Yếu tố bền vững và cộng hưởng hiệu quả trong phòng chống bệnh sán lá gan lớn
Sán lá gan lớn gây tổn thất hàng năm khoảng 3 tỷ USD trong ngành chăn nuôi gia súc và công nghiệp thực phẩm trên toàn cầu, gánh nặng của bệnh sán lá gan lớn ở người cũng không nhỏ với số ca bệnh ngày một tăng, nhất là khi có sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tạo điều kiện cho các vật chủ trung gian truyền bệnh có điều kiện sống sót và tham gia vào chu trình lây bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan lớn gia tăng gấp 12 lần có ý nghĩa trong những năm gần đây đã được ghi nhận tại các nước thành viên châu Âu. Tại Anh, tỷ lệ mắc bệnh ở gia súc và vật nuôi từ 45%-84%, riêng Ireland hàng năm ước tính thiệt hại hàng triệu đô la. Phòng chống bệnh sán lá gan hiện nay chỉ dựa trên điều trị thuốc đặc hiệu, bên cạnh đó vấn đề kháng thuốc triclabendazole cũng không phải là nhỏ tại các quốc gia châu Âu và có khả năng lan ra phạm vi toàn cầu. Bệnh sán lá gan lớn cũng là bệnh đang nổi ở người và gần đây các chuyên gia đề nghị xem bệnh này là một bệnh ký sinh trùng quan trọng chứ không nên xem là bệnh do nhiễm tình cờ tại các quốc gia thuốc khối INCO (INCO_International Co-operation) gồm Nga, cộng hòa Xô Viết cũ, các quốc gia Đại Trung Hải,Tâây Balkan và các quốc gia đang phát triển (ACP_Africa, Caribbean và Pacific), châu Á, châu Mỹ La tinh, ước tính 17 triệu người nhiễm bệnh này. Một dự án đã triển khai ở châu Âu nhằm phát triển các biện pháp thân thiện môi trường mới (new environmentally-friendly methods) để phòng chống bệnh sán lá gan lớn ở gia súc, thông qua hạn chế tối thiểu sử dụng thuống chống giun sán và nâng cao chất lượng và độ an toàn của sản phẩm gia súc và vật nuôi nói riêng. Dự án cũng làm việc với 15 đối tác đến từ 10 quốc gia, các biện pháp phòng chống mới phát triển thông qua: -Về dịch tễ học: xác định các yếu tố nguy cơ và một mô hình dự đoán bệnh sán lá gan lớn; chuẩn hóa và cải tiến các công cụ chẩn đoán đối với các vật chủ trung gian, gia súc và ngay cả trên người; xác định đặc tính đa dạng về di truyền của quần thể sán lá gan lớn; -Về kháng thuốc chống sán: chuẩn hóa các thử nghiệm thực địa và trên in vitro để phát hiện kháng thuốc sớm và có biện pháp chống kháng triclabendazole; Xác định cơ chế tác động của thuốc và cơ chế kháng thuốc để thiết lập các chiến lược mới bảo tồn hiệu lực của thuốc; -Về mặt miễn dịch dự phòng: phát triển các vaccine phòng bệnh, đánh giá tác động của cơ chế điều hòa miễn dịch của bệnh sán lá gan lớn và điều tra cơ chế kháng tự thân trên các gia súc; -Hướng dẫn thực hành tốt nhất công tác phòng chống bệnh sán lá gan, sử dụng với lượng thuốc tối thiểu nhưng hiệu dụng. Quả thật như thế, đứng trước tình hình bệnh sán lá gan ở gia súc và người như hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, số ca mắc ở người khá cao, trong khi các biện pháp phòng chống hiện chỉ là dừng lại khâu truyền thông giáo dục sức khỏe và điều trị ca bệnh bằng thuốc đặc hiệu Triclabendazole (TCBZ) e rằng sẽ không hiệu quả và mang lại thành công lâu dài trong tương lai. Trên đây là một số nội dung mà một dự án mới nhằm tập trung vào các chiến lược phòng chống bệnh sán lá gan lớn. Thiết nghĩ, một chương trình phòng chống bệnh ký sinh trùng thành công, ngoài kinh phí, nhân lực và vật lực, trong thiết kế cần thiết chú trọng không chỉ can thiệp ở thời điểm hiện tại mà cần quan tâm đến cách xây dựng các yếu tố bền vững và nhân rộng mô hình đã hiệu quả sẵn có như tại một số quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ đã áp dụng và phần lớn giảm đi gánh nặng bệnh tật một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, trong thiết kế chiến lựợc còn chú trọng toàn bộ các khâu: Ai thực hiện (who), ở đâu (Where) và khi nào (When), nguồn kinh phí, chi phí, hiệu quả và nguy cơ của các biện pháp, cần giám sát, kiểm tra và kịp thời nâng cao chấn chỉnh cho phù hợp từng giai đoạn. Nói tóm lại, xây dựng và thực hiện một chiến lược phòng chống bệnh sán lá gan lớn không phải chỉ tập trung vào kinh phí, nhân lực mà các công việc ấy cần phải chú trọng đến tính hiệu quả để nhân rộng và cộng hưởng hiệu quả của mô hình ấy lên, đồng thời duy trì các yếu tố bền vững tại vùng ấy, nghĩa là chuyên giao kỹ năng và kỹ thuật và thường xuyên cung cấp họ kinh phí (dù nhỏ)hoạt động tại chỗ sẽ có hiệu quả và thành công hơn rất nhiều. Phòng chống bệnh phải song song cùng lúc phòng chống bệnh sán lá gan cho gia súc và vật nuôi và cho cả người, để đạt được điều đó, chúng ta nên phối hợp giữa ngành y tế với thú y và một số cơ quan ban ngành liên quan để chiến lược phòng chống càng hiệu quả hơn. Một câu chuyện tương tự như vậy, một doanh nhân nọ sau khi thành đạt ở một nơi xa quê, nghĩ đến quê mình còn khó khăn, nhiều nạn thất nghiệp và nhiều gia đình còn trong cảnh “màn trời chiếu đất”, muốn về giúp quê hương nơi đã sinh ra mình bằng cách ông ta đi đến từng gia đình cho một số tiền và quà, tuy nhiên với cách nghĩ như thế rồi cũng “đâu lại vào đó”, nhân dân cũng chỉ tạm ổn một thời gian rồi trở lại như cũ, giá như ông ấy giúp nhân dân sở tại một cái nghề để duy trì và kiếm sống lâu dài có vẻ khả quan hơn rất nhiều.
|