đoán cho các nhà có gia súc để giám sát sự hiện diện ký sinh trùng trong các đàn gia súc vật nuôi của họ. Hiện tại, với các dữ liệu sẵn có từ giám sát thụ động đến chẩn đoán thú y, thì việc giám sát chủ động đòi hỏi phải giám sát quần thể ký sinh trùng ở trên các nông trang ở Scotland và trong tương lai việc dự đoán tình hình ký sinh trùng vùng một cách chính xác để mang lại các lợi ích thiết thực; các iến lựợc phòng chống ký sinh trùng lồng ghép, gồm điều trị lựa chọn đối tượng đích (targeted selective treatments_TST) và tiêm vaccine phòng bệnh, cũng như cấp một số thuốc điều trị giun sán cho nông dân. Có một số yếu tố gây nhiễu, khác với tình hình biến đổi thời tiết có thể giúp giải thích những thay đổi này, trong đó bao gồm sự xuất hiện trở lại và sự kháng thuốc của các ký sinh trùng cũng như một lượng lớn ký sinh trùng di cư trong phạm vi rộng nên mầm bệnh dễ có điều kiện phát tán. Điểm qua tình hình bệnh sán lá gan lớn tại Việt Nam Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì bệnh sán lá gan lớn tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2009 đã tăng lên đáng kể. Tại các tỉnh với các vùng trước nay có số ca không nhiều nay cũng đã xuất hiện nhiều ca bệnh sán lá gan lớn ở người đáng chú ý. Cả nước có 47/64 tỉnh thành có ca sán lá gan lớn ở người, trong đó khu vực miền Trung Tây Nguyên vẫn chiếm số ca sán lá gan lớn nhiều nhất, bao phủ toàn bộ 15/15 tỉnh, tỉnh trọng điểm vẫn là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, … Một số vùng trước đây không phát hiện thấy ca bệnh hoặc chỉ là rải rác nay lại có số ca nhiều hơn như một số xã của Bố Trạch, Quảng Trạch (Quảng Bình), Thừa Thiên Huế, hoặc quận Hải Châu và quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng), huyện Đắc Hà (Kon Tum), huyện Đăk Min (Đăk Nông), huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Phải chăng có yếu tố góp phần của sự biến đổi khí hậu toàn cầu - vẫn còn chờ các nhà khoa học điều tra và nghiên cứu làm rõ. Ngày 30/6/2009 Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang (Biên dịch và tổng hợp) Theo http://www.who.int/mediacentre/news/notes/2009/climate change 2009 và Briefings in Climate Change for 2009 www.who.int/globalchange/climate/en/
|