Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 25/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 9 5 8 1
Số người đang truy cập
2 1 8
 Chuyên đề Sán lá gan
Cảnh báo lan rộng của bệnh sán lá gan lớn

Với điều kiện sinh hoạt và tập quán của người dân thường ăn sống các loại rau thủy sinh trồng hoặc mọc dưới nước như rau ngổ, rau muống, rau xà lách xoong, cần tây, ngó sen, uống nước lã có ấu trùng ... nên từ năm 2006 đến nay, bệnh sán lá gan lớn đã phát triển mạnh tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây nguyên. Bệnh sán lá gan lớn ngày càng gia tăng và không còn là bệnh ký sinh trùng hiếm gặp, người không còn là vật chủ tình cờ mà đã trở thành vật chủ thích nghi của sán lá gan lớn.

 

Sự phát triển của bệnh sán lá gan lớn

Từ năm 2006 đến nay, bệnh sán lá gan lớn đã bùng phát trên diện rộng và ngày càng có xu hướng gia tăng, trong đó trên 80% số bệnh nhân bị nhiễm sán lá gan lớn tập trung ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây nguyên. Năm 2006, cả nước có 3.838 bệnh nhân thì khu vực chiếm 3.543 bệnh nhân, tỷ lệ 92,31%. Năm 2007, cả nước có 2.196 bệnh nhân thì khu vực chiếm 1.862 bệnh nhân, tỷ lệ 84,79%. Năm 2008, cả nước có 2.000 bệnh nhân thì khu vực chiếm 1.812 bệnh nhân, tỷ lệ 90,60%. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tại Phòng khám bệnh của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn và các bệnh viện của 10 tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây nguyên đã phát hiện, điều trị cho 2.500 bệnh nhân sán lá gan lớn, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2008 (2.500/1.431); trong đó số người bệnh cao nhất tại Phòng khám bệnh của Viện (1.523), số còn lại ở các tỉnh Bình Định (407), Quảng Ngãi (200), Quảng Nam (102), Gia Lai (82), Phú Yên (72), Thừa Thiên Huế (45), Khánh Hòa (42), Đà Nẵng (18), Đăk Lăk (6), Quảng Trị (3). Như vậy chỉ mới trong 6 tháng đầu năm 2009, số bệnh nhân sán lá gan lớn ở khu vực miền Trung-Tây nguyên đã cao hơn số bệnh nhân của cả năm 2007, 2008 và gần bằng thời điểm bùng phát bệnh vào năm 2006. Vì vậy các cơ sở khám, chữa bệnh cần cảnh báo trước tình hình bệnh sán lá gan lớn đang có chiều hướng lan rộng để có biện pháp chủ động can thiệp nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được tốt hơn.

  
  
Nguồn thuốc điều trị đặc hiệu

Sau khi bệnh được phát hiện qua triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, chủ yếu căn cứ vào siêu âm chẩn đoán và thử nghiệm Elisa dương tính. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc đặc hiệu Egaten (Triclabendazole), viên 250mg với liều lượng 10mg/ kg cân nặng, dùng liều điều trị duy nhất. Nguồn thuốc đặc hiệu này trong thời gian qua đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng cấp hoàn toàn miễn phí cho các cơ sở khám chữa bệnh để hỗ trợ, giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo có nhu cầu điều trị. Hiện nay nguồn thuốc không đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho công tác điều trị mặc dù số lượng bệnh nhân ngày càng lan rộng. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ chưa được tổ chức tuyên truyền, vận động đi vào cuộc sống của cộng đồng người dân để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, thay đổi tập quán vệ sinh, ăn uống ... nhằm giúp người dân phòng tránh bệnh có hiệu quả. Các cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa đang phải đối mặt với tình hình bệnh nhân sán lá gan lớn gia tăng nhưng không có đủ thuốc điều trị đặc hiệu. Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã có kiến nghị đề nghị Bộ Y tế xem xét, giải quyết khắc phục mặt tồn tại này để có nguồn thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị của bệnh nhân.

Biện pháp giải quyết nguồn thuốc

Bộ Y tế đã có công văn số 4245/BYT-KHTC ngày 30/06/2009 và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã có công văn số 247/VSR-KH ngày 20/07/2009 thông báo chủ trương của Bộ Y tế về nguồn thuốc Egaten. Theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh sán lá gan lớn không phải thuộc danh mục bệnh dịch tối nguy hiểm được cấp thuốc miễn phí theo quy định nên các cơ sở khám, chữa bệnh được tổ chức mua thuốc điều trị sán lá gan lớn để điều trị người bệnh theo phác đồ điều trị do Bộ Y tế ban hành, việc thanh toán được thực hiện thông qua chính sách thu viện phí, bảo hiểm y tế như các loại bệnh thông thường khác. Việc mua thuốc Egaten được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/10/2007 của Liên Bộ Y tế-Tài chính hướng dẫn thực hiện việc đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập.

Như vậy trong thời gian tới, các cơ sở khám, chữa bệnh chủ động tự giải quyết nguồn thuốc theo nhu cầu điều trị của bệnh nhân sán lá gan lớn với chủ trương của Bộ Y tế. Thuốc đặc hiệu Egaten để điều trị bệnh nhân sán lá gan lớn không còn chính sách cấp hoàn toàn miễn phí như trước đây từ nguồn thuốc hỗ trợ, giúp đỡ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cộng đồng người dân, đặc biệt là những người nghèo cần biết đầy đủ về thông tin này để tăng cường các biện pháp tự phòng bệnh có hiệu quả, góp phần làm giảm sự mắc bệnh từ tập quán sinh hoạt, ăn uống mất vệ sinh, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngày 31/07/2009
Bs. Nguyễn Võ Hinh
GĐ Trung tâm PCSR-KST-CT Thừa Thiên Huế
(Theo báo cáo kết quả phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng
khu vực miền Trung-Tây Nguyên 6 tháng đầu năm 2009)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích