Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 3 4 0 5
Số người đang truy cập
4 7 7
 Chuyên đề Sán lá gan
Những thay đổi về mô hình bệnh sán lá gan do biến đổi khí hậu

Các thay đổi về bệnh sán lá do biến đổi khí hậu toàn cầu đang được cảnh báo bởi các nhà khoa học và tiên đoán có sự thay đổi về mô hình cũng như phân bố địa lý của nhiều loại sán lá gan lớn. Ngoài ra, chúng có thể tăng tác động lên sự phát triển của bệnh sán lá nói chung. Các phân tích cho biết một viễn cảnh thường hay gặp là khi nhiệt đọ môi trường tăng lên dẫn đến tăng đáng kể các cercariae, do tăng tăng sinh và trỗi dậy của các loài ốc trung gian truyền bệnh chủ lực của ký sinh trùng sán lá.

 

Bất kỳ một sự tăng qua trung gian nhiệt độ môi trường thì cũng đều tăng và khởi sự cho một đợt nhiễm sán lá từ ốc trung gian truyền bệnh và có thể đánh giá được tầm cơ vấn đề. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu này là rất quan trọng, quá trình thay đổi ấy không chỉ xem là vấn đề y tế thú y và con người nghiêm trọng trên toàn thế giới mà còn đóng một vai trò quan trọng trong lên cơ cấu và cấu trúc của quần thể động vật.

Một số loài sán lá có sự phân bố khác nhau, ở châu Âu, châu Mỹ và châu Đại Dương chỉ liên quan đến loài F. hepatica, song tại châu Á và châu Phi đôi khi có sự pha trộn và tồn tại đồng thời giữa 2 loài sán lá gan Fassciola giganticaFasciola hepatica. Các vật chủ chính của bệnh là các động vật có vú nhai lại như là cừu, dê, lạc đà, ngựa, thú có túi (châu Phi và Nam Mỹ) hay các đông vật ăn tạp như heo và người. Các vật chủ trung gian là các loài ốc đặc hiệu họ Lymnae.

 
Bệnh sán lá gan có tiềm lực lan rộng một cách rất đáng ngạc nhiên, liên quan đến khả năng của loài sán lá và tiềm lực có thể sống hoặc hình thành trong môi trường mới và nhanh chóng thích nghi với các vật chủ trung gian và vật chủ chính mới, bên cạnh đó còn có cả khả năng phân tán và phân bố rộng rãi các loài ốc đặc hiệu Lymnae. Diễn tiến bệnh được xem như hiện tại là bệnh đang nổi hoặc tái nổi (emerging or re-emerging diseases) trong nhiều vùng khác nhau của khu vực chau Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á và cả châu Âu. Các vấn đề y tế nghiêm trọng hiện nay về sán lá gan lớn đang đối mặt tại các vùng thuộc các quốc gia vùng Andean, vùng Caribbe, bắc Phi, Tây Âu, vùng Caspia và Đông Nam Á. Tỷ lệ mắc cao nhất và cường độ nhiễm cao nhất của sán lá gan lớn ở người là các quốc gia vùng Andean (nơi có độ cao so với mặt nước biển cao vừa phải, nơi đó sán có “chiến lược” phát triển phù hợp với đặc tính lan truyền của chúng, bao gồm cả một giai đoạn phóng thích và ly giải cercariae dài hơn, sinh sản lượng cercariae lớn hơn và thời gian sống sót và nhiễm vào trong ốc dài hơn. Mặc dù sự phát triển của sán lá gan lệ thuộc rất nhiều vào các đặc tính môi trường, bệnh sán lá gan lớn đã trở nên là một bệnh sinh ra từ các động vật thân mềm (invertebrate-borne disease)được biết có lan rộng sang các phía nhanh. Có lẽ bệnh SLGL là một bệnh có sự phân bố độc nhất vô nhị từ độ cao so với mực nước biển rất thấp (Caspian Sea) đến độ cao lên đến 4.000\m (Bolivia, Peru, Ecuador, Venezuela).

Các yếu tố về thời tiết là quyết định và khi tăng lũ lụt và hạn hán sẽ liên quan đến hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu như El Niño phía nam. Và chính điều đó có thể làm tăng các vụ dịch tại các quốc gia như PeruEcuador. Tỷ lệ mắc mới của bệnh SLGL có liên quan đến nhiệt độ môi trường, lượng mưa và /hoặc sự thoát-bốc hơi nước tiềm tàng (potential evapotranspiration). Các chỉ số dự báo về thời tiết sẽ hỗ trợ và giúp ích rất nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng và phòng chống tại các quốc gia châu Âu, châu Phi và Mỹ. Tuy nhiên, các yếu tố thời tiết này thay đổi và dao đọng đáng kể theo kinh độ và vĩ độ. Do vậy, đặc điểm thời tiết ở độ cao rất cao so với mặt nước biển của vùng Bolivian Altiplano khâc so đáng kể với các vùng thấp ở châu Âu. Thật ngạc nhiên, các chỉ số thời tiết hữu ích nhất đối với bệnh sán lá gan lớnchỉ ra rằng bệnh này không không óc mặt ở Altiplano.

Sau khi có sự thay đổi về kinh độ và vĩ độ cao thấp khác nhau đã giúp suy luận ra từ biểu đồ thời tiết, các chỉ số chỉ ra quá trình lan truyền bệnh ở vùng Altiplano xảy ra quanh năm, ngược lại với mùa truyền bệnh điển hình của sán lá gan lớn ở các quốc gia nằm trong khu vực bắc bán cầu. Một trong những chỉ số thay đổi ấy có giá trị phân biệt các vùng có nguy cơ cao, thấp, trung bình, và các giá trị thực địa ấy chỉ ra tính chính xác. Thu thập các dữ liệu về thực vật và thủy văn và số liệu nhiệt độ môi trường đã chứng minh các chỉ số ấy nếu áp dụng rất có ích cho công cụ giám sát như “remotesensing_RS” và hệ thống thông tin địa lý (Geographicalinformation systems_GIS) đối với bệnh sán lá gan lớn.

Một hệ thống dự báo thay đổi điều chỉnh được được dùng để tiên đoán lan truyền bệnh sán lá gan lớn ở Đông Phi, sử dụng ngưỡng nhiệt độ tối thiểu 10°Cđối với F. hepatica và 16°C đối với F. gigantica. Các kỹ thuật này cũng được ứng dụng tại các quốc gia vùng Andean. Dựa trên phân loại các chỉ số thảm thực vật khác nhau bình thường (Normalised difference vegetation index _NDVI), xây dựng một bản đồ với các mức nguy cơ khác nhau đáng kể cho mỗi vùng đặc trưng.

 
Các nghiên cứu quy mô lớn được tiến hành để xác định liệu chăng hệ thống GIS có ích tại vùng lưu hành bệnh cao Bolivian Altiplano hay không. Khả năng tiên đoán của bản đồ RS dựa trên dữ liệu NDVI dường như có giá trị và tin cậy hơn các chỉ số thời tiết. Toàn bộ các số liệu và thực tế mang lại với khoảng tiên đoán đều được đánh giá và cho rằng là có giá trị. Một hệ thống thông tin địa lý gần đây về bệnh SLGL tại các quốc gia Andean phối hợp với các dữ liệu về thời tiết cũng như liên kết dữ liệu RS-NDVI thì tính chính xác của chúng khác nhau tùy theo vùng thực địa của Bolivia, Peru và Ecuador.

 

 

 

Ngày 18/11/2009
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích