Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 5 3 9 6
Số người đang truy cập
4 9 0
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Ký sinh trùng giun đũa chó, mèo (Toxocara canis/cati) có thể gây nên các trường hợp động kinh

Một số thông tin bất ngờ mới được công bố gần đây tại Khoa nội Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh cho biết người nhiễm ký sinh trùng giun chó, mèo cũng có thể bị động kinh. Với các triệu chứng điển hình như dày màng não, xuất huyết não do viêm mạch, đóng vôi, viêm tủy, viêm màng não, rối loạn tri giác.

Trong khoảng 3 năm trở lại đây nhiều bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng thần kinh nhập Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy có tỷ lệ nhiễm Toxocara canis (huyết thanh chẩn đoán) cao nhất so với các loại ký sinh trùng khác.

Bệnh do giun đũa chó mèo Toxocara canis / cati được thế giới ghi nhận vào năm 1952 lần đầu tiên ở trẻ em có hội chứng gan và phổi. Còn tại Việt Nam, vào năm 1997 - 2000, những ca đầu tiên được ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh ở những bệnh nhân có vấn đề về thần kinh do giun đũa ký sinh ở chó, mèo nhờ vào xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán miễn dịch ELISA. Do thói quen nuôi chó và chăm sóc cũng như trẻ em gần gũi với các vật cưng và chó chèo khá phổ biến của người dân nên tỷ lệ nhiễm ấu trùng Toxocara canis là rất cao trong cộng đồng. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm có khoảng trên 40 trường hợp nhiễm bệnh đến khám và điều trị. Tuy là bệnh phổ biến nhưng số lượng thống kê cụ thể lại chưa có con số cụ thể. Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng chỉ báo cáo các trường hợp cụ thể nhiễm Toxocara canis có biểu hiện ở não, ở tủy mà chưa có nghiên cứu nào có tính chất hệ thống. Đối tượng nhiễm thường là trẻ em chơi nghịch đất có mầm bệnh, tiếp xúc nhiều với chó, mèo. Người lớn do tính chất nghề nghiệp, gần gũi chó, mèo hoặc do ý thức vệ sinh kém, ăn rau sống chưa xử lý đúng.

 
Ấu trùng sau khi nhiễm vào, sẽ xâm nhập vào thành ruột, theo máu đến gan, phổi và những cơ quan khác như mắt, não, tim gây phản ứng viêm và kích thích tạo u hạt, thâm nhiễm do biến chứng ấu trùng di chuyển. Các thể bệnh của người nhiễm giun đũa chó mèo cũng rất đa dạng. Theo PGS.TS. Trần Thị Hồng và Giáo sư Trần Vinh Hiển cho biết các biểu hiện lâm sàng khác có thể kể theo thứ tự rất thường gặp đến ít gặp :

Bệnh Toxacara nội tạng

Gan to (74,6%); sốt (69,3%); dấu hiệu về hô hấp (66,7%) : dấu hiệu về tiêu hóa (47,6%); mệt mõi (44,8%), suy dinh dưỡng (44,2%), lách to (thường đi kèm gan to : 32,9%); ăn không ngon (31,1%); xanh xao (26,2%); dấu hiệu về tim (11,1%); phù (11%) theo điều tra nghiên cứu ở 350 bệnh nhân ở bệnh viện Claude-Bernard, Paris. Ngoài ra, trong các y văn nước ngoài từ năm 1992-1996:
 

+Tại Ba Lan, một trường hợp ở một bé trai 10 tuổi bệnh rất nặng và xâm lấn nhiều cơ quan.

+Thụy sĩ, năm 1992 có 2 trường hợp nhiễm Toxocara lan tỏa ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, một có biểu hiện lâm sàng gan, lách to, viêm phổi, dấu hiệu thần kinh kèm nhiễm nấm rất nặng và một trường hợp điều trị corticoides lâu dài do bệnh tự miễn;

+Một trường hợp hiếm gặp ở Ý năm 1992, tác giả trình bày một trường hợp Toxocara canis ở màng nhệnh thuộc vùng cổ;

+Một trường hợp viêm phổi ở Mỹ năm 1992, tìm nước hút phế nang có 64% bạch cầu ái toan, huyết thanh chẩn đoán ELISA với kháng nguyên Toxocara canis dương tính và nhiều trường hợp viêm phổi khác không ngờ tới được, đem thử nghiệm huyết thanh học cho kết quả dương tính, có một số trường hợp bệnh xảy ra sau điều trị steroid. Tác giả cho rằng những trường hợp viêm phổi, trong nước hút phế nang có nhiều bạch cầu toan tính có thể mà một đầu mối hữu ích cho việc chẩn đoán;

+Một trường hợp viêm tủy từng đợt gặp ở một phụ nữ trẻ kết hợp tăng bạch cầu toan tính trong máu và dịch não tủy. Phản ứng miễn dịch trong máu và dịch não tủy đặc hiệu dương tính, bệnh nhân hồi phục sau 21 ngày điều trị với Diethycarbamazine, đây là trường hợp thứ hai tác giả báo cáo trường hợp bệnh nhân bị viêm tủy do Toxocara;

+Hai trường hợp thấp khớp được báo cáo ở Toulouse (1993) và một trường hợp ở Paris (1994), tất cả các xét nghiệm đều âm tính, chỉ có huyết thanh chẩn đoán Toxacara canis dương tính;

+Một trường hợp báng bụng: phân tích nước báng bụng có nhiều bạch cầu toan tính. Bệnh khởi đầu tiêu chảy, báng bụng có xuất tiết. Chẩn đoán huyết thanh học do Toxocara canis dương tính;

+Một bệnh nhân nam, 45 tuổi, sốt, đau hạ sườn phải, bạch cầu ái toan trong máu tăng cao, siêu âm đầu tiên phát hiện một vùng echo yếu đơn độc ở thùy (P), nhiều vùng echo đâm ở ngoại vi. Hút dịch từ các sang thương này phát hiện nhiều tinh thể Charcot -Leyden và bạch cầu toan tính. Chẩn đoán huyết thanh học với Toxacara canis dương tính rất mạnh, điều trị dài ngày và liều cao với Albendazole, kết hợp với kháng sinh cho kết quả tốt;

+Một bệnh nhân nam, bị mất điều hòa vận động, cứng cổ và rối loạn tâm thần kinh. Phản ứng huỳnh quang gián tiếp dương tính với Toxacara canis. Chụp điện toán cắt lớp và cộng hưởng từ hạt nhân những sang thương vừa lan tỏa vừa vòng quanh chất trắng. Chụp hình động mạch cho thấy tắc nghẽn nhiều nhánh của động mạch não giữa. Ðiều trị đặc hiệu chỉ có tác dụng ở giai đoạn đầu, nhưng không hiệu quả ở giai đoạn tiến triển ở hệ thần kinh trung ương. Ðiều trị với thuốc ức chế miễn dịch như Prednisolone và Azathioprine đưa tới hồi phục từng phần và củng cố bệnh nhân;

+Trong một nghiên cứu hình ảnh lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Toxocara nội tạng, 40 trẻ em được nghiên cứu hồi cứu từ tháng 2/1982 đến 6/1989. Chẩn đoán dựa trên lâm sàng, cận lâm sàng và huyết thanh học (ELISA - Kháng nguyên ngoại tiết - phân tiết của Toxacara canis), biểu hiện lâm sàng đa dạng: không đặc hiệu hay không có triệu chứng lâm sàng đến triệu chứng đa dạng. Hình ảnh cận lâm sàng thường gồm tăng bạch cầu chung, tăng bạch cầu toan tính và tăng gammaglobulin trong huyết thanh và ngưng huyết tố hồng cầu cùng loài. Không có sự liên hệ có ý nghĩa giữa lâm sàng và cận lâm sàng. Huyết thanh học là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán tốt nhất nhưng không chứng minh có sự liên hệ giữa những biểu hiện hay/và các triệu chứng. Trong nghiên cứu của tác giả, đặc biệt là tỷ lệ bệnh mới cao những trường hợp biểu hiện ở phổi, tác giả đề nghị bệnh Toxacara nội tạng phải bao gồm chẩn đoán phân biệt những bệnh phổi do nguyên nhân khác ở trẻ em, đặc biệt là những dữ kiện về dịch tễ và tăng bạch cầu toan tính kết hợp;

+Ở Việt Nam, PGS.TS. Trần Xuân Mai đã gặp 2 trường hợp bệnh Toxocara nội tạng và một trường hợp bệnh ở mắt, huyết thanh được gửi sang Hà Lan xét nghiệm, tất cả đều dương tính.

Bệnh Toxocara ở mắt

Các trường hợp bệnh ở mắt hiếm gặp, biểu hiện lâm sàng đa dạng, trẻ em biểu hiện lâm sàng có nhiều thể: viêm bồ đào mạc, bướu hạt ở đáy mắt, chẩn đoán dựa vào ELISA, ngoài huyết thanh chất thử là dịch lấy từ tiền phòng và thủy tinh thể, thường dịch ở mắt có hiệu giá cao hơn ở huyết thanh. Ðiều trị thành công với Thiabendazol hay Diethylcarbamazine, đôi khi phối hợp thêm steroides, những trường hợp bội nhiễm phải sử dụng thêm kháng sinh;

Tóm lại, đây là một bệnh hiếm, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, dễ bị bỏ sót bởi các đồng nghiệp lâm sàng ở giai đoạn đầu của bệnh, đặc biệt là khi bệnh nhân mới nhập viện, trừ khi bệnh nhân có một bạch cầu toan tính tăng cao trong máu mới làm cho các đồng nghiệp nghĩ tới một bệnh gì đó có liên quan đến ký sinh trùng, thường cho xét nghiệm chung chung về huyết thanh chẩn đoán bệnh do ký sinh trùng ở nội tạng, cá biệt lắm mới có vài đồng nghiệp quan tâm đến bệnh này và cho chỉ định xét nghiệm ngay.

Hầu hết người bị  nhiễm Toxocara canis không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, nhưng khi thần kinh trung ương bị tổn thương, biểu hiện triệu chứng lâm sàng đa dạng. Triệu chứng nổi bật khi nhập viện của các bệnh nhân là đau đầu chiếm đa số. Ấu trùng giun đũa chó mèo - Toxocara canis xâm nhập vào thành ruột của con người và tiếp tục theo hệ tuần hoàn đến gan, phổi, não và những cơ quan khác. Ở những cơ quan này, ấu trùng “lang thang” hàng tuần hoặc hàng tháng, hoặc nằm im, thành những vật lạ gây viêm và kích thích tạo u hạt. Tuy nhiên, do người là vật chủ tình cờ nên ký sinh trùng “khó” phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, xét nghiệm khó có thể tìm thấy trứng trong phân của người nhiễm.

Hai ca bệnh nhi nhiễm giun đũa chó, mèo tại khu vực phía nam là một ví dụ cụ thể:

1.Bé Nguyễn T.H.H., 11 tuổi, ở Củ Chi, nhập bệnh viện Nhi Đồng 2 với lý do vào viện đau đầu. Trước khi nhập viện 3 tháng, bé đau đầu âm ỉ ở vùng trán, 2 bên thái dương. Cơn đau ngày tăng dần, cả ngày lẫn đêm. Bé đã được điều trị nhiều loại thuốc giảm đau ở địa phương nhưng không đỡ, bé phải nghỉ học và sau đó vào điều trị tại khoa nội thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 2. Sau khi nhập viện, qua xét nghiệm máu, các bác sĩ phát hiện bạch cầu eosin tăng cao, xét nghiệm miễn dịch ELISA, người ta phát hiện ra ký sinh trùng giun đũa chó mèo Toxocara canis.

2.Khoa Nội thần kinh tiếp nhận thêm một ca bệnh nhi nam, 9 tuổi, từ Hàm Tân, Bình Thuận chuyển vào trong tình trạng co giật và rối lọan ý thức. Ba năm trước, bé xuất hiện nhiều cơn co giật toàn thân, được chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh. Nhưng càng về sau, bé càng co giật nhiều hơn, xuất hiện triệu chứng nói nhảm kèm theo rối loạn hành vi. Sau khi nhập viện, bé nói nhiều liên tục, co giật toàn thân 2 - 3 lần/ 24 giờ, mỗi cơn kéo dài 3 phút. Sau đó cũng xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị khỏi Người ta cũng phát hiện ấu trùng Toxocara canis đã làm tổn thương não của bệnh nhi này. Cả hai nhà của bệnh nhi đều nuôi rất nhiều chó. Hai bệnh nhi này thường xuyên ẵm bồng và chơi với những con thú cưng này.

Theo nghiên cứu đa trung tâm gần đây cho biết, tỷ lệ nhiễm theo chẩn đoán huyết thanh (seroprevalence) gần đây với xét nghiệm ELISA, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng Toxocara spp. này trong các trung tâm lên đến 13-56% (kể cả đi sàng lọc và đi xét nghiệm vì duy chỉ có triệu chứng ngứa duy nhất) là một con số rất cao, cần quan tâm. Tuy nhiên, tỷ lệ người nhiễm và có triệu chứng thật sự là bao nhiêu, có lẽ đến nay chưa có con số thống kê cụ thể và đầy đủ. Số trẻ em mắc nhiều hơn người lớn. lứa tuổi mắc nhiều là từ 4-15 tuổi. Đa số bệnh nhi là những trẻ có thói quen thuộc nhóm nguy cơ như tiếp xúc với chó mèo, tiếp xúc với đất, ăn đất, ngậm, liếm đồ chơi, mút tay (30% trẻ ở lứa tuổi này thường xuyên đưa tay vào miệng). Còn các trẻ lớn hơn thì lại chơi nhiều trò chơi tiếp xúc với đất như đá banh, bồng, bế chó mèo. Người lớn, bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là trong độ tuổi lao động. Bệnh thường xảy ra ở những người không rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với đất, chơi và ẵm bồng chó mèo.

Biện pháp phòng bệnh:

-Hạn chế tối đa tiếp xúc vật chủ nhạy cảm (chó, mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ);

-XN phân của những chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng cho đến khi phân âm tính;

-Phải có quy trình kiểm tra phân định kỳ mỗi năm và có kế hoạch điều trị cần thiết;

-Cấm chó chạy rong khu vườn chơi trẻ con, công viên, các hộp cát tông “tạm trú” của chó;

-Nhanh chóng loại bỏ các thùng chứa phân chó;

-Giáo dục sức khỏe bởi các nhà thú y, các thầy thuốc, các nhà hoạt động xã hội và những chủ vật nuôi để góp phần vào công tác dự phòng và phòng chống bệnh.

-Rửa ta cho trẻ con sau khi chơi ở nơi có cát và vật nuôi.

-Giáo dục sức khỏe cho cha mẹ tránh khỏi nhưng nguy cơ tiềm tàng có thể có.

Điều trị:

Hiện tại có rất nhiều loại thuốc trên thị trường có hiệu quả với bệnh giun đũa cho mèo này, song mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng riêng và có những tác dụng phụ nhất định. Phần lớn liệu trình điều trị thuốc nào cũng vậy là dài ngày nên khó tránh khỏi các cảm giác khó chịu, nhất là triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là một số thuốc có hiệu quả và đã được nghiên cứu:
1.Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, hai lần/ngày trong 21 ngày.
2.Dietylcarbamazine 3mg/kg cân năng 3 lần/ ngày trong 21 ngày.
3.Albendazole gần đây cũng cho thấy có hiệu quả trên truờng hợp nhiễm giun đũa chó, với liều cao 800mg/ ngày trong 2-3 tuần.

Ngày 22/09/2009
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích